“Tuyển nhân sự quốc tế giá địa phương”
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam tìm việc và tạo nên một xu hướng mới
Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2009, kết quả cuộc khảo sát lương tại Việt Nam năm 2009 của Navigos Group cho thấy mức lương gộp tăng bình quân 16,47%.
Từ thống kê trên, bà Winnie Lam, Giám đốc Bộ phận Tư vấn nhân sự của Navigos Group, đã chia sẻ với chúng tôi một vài nhận định về tình hình xu hướng mới của thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới.
Thời gian gần đây thị trường lao động Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, vì thế lương, thưởng của người lao động liệu có thể sẽ được điều chỉnh tăng như những năm trước đây?
Có một điều không thể tranh cãi là trong lúc kinh tế thế giới còn khó khăn nhiều nước tăng trưởng âm nhưng Việt Nam vẫn phát triển với mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển “nóng” đã tạm lắng, song Việt Nam vẫn được xem là nền kinh tế đang phát triển và được đánh giá là một trong những thị trường hồi phục sớm nhất trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng.
Những lao động bị mất việc trong thời gian qua đã có việc mới, họ gia nhập những công ty khác, vốn là nơi đã từng rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực vài năm trước đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn ở mức thấp. Việc giảm tốc độ tăng lương, nhìn ở một khía cạnh khác chính là sự tự điều chỉnh của thị trường lao động đúng như chúng tôi đã dự đoán và thực ra là có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của thị trường về lâu dài.
Tỷ lệ tăng lương “ấn tượng” trong những năm trước phần nào góp phần tăng thêm tiếng tăm cho thị trường lao động Việt Nam nhưng chúng ta vẫn phải thận trọng tránh “ra giá” quá cao so với những gì hiện có, như vậy mới có thể tăng lợi thế về lâu dài.
“Để tránh ra giá quá cao” như bà nói, có nghĩa là người lao động nên chấp nhận một mức tăng lương, thưởng nào đó mà doanh nghiệp đưa ra trong cuối năm nay, thưa bà?
Tôi nghĩ rằng ngoại trừ những ngành tập trung vào thị trường nội địa, mức tăng nhìn chung sẽ rất thấp. Mức thấp nhất có thể sẽ bằng lương tháng 13 nhưng vẫn còn tùy thuộc vào tiền thưởng có thể không phải là do thành tích lao động mà có phần là nhằm động viên và giữ chân nhân viên.
Suy thoái kinh tế làm các công ty dù lớn hay nhỏ đều bị ảnh hưởng cả, nếu khác chỉ là khác ở mức độ nào đó mà thôi. Công ty càng mới thì chịu mức độ ảnh hưởng càng lớn bất chấp thuộc khu vực kinh tế nào vì họ có ít kinh nghiệm hơn. Những công ty lớn có thể ứng phó tốt hơn ở từng thị trường riêng lẻ nhưng lại có thể bị ảnh hưởng lớn nếu xét trên bình diện toàn cầu và vì thế họ đang hứng chịu thất thoát chung trên toàn cầu.
Vì vậy, sẽ thực tế hơn nếu bạn chỉ mong đợi được tăng lương ở mức rất thấp. Suy cho cùng, công ty nào cũng cần phải ổn định về mặt tài chính mới có thể ổn định được những vấn đề khác.
Dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng Việt Nam vẫn là nước có nền kinh tế tăng trưởng dương điều đó đã thu hút một lực lượng người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc, xu hướng này có liên quan gì đến lương thưởng cho nhân viên nội, ngoại và mức chênh lệch thu nhập giữa họ nhất là ở các tập đoàn đa quốc gia?
Chúng tôi đã ghi nhận nhiều xu hướng mới kể từ khi tiến hành khảo sát từ năm 2005. Thêm một xu hướng nổi bật mới là sự rút ngắn khoảng cách giữa mức lương của người nước ngoài và người Việt ở các vị trí quản lý.
