Tuần này, giá vàng thế giới tăng gần 5%
Vàng trở thành một trong những tài sản tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2016, với mức tăng hơn 10%
Tăng phiên thứ 6 liên tục, giá vàng thế giới đã chốt lại tuần giao dịch đầu tiên của tháng 2 với mức tăng xấp xỉ 5%. Đây là tuần tăng mạnh nhất của giá vàng quốc tế trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại thị trường New York, giá vàng giao ngay thiết lập một mức đỉnh mới của 3 tháng. Báo cáo việc làm có một số điểm không khả quan như dự kiến của Mỹ khiến giới đầu tư một lần nữa cắt giảm kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 1, nước này chỉ có thêm 151.000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với số 262.000 và 280.000 công việc mới được tạo ra trong tháng 12 và 11/2015. Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm xuống mức 4,9%, thấp nhất trong 8 năm và tiền lương của người lao động tăng lên.
“Khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 3 đã giảm xuống còn khoảng 10%, mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, khả năng FED tăng lãi suất một lần trong năm nay vẫn là hơn 50%”, ông Suki Cooper, nhà phân tích thị trường kim loại quý thuộc ngân hàng Standard Chartered ở New York, phát biểu.
“Dự báo này làm gia tăng tâm lý ngại rủi ro, giúp đẩy giá vàng tăng”, ông Cooper nói.
Vàng là tài sản không sinh lãi nên môi trường lãi suất thấp có lợi cho giá vàng.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 18,1 USD/oz, tương đương tăng gần 1,6%, đạt mức 1.174,5 USD/oz, cao nhất từ tháng 10/2015.
Giá vàng đã không phiên nào là không tăng kể từ thứ Sáu tuần trước. Tuần này, giá vàng tăng gần 5%, sau khi tăng được 5,4% trong tháng 1.
Triển vọng u ám của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành lý do để các nhà đầu tư quay trở lại với vàng thời gian gần đây, đưa vàng trở thành một trong những tài sản tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2016 với mức tăng hơn 10%.
Khối lượng nắm giữ của quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust ngày 4/2 đã tăng lên mức 22,3 triệu ounce, cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm ngoái.
Trong nước, hầu hết các doanh nghiệp kim hoàn lớn đã đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 6/2. Trước khi đóng cửa, giá vàng SJC phổ biến quanh ngưỡng 33,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và gần 33,4 triệu đồng/lượng (bán ra).
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại thị trường New York, giá vàng giao ngay thiết lập một mức đỉnh mới của 3 tháng. Báo cáo việc làm có một số điểm không khả quan như dự kiến của Mỹ khiến giới đầu tư một lần nữa cắt giảm kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 1, nước này chỉ có thêm 151.000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với số 262.000 và 280.000 công việc mới được tạo ra trong tháng 12 và 11/2015. Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm xuống mức 4,9%, thấp nhất trong 8 năm và tiền lương của người lao động tăng lên.
“Khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 3 đã giảm xuống còn khoảng 10%, mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, khả năng FED tăng lãi suất một lần trong năm nay vẫn là hơn 50%”, ông Suki Cooper, nhà phân tích thị trường kim loại quý thuộc ngân hàng Standard Chartered ở New York, phát biểu.
“Dự báo này làm gia tăng tâm lý ngại rủi ro, giúp đẩy giá vàng tăng”, ông Cooper nói.
Vàng là tài sản không sinh lãi nên môi trường lãi suất thấp có lợi cho giá vàng.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 18,1 USD/oz, tương đương tăng gần 1,6%, đạt mức 1.174,5 USD/oz, cao nhất từ tháng 10/2015.
Giá vàng đã không phiên nào là không tăng kể từ thứ Sáu tuần trước. Tuần này, giá vàng tăng gần 5%, sau khi tăng được 5,4% trong tháng 1.
Triển vọng u ám của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành lý do để các nhà đầu tư quay trở lại với vàng thời gian gần đây, đưa vàng trở thành một trong những tài sản tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2016 với mức tăng hơn 10%.
Khối lượng nắm giữ của quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust ngày 4/2 đã tăng lên mức 22,3 triệu ounce, cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm ngoái.
Trong nước, hầu hết các doanh nghiệp kim hoàn lớn đã đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 6/2. Trước khi đóng cửa, giá vàng SJC phổ biến quanh ngưỡng 33,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và gần 33,4 triệu đồng/lượng (bán ra).