Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng cao trong năm nay?
Lao động phổ thông chưa qua đào tạo hiện chiếm 62% tổng số người có việc làm ở các thành phố khó làm việc lâu dài
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM (FALMI), ước tính nhu cầu lao động sau Tết Canh Dần 2010 là 50.000 chỗ làm việc, trong đó trên 10.000 chỗ làm việc cần tuyển do nhu cầu thay thế nhân lực dịch chuyển nơi khác làm việc, nghỉ việc tìm việc khác...
Trong tổng số nhu cầu nhân lực sau Tết, tập trung cơ cấu trình độ như sau: 40% nhu cầu lao động chuyên môn cao, 20% lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và 40% lao động sơ cấp, phổ thông.
Ngoài ra, sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động ở đây sẽ mở rộng nhu cầu tuyển dụng nhân lực, theo đó sẽ tập trung tuyển số lượng lớn lao động chất lượng cao cho các nhóm ngành nghề: Quản lý kinh tế - kinh doanh – quản trị chất lượng; công nghệ thông tin - viễn thông; xây dựng - kiến trúc; tài chính - ngân hàng...
Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), Giám đốc Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2010 có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước.
Báo cáo thống kê từ Bộ cho biết, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cuối năm 2009, cả nước đã có 133.262 lao động bị mất việc làm, chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp có báo cáo. Trên cả nước còn có 40.348 lao động ở các làng nghề bị mất việc và khoảng 100.000 người khác phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên.
Hơn 50% số lao động nông nghiệp có nguy cơ bị thất nghiệp. Số lao động phổ thông, chưa qua đào tạo hiện chiếm 62% tổng số người có việc làm ở các thành phố cũng khó có thể duy trì được công việc lâu dài, ổn định.
Lãnh đạo Cục Việc làm cho rằng, sau thời kỳ khủng hoảng, một số người lao động bị mất việc đã tham gia các khóa bổ túc kỹ năng, đào tạo nghề với hy vọng kiếm được một công việc tốt hơn, thời gian học của họ có thể bị kéo dài ra, khiến số lượng lao động chưa có việc làm tiếp tục tăng cao. Điều này vừa là một thách thức vừa là một dấu hiệu tích cực, mở ra hy vọng sẽ có những chuyển biến mang tính cơ bản cho thị trường lao động trong thời gian tới.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, nông thôn, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp khá cao, nhiều lao động vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, thể hiện thông qua tỷ trọng người có việc làm nằm ở hai nhóm lao động tự làm và lao động gia đình không được trả công, trả lương, chiếm tới hơn phân nửa tổng số người có việc làm.
Trong tổng số nhu cầu nhân lực sau Tết, tập trung cơ cấu trình độ như sau: 40% nhu cầu lao động chuyên môn cao, 20% lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và 40% lao động sơ cấp, phổ thông.
Ngoài ra, sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động ở đây sẽ mở rộng nhu cầu tuyển dụng nhân lực, theo đó sẽ tập trung tuyển số lượng lớn lao động chất lượng cao cho các nhóm ngành nghề: Quản lý kinh tế - kinh doanh – quản trị chất lượng; công nghệ thông tin - viễn thông; xây dựng - kiến trúc; tài chính - ngân hàng...
Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), Giám đốc Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2010 có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước.
Báo cáo thống kê từ Bộ cho biết, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cuối năm 2009, cả nước đã có 133.262 lao động bị mất việc làm, chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp có báo cáo. Trên cả nước còn có 40.348 lao động ở các làng nghề bị mất việc và khoảng 100.000 người khác phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên.
Hơn 50% số lao động nông nghiệp có nguy cơ bị thất nghiệp. Số lao động phổ thông, chưa qua đào tạo hiện chiếm 62% tổng số người có việc làm ở các thành phố cũng khó có thể duy trì được công việc lâu dài, ổn định.
Lãnh đạo Cục Việc làm cho rằng, sau thời kỳ khủng hoảng, một số người lao động bị mất việc đã tham gia các khóa bổ túc kỹ năng, đào tạo nghề với hy vọng kiếm được một công việc tốt hơn, thời gian học của họ có thể bị kéo dài ra, khiến số lượng lao động chưa có việc làm tiếp tục tăng cao. Điều này vừa là một thách thức vừa là một dấu hiệu tích cực, mở ra hy vọng sẽ có những chuyển biến mang tính cơ bản cho thị trường lao động trong thời gian tới.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, nông thôn, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp khá cao, nhiều lao động vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, thể hiện thông qua tỷ trọng người có việc làm nằm ở hai nhóm lao động tự làm và lao động gia đình không được trả công, trả lương, chiếm tới hơn phân nửa tổng số người có việc làm.