Tỷ phú dầu mỏ nhắm đến địa ốc Việt Nam
Các tỷ phú đến từ những quốc gia giàu về dầu mỏ đang hướng sự quan tâm vào thị trường bất động sản Việt Nam
Sự quan tâm mạnh mẽ của các tỷ phú đến từ những quốc gia giàu về dầu mỏ, như Saudi Arabia, Qatar và Bahrain đang là hiện tượng mới, nhưng các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1 về vốn đầu tư ở thị trường bất động sản Việt Nam.
Tập đoàn Kingdom Hotel Investments của ông hoàng Alwaleed bin Talal bin Abdulaziz Alsaud đã “phát pháo lệnh” cho dòng vốn đầu tư từ các quốc gia dầu mỏ Trung Đông vào thị trường địa ốc Việt Nam khi quyết định mua lại dự án Khu du lịch Vegas của Công ty Magnum Investments ở Đà Nẵng.
Tại đây, Kingdom Hotel Investments dự định đầu tư 65 triệu USD để xây dựng một khách sạn 150 phòng, 15 biệt thự trên diện tích 15,4 ha và dự kiến sẽ khai trương dự án vào năm 2011, với thương hiệu Raffles Resort.
Lĩnh vực hậu cần cũng đang có sức hút mạnh các nhà đầu tư Trung Đông. Sau khi sáp nhập với Tập đoàn P&O Ports (Anh), Tập đoàn Dubai Ports World đã chính thức đặt chân vào Việt Nam thông qua dự án xây dựng một cảng quốc tế tại Tp.HCM, với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD.
Ngoài ra, Tập đoàn Sama Dubai cũng đã đàm phán việc xây dựng Cầu Cửa Đại tại Quảng Nam và đề nghị tham gia quy hoạch Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa tại Tp.HCM.
“Khoảng 20 nhà đầu tư đến từ Dubai, Qatar và Bahrain đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Họ không chỉ nhắm vào lĩnh vực hậu cần như cảng container, mà còn tìm kiếm cơ hội đầu tư các khu đô thị mới ở Hà Nội, Tp.HCM và thậm chí ở cả miền Trung”, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CB Richard Ellis - một công ty môi giới bất động sản, xác nhận với báo giới bên lề cuộc họp báo mới đây về thị trường bất động sản Hà Nội.
Theo nhận xét của nhà tư vấn bất động sản này thì các tập đoàn đến từ các quốc gia Trung Đông là những tập đoàn lớn, đã xây dựng những dự án bất động sản đồ sộ tại nước sở tại và đang mở rộng đầu tư ra các nước châu Á.
Ví dụ, Tập đoàn Kingdom Hotel Investments đang mua lại một loạt dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp ở Thái Lan, Philippines, Trung Quốc.
“Các ông vua dầu mỏ đang nhắm đến Trung Quốc, Singapore, nhưng hầu như họ đang tập trung vào Việt Nam, vì đây là thị trường mới còn nhiều tiềm năng để khai thác”, ông Marc Townsend cho biết.
Điều này cũng được ông hoàng Alwaleed bin Talal bin Abdulaziz Alsaud khẳng định trong thông cáo báo chí được phát đi sau khi mua lại dự án ở Đà Nẵng: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, là nước đứng thứ 6 về phát triển du lịch theo dự báo của Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới. Với sự tăng trưởng nhanh về du lịch giải trí và kinh doanh, chúng tôi sẽ xây dựng một khách sạn cao cấp tại đây”.
Theo ông Marc Townsend, các tỷ phú dầu mỏ rất nghiêm túc trong việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư và họ đang tiến hành thăm dò và đàm phán với các địa phương cũng như với Chính phủ. Tuy nhiên, vì các dự án còn trong quá trình thương thảo, nên không thể nêu chi tiết và cũng không thể hy vọng các tỷ phú dầu mỏ sẽ giành được dự án trong một sớm một chiều.
“Điều này cũng giống như các nhà đầu tư Malaysia. Các tập đoàn như Gamuda Land, Berjaya, Sertia đã ký biên bản ghi nhớ về việc đầu tư những dự án bất động sản quy mô lớn ở Hà Nội và Tp.HCM, nhưng cho đến nay, chưa dự án nào được thực hiện vì còn phải thương thảo và hoàn thiện các thủ tục đầu tư”, ông Marc Townsend nhận xét.
Trong khi các nhà đầu tư Trung Đông, Singapore, Nhật Bản và Malaysia còn tìm kiếm cơ hội thì các nhà đầu tư Hàn Quốc đang nổi lên là nhà đầu tư số 1 trên thị trường địa ốc Việt Nam và sẽ vẫn duy trì vị thế này trong tương lai khi họ ký kết được những dự án mới.
Các tên tuổi trong lĩnh vực này hiện nay bao gồm Posco E & C với Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (212 triệu USD), Kumho với Dự án Asiana Plaza Saigon (230 triệu USD), Công ty TNHH Tây Hồ Tây với Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (314 triệu USD) và Booyoung với khu chung cư tại Hà Tây (171 triệu USD).
(Theo Đầu tư)
Tập đoàn Kingdom Hotel Investments của ông hoàng Alwaleed bin Talal bin Abdulaziz Alsaud đã “phát pháo lệnh” cho dòng vốn đầu tư từ các quốc gia dầu mỏ Trung Đông vào thị trường địa ốc Việt Nam khi quyết định mua lại dự án Khu du lịch Vegas của Công ty Magnum Investments ở Đà Nẵng.
Tại đây, Kingdom Hotel Investments dự định đầu tư 65 triệu USD để xây dựng một khách sạn 150 phòng, 15 biệt thự trên diện tích 15,4 ha và dự kiến sẽ khai trương dự án vào năm 2011, với thương hiệu Raffles Resort.
Lĩnh vực hậu cần cũng đang có sức hút mạnh các nhà đầu tư Trung Đông. Sau khi sáp nhập với Tập đoàn P&O Ports (Anh), Tập đoàn Dubai Ports World đã chính thức đặt chân vào Việt Nam thông qua dự án xây dựng một cảng quốc tế tại Tp.HCM, với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD.
Ngoài ra, Tập đoàn Sama Dubai cũng đã đàm phán việc xây dựng Cầu Cửa Đại tại Quảng Nam và đề nghị tham gia quy hoạch Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa tại Tp.HCM.
“Khoảng 20 nhà đầu tư đến từ Dubai, Qatar và Bahrain đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Họ không chỉ nhắm vào lĩnh vực hậu cần như cảng container, mà còn tìm kiếm cơ hội đầu tư các khu đô thị mới ở Hà Nội, Tp.HCM và thậm chí ở cả miền Trung”, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CB Richard Ellis - một công ty môi giới bất động sản, xác nhận với báo giới bên lề cuộc họp báo mới đây về thị trường bất động sản Hà Nội.
Theo nhận xét của nhà tư vấn bất động sản này thì các tập đoàn đến từ các quốc gia Trung Đông là những tập đoàn lớn, đã xây dựng những dự án bất động sản đồ sộ tại nước sở tại và đang mở rộng đầu tư ra các nước châu Á.
Ví dụ, Tập đoàn Kingdom Hotel Investments đang mua lại một loạt dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp ở Thái Lan, Philippines, Trung Quốc.
“Các ông vua dầu mỏ đang nhắm đến Trung Quốc, Singapore, nhưng hầu như họ đang tập trung vào Việt Nam, vì đây là thị trường mới còn nhiều tiềm năng để khai thác”, ông Marc Townsend cho biết.
Điều này cũng được ông hoàng Alwaleed bin Talal bin Abdulaziz Alsaud khẳng định trong thông cáo báo chí được phát đi sau khi mua lại dự án ở Đà Nẵng: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, là nước đứng thứ 6 về phát triển du lịch theo dự báo của Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới. Với sự tăng trưởng nhanh về du lịch giải trí và kinh doanh, chúng tôi sẽ xây dựng một khách sạn cao cấp tại đây”.
Theo ông Marc Townsend, các tỷ phú dầu mỏ rất nghiêm túc trong việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư và họ đang tiến hành thăm dò và đàm phán với các địa phương cũng như với Chính phủ. Tuy nhiên, vì các dự án còn trong quá trình thương thảo, nên không thể nêu chi tiết và cũng không thể hy vọng các tỷ phú dầu mỏ sẽ giành được dự án trong một sớm một chiều.
“Điều này cũng giống như các nhà đầu tư Malaysia. Các tập đoàn như Gamuda Land, Berjaya, Sertia đã ký biên bản ghi nhớ về việc đầu tư những dự án bất động sản quy mô lớn ở Hà Nội và Tp.HCM, nhưng cho đến nay, chưa dự án nào được thực hiện vì còn phải thương thảo và hoàn thiện các thủ tục đầu tư”, ông Marc Townsend nhận xét.
Trong khi các nhà đầu tư Trung Đông, Singapore, Nhật Bản và Malaysia còn tìm kiếm cơ hội thì các nhà đầu tư Hàn Quốc đang nổi lên là nhà đầu tư số 1 trên thị trường địa ốc Việt Nam và sẽ vẫn duy trì vị thế này trong tương lai khi họ ký kết được những dự án mới.
Các tên tuổi trong lĩnh vực này hiện nay bao gồm Posco E & C với Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (212 triệu USD), Kumho với Dự án Asiana Plaza Saigon (230 triệu USD), Công ty TNHH Tây Hồ Tây với Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (314 triệu USD) và Booyoung với khu chung cư tại Hà Tây (171 triệu USD).
(Theo Đầu tư)