Ukraine đứng ở bờ vực vỡ nợ quốc gia
Lãi suất cơ bản tại Ukraine vừa được tăng lên mức cao hàng đầu thế giới
Ngân hàng Trung ương Ukraine hôm qua (3/3) tuyên bố tăng lãi suất cơ bản lên 30% từ mức 19,5%. Động thái này nhằm ngăn xu hướng leo thang chóng mặt của lạm phát và đà mất giá không phải của đồng nội tệ Ukraine.
Theo Bloomberg, mức lãi suất 30% của Ukraine là mức lãi suất cao nhất trong số các nền kinh tế được hãng tin này theo dõi. Đây là động thái khẩn cấp thứ 5 kể từ đầu tuần trước mà Ngân hàng Trung ương Ukraine phải thực hiện để cứu tỷ giá trong bối cảnh nước này đang tiến gần hơn tới việc nhận khoản vay tiếp theo từ các chủ nợ quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, đồng Hryvnia của Ukraine đã mất giá khoảng một nửa, sau khi mất giá 50% trong năm 2014. Hiện đồng tiền này đang có mức tỷ giá thấp kỷ lục, khoảng 30 Hryvnia đổi 1 USD trên thị trường tự do.
Bất ổn chính trị và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đang đẩy nước này tới sát bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia, trong khi nền kinh tế chìm sâu trong suy thoái.
Lãi suất mới sẽ có hiệu lực từ ngày hôm nay (4/3) và là mức lãi suất cao nhất của Ukraine trong 15 năm qua. Trước khi tăng mạnh tỷ giá, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã siết chặt các biện pháp kiểm soát vốn và có ngày đóng băng giao dịch tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức hôm qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine Valeriia Gontareva cho biết, quyết định tăng lãi suất được đưa ra bởi cơ quan này nhận thấy “sự đe dọa của lạm phát gia tăng mạnh do những hệ quả tiêu cực từ cơn hoảng sợ trên thị trường tiền tệ”.
Ngân hàng Trung ương Nga cũng mở rộng một quy định bắt buộc các công ty phải bán 75% số ngoại tệ thu được, cùng với các biện pháp khác nhằm ổn định tỷ giá. Thống đốc Gontareva bày tỏ hy vọng tỷ giá đồng Hryvnia sẽ sớm quay trở lại mốc 20-22 Hryvnia đổi 1 USD.
Lãi suất cao được dự báo là sẽ khiến các công ty và hộ gia đình ở Ukraine thêm điêu đứng. Giới phân tích dự báo, mức lãi suất kỷ lục sẽ khiến suy thoái ở lại Ukraine năm thứ hai liên tiếp.
Năm ngoái, đồng Hryvnia cùng với đồng Rúp Nga là những đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới. Lo ngại trước sự mất giá từng ngày của đồng tiền, người dân Ukraine đang đổ xô đi mua những mặt hàng giá trị.
Theo số liệu của Bloomberg, từ đầu năm đến nay, tỷ giá đồng Hryvnia đã có 5 ngày tăng hoặc giảm với biên độ hơn 15%. Biến động này khiến người dân và các ngân hàng của Ukraine cảm thấy bất an.
Hiện Chính phủ Ukraine đang nỗ lực để được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Quốc hội Ukraine đã thông qua các biện pháp mà IMF đòi hỏi để đổi lấy chương trình cho vay trị giá tổng cộng 17,5 tỷ USD.
Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã khiến GDP của nước này giảm 15,2% trong quý 4/2014. Tháng 1 vừa qua, lạm phát ở Ukraine vọt lên 28,5%, cao thứ nhì thế giới sau Venezuela. Hôm qua, nhà chức trách Ukraine tuyên bố ngân hàng lớn thứ tư nước này là Delta Bank vỡ nợ, nhưng chất lượng tài sản của ngân hàng này quá tệ để Ngân hàng Trung ương tiến hành quốc hữu hóa.
Chiến sự lắng xuống ở miền Đông Ukraine trong những ngày gần đây đang làm gia tăng hy vọng về việc lệnh ngừng bắn ký kết tháng trước ở Minsk, Belarus sẽ được duy trì. Ngoài ra, nguy cơ Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine đã giảm sau khi các bên đạt thỏa thuận về các điều kiện thanh toán trước vào đầu tuần này.
Tuy vậy, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine hôm qua, quân Nga vẫn tập trung ở khu vực xung đột và quân Chính phủ Ukraine vẫn tiếp tục bị lực lượng ly khai thân Nga pháo kích.
Ukraine và đồng minh phương Tây cáo buộc Nga hậu thuẫn quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí, tài chính và binh sỹ cho lực lượng này. Tuy vậy, đây là một cáo buộc mà điện Kremlin cương quyết phủ nhận. Theo Liên hiệp quốc, đã có khoảng 6.000 người thiệt mạng trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Theo Bloomberg, mức lãi suất 30% của Ukraine là mức lãi suất cao nhất trong số các nền kinh tế được hãng tin này theo dõi. Đây là động thái khẩn cấp thứ 5 kể từ đầu tuần trước mà Ngân hàng Trung ương Ukraine phải thực hiện để cứu tỷ giá trong bối cảnh nước này đang tiến gần hơn tới việc nhận khoản vay tiếp theo từ các chủ nợ quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, đồng Hryvnia của Ukraine đã mất giá khoảng một nửa, sau khi mất giá 50% trong năm 2014. Hiện đồng tiền này đang có mức tỷ giá thấp kỷ lục, khoảng 30 Hryvnia đổi 1 USD trên thị trường tự do.
Bất ổn chính trị và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đang đẩy nước này tới sát bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia, trong khi nền kinh tế chìm sâu trong suy thoái.
Lãi suất mới sẽ có hiệu lực từ ngày hôm nay (4/3) và là mức lãi suất cao nhất của Ukraine trong 15 năm qua. Trước khi tăng mạnh tỷ giá, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã siết chặt các biện pháp kiểm soát vốn và có ngày đóng băng giao dịch tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức hôm qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine Valeriia Gontareva cho biết, quyết định tăng lãi suất được đưa ra bởi cơ quan này nhận thấy “sự đe dọa của lạm phát gia tăng mạnh do những hệ quả tiêu cực từ cơn hoảng sợ trên thị trường tiền tệ”.
Ngân hàng Trung ương Nga cũng mở rộng một quy định bắt buộc các công ty phải bán 75% số ngoại tệ thu được, cùng với các biện pháp khác nhằm ổn định tỷ giá. Thống đốc Gontareva bày tỏ hy vọng tỷ giá đồng Hryvnia sẽ sớm quay trở lại mốc 20-22 Hryvnia đổi 1 USD.
Lãi suất cao được dự báo là sẽ khiến các công ty và hộ gia đình ở Ukraine thêm điêu đứng. Giới phân tích dự báo, mức lãi suất kỷ lục sẽ khiến suy thoái ở lại Ukraine năm thứ hai liên tiếp.
Năm ngoái, đồng Hryvnia cùng với đồng Rúp Nga là những đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới. Lo ngại trước sự mất giá từng ngày của đồng tiền, người dân Ukraine đang đổ xô đi mua những mặt hