Tỷ giá Nhân dân tệ xuống thấp nhất 4 năm
Đồng tiền Trung Quốc đang chịu áp lực mất giá mạnh từ nền kinh tế giảm tốc và các dòng vốn tháo chạy
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 9/12 đặt tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ ở mức thấp nhất trong hơn 4 năm, hãng tin CNBC cho biết. Tỷ giá đồng nội tệ của Trung Quốc đang chịu áp lực mất giá mạnh từ nền kinh tế giảm tốc và các dòng vốn tháo chạy.
Tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ mà PBoC thiết lập cho ngày 9/12 là 6,414 Nhân dân tệ đổi 1 USD, so với mức 6.4078 Nhân dân tệ tương đương 1 USD ngày 8/12. Biên độ dao động tỷ giá mà PBoC áp dụng hiện nay là +/-2% so với tỷ giá tham chiếu.
Hiện chưa rõ động thái này sẽ có tác động ra sao tới diễn biến tỷ giá trên thị trường giao ngay.
Sáng 9/12, tỷ giá Nhân dân tệ giao ngay có giảm, nhưng mức giảm khá khiêm tốn. Đầu giờ sáng, tỷ giá Nhân dân tệ giao ngay tại Trung Quốc là 6,4244 USD, giảm 0,1% so với cuối ngày 8/12.
Hôm 11/8, khi PBoC phá giá 2% đồng Nhân dân tệ, tỷ giá đồng tiền này so với USD sụt 1,86%.
Đầu tuần này, công ty nghiên cứu Evans-Pritchard công bố một báo cáo ước tính trong tháng 11, lượng vốn ròng chảy khỏi Trung Quốc là 113 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay, so với mức rút vốn 37 tỷ USD trong tháng 10.
Giới quan sát cho rằng các dòng vốn chảy mạnh khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về đồng Nhân dân tệ có thể giảm giá thêm do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Động thái hạ thấp tỷ giá tham chiếu ngày 9/12 của PBoC có thể là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh nửa muốn nửa không muốn Nhân dân tệ mất giá.
“Vấn đề nằm ở chỗ PBoC có vẻ không muốn để Nhân dân tệ mất giá mạnh, bởi như vậy sẽ cản trở việc quốc tế hóa đồng tiền này và tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tăng tiêu dùng. Vì vậy, PBoC vừa giảm giá Nhân dân tệ, vừa bán tài sản để ngăn không cho đồng tiền này mất giá quá nhanh”, Evans-Pritchard viết.
Tăng trưởng của Trung Quốc đang là vấn đề gây lo ngại đối với cả thế giới.
Quý 3 vừa qua, GDP nước này chỉ tăng 6,9%, đánh dấu lần đầu tiên giảm dưới ngưỡng 7% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, đặt ra nguy cơ hạ cánh cứng sau nhiều năng tăng trưởng nóng.
Sự sụt giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cũng được phản ánh qua dữ liệu lạm phát do Tổng cục Thống kê nước này công bố ngày 9/12. Trong đó, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm 5,9% trong tháng 11, còn chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, ngày 8/11, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 11 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn kim ngạch nhập khẩu giảm 8,7%.
“Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ sẽ còn được đẩy nhanh trong năm 2016”, chuyên gia kinh tế cấp cao Bill Adams thuộc công ty PNC Financial Services nhận định ngày 9/12.
Cùng ngày 9/12, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhằm khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có kế hoạch mở rộng cắt giảm thuế đối với hàng tiêu dùng.
Tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ mà PBoC thiết lập cho ngày 9/12 là 6,414 Nhân dân tệ đổi 1 USD, so với mức 6.4078 Nhân dân tệ tương đương 1 USD ngày 8/12. Biên độ dao động tỷ giá mà PBoC áp dụng hiện nay là +/-2% so với tỷ giá tham chiếu.
Hiện chưa rõ động thái này sẽ có tác động ra sao tới diễn biến tỷ giá trên thị trường giao ngay.
Sáng 9/12, tỷ giá Nhân dân tệ giao ngay có giảm, nhưng mức giảm khá khiêm tốn. Đầu giờ sáng, tỷ giá Nhân dân tệ giao ngay tại Trung Quốc là 6,4244 USD, giảm 0,1% so với cuối ngày 8/12.
Hôm 11/8, khi PBoC phá giá 2% đồng Nhân dân tệ, tỷ giá đồng tiền này so với USD sụt 1,86%.
Đầu tuần này, công ty nghiên cứu Evans-Pritchard công bố một báo cáo ước tính trong tháng 11, lượng vốn ròng chảy khỏi Trung Quốc là 113 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay, so với mức rút vốn 37 tỷ USD trong tháng 10.
Giới quan sát cho rằng các dòng vốn chảy mạnh khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về đồng Nhân dân tệ có thể giảm giá thêm do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Động thái hạ thấp tỷ giá tham chiếu ngày 9/12 của PBoC có thể là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh nửa muốn nửa không muốn Nhân dân tệ mất giá.
“Vấn đề nằm ở chỗ PBoC có vẻ không muốn để Nhân dân tệ mất giá mạnh, bởi như vậy sẽ cản trở việc quốc tế hóa đồng tiền này và tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tăng tiêu dùng. Vì vậy, PBoC vừa giảm giá Nhân dân tệ, vừa bán tài sản để ngăn không cho đồng tiền này mất giá quá nhanh”, Evans-Pritchard viết.
Tăng trưởng của Trung Quốc đang là vấn đề gây lo ngại đối với cả thế giới.
Quý 3 vừa qua, GDP nước này chỉ tăng 6,9%, đánh dấu lần đầu tiên giảm dưới ngưỡng 7% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, đặt ra nguy cơ hạ cánh cứng sau nhiều năng tăng trưởng nóng.
Sự sụt giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cũng được phản ánh qua dữ liệu lạm phát do Tổng cục Thống kê nước này công bố ngày 9/12. Trong đó, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm 5,9% trong tháng 11, còn chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, ngày 8/11, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 11 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn kim ngạch nhập khẩu giảm 8,7%.
“Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ sẽ còn được đẩy nhanh trong năm 2016”, chuyên gia kinh tế cấp cao Bill Adams thuộc công ty PNC Financial Services nhận định ngày 9/12.
Cùng ngày 9/12, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhằm khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có kế hoạch mở rộng cắt giảm thuế đối với hàng tiêu dùng.