Quá trình địa phương hóa đang diễn ra nhanh hơn do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khi các công ty buộc phải cắt giảm chi phí và thông thường, họ sẽ địa phương hóa nhân sự dù lực lượng nhân sự này trên thực tế chưa đủ kinh nghiệm, hơn là trả gói thu nhập gấp 4-5 lần cho người nước ngoài cùng gia đình của họ.
Chúng tôi cũng thấy có nhiều người nước ngoài trẻ tuổi còn độc thân đến đây làm việc và do vậy cũng giúp làm giảm chi phí. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam tìm việc và tạo nên một xu hướng mới tạm gọi là “tuyển nhân sự quốc tế với giá địa phương”.
Họ được chào mời mức lương thưởng tương tự như người Việt và xu hướng này đang tăng lên thấy rõ. Họ có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế, nhưng đã đến sống tại Việt Nam và thực sự muốn ở lại nên nhà tuyển dụng không phải tốn thêm chi phí để họ chuyển đến đây.
Với kinh nghiệm của mình, bà có thể dự đoán năm tới xu thế tuyển dụng lao động sẽ khắt khe hay dễ dàng hơn?
Đa số đều tin rằng đợt suy thoái này đã chạm đáy nhưng thực sự tôi cũng không có thêm thông tin nào khác. Tuy nhiên, chúng tôi có thấy xu hướng đi lên đối với các hoạt động tuyển dụng, đồng nghĩa rằng đợt băng giá tuyển dụng có vẻ như đang tan dần.
Chắc chắn là thị trường lao động sẽ không thể sôi động như cách đây một năm rưỡi nhưng tôi cho rằng nếu là nhà tuyển dụng, bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Còn nếu bạn là ứng viên tìm việc thì hãy chuẩn bị tinh thần, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên khắt khe hơn và hãy thực tế hơn vì đàm phán lương thưởng sẽ không dễ dàng như trước.
Các nhà tuyển dụng giờ đây có nhiều lý do rõ ràng để kéo dài thời gian xem xét và thắt chặt hầu bao.
Từ thống kê trên, bà Winnie Lam, Giám đốc Bộ phận Tư vấn nhân sự của Navigos Group, đã chia sẻ với chúng tôi một vài nhận định về tình hình xu hướng mới của thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới.
Thời gian gần đây thị trường lao động Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, vì thế lương, thưởng của người lao động liệu có thể sẽ được điều chỉnh tăng như những năm trước đây?
Có một điều không thể tranh cãi là trong lúc kinh tế thế giới còn khó khăn nhiều nước tăng trưởng âm nhưng Việt Nam vẫn phát triển với mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển “nóng” đã tạm lắng, song Việt Nam vẫn được xem là nền kinh tế đang phát triển và được đánh giá là một trong những thị trường hồi phục sớm nhất trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng.
Những lao động bị mất việc trong thời gian qua đã có việc mới, họ gia nhập những công ty khác, vốn là nơi đã từng rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực vài năm trước đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn ở mức thấp. Việc giảm tốc độ tăng lương, nhìn ở một khía cạnh khác chính là sự tự điều chỉnh của thị trường lao động đúng như chúng tôi đã dự đoán và thực ra là có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của thị trường về lâu dài.
Tỷ lệ tăng lương “ấn tượng” trong những năm trước phần nào góp phần tăng thêm tiếng tăm cho thị trường lao động Việt Nam nhưng chúng ta vẫn phải thận trọng tránh “ra giá” quá cao so với những gì hiện có, như vậy mới có thể tăng lợi thế về lâu dài.
“Để tránh ra giá quá cao” như bà nói, có nghĩa là người lao động nên chấp nhận một mức tăng lương, thưởng nào đó mà doanh nghiệp đưa ra trong cuối năm nay, thưa bà?
Tôi nghĩ rằng ngoại trừ những ngành tập trung vào thị trường nội địa, mức tăng nhìn chung sẽ rất thấp. Mức thấp nhất có thể sẽ bằng lương tháng 13 nhưng vẫn còn tùy thuộc vào tiền thưởng có thể không phải là do thành tích lao động mà có phần là nhằm động viên và giữ chân nhân viên.
Suy thoái kinh tế làm các công ty dù lớn hay nhỏ đều bị ảnh hưởng cả, nếu khác chỉ là khác ở mức độ nào đó mà thôi. Công ty càng mới thì chịu mức độ ảnh hưởng càng lớn bất chấp thuộc khu vực kinh tế nào vì họ có ít kinh nghiệm hơn. Những công ty lớn có thể ứng phó tốt hơn ở từng thị trường riêng lẻ nhưng lại có thể bị ảnh hưởng lớn nếu xét trên bình diện toàn cầu và vì thế họ đang hứng chịu thất thoát chung trên toàn cầu.
Vì vậy, sẽ thực tế hơn nếu bạn chỉ mong đợi được tăng lương ở mức rất thấp. Suy cho cùng, công ty nào cũng cần phải ổn định về mặt tài chính mới có thể ổn định được những vấn đề khác.
Dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng Việt Nam vẫn là nước có nền kinh tế tăng trưởng dương điều đó đã thu hút một lực lượng người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc, xu hướng này có liên quan gì đến lương thưởng cho nhân viên nội, ngoại và mức chênh lệch thu nhập giữa họ nhất là ở các tập đoàn đa quốc gia?
Chúng tôi đã ghi nhận nhiều xu hướng mới kể từ khi tiến hành khảo sát từ năm 2005. Thêm một xu hướng nổi bật mới là sự rút ngắn khoảng cách giữa mức lương của người nước ngoài và người Việt ở các vị trí quản lý.
Quá trình địa phương hóa đang diễn ra nhanh hơn do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khi các công ty buộc phải cắt giảm chi phí và thông thường, họ sẽ địa phương hóa nhân sự dù lực lượng nhân sự này trên thực tế chưa đủ kinh nghiệm, hơn là trả gói thu nhập gấp 4-5 lần cho người nước ngoài cùng gia đình của họ.
Chúng tôi cũng thấy có nhiều người nước ngoài trẻ tuổi còn độc thân đến đây làm việc và do vậy cũng giúp làm giảm chi phí. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam tìm việc và tạo nên một xu hướng mới tạm gọi là “tuyển nhân sự quốc tế với giá địa phương”.
Họ được chào mời mức lương thưởng tương tự như người Việt và xu hướng này đang tăng lên thấy rõ. Họ có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế, nhưng đã đến sống tại Việt Nam và thực sự muốn ở lại nên nhà tuyển dụng không phải tốn thêm chi phí để họ chuyển đến đây.
Với kinh nghiệm của mình, bà có thể dự đoán năm tới xu thế tuyển dụng lao động sẽ khắt khe hay dễ dàng hơn?
Đa số đều tin rằng đợt suy thoái này đã chạm đáy nhưng thực sự tôi cũng không có thêm thông tin nào khác. Tuy nhiên, chúng tôi có thấy xu hướng đi lên đối với các hoạt động tuyển dụng, đồng nghĩa rằng đợt băng giá tuyển dụng có vẻ như đang tan dần.
Chắc chắn là thị trường lao động sẽ không thể sôi động như cách đây một năm rưỡi nhưng tôi cho rằng nếu là nhà tuyển dụng, bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Còn nếu bạn là ứng viên tìm việc thì hãy chuẩn bị tinh thần, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên khắt khe hơn và hãy thực tế hơn vì đàm phán lương thưởng sẽ không dễ dàng như trước.
Các nhà tuyển dụng giờ đây có nhiều lý do rõ ràng để kéo dài thời gian xem xét và thắt chặt hầu bao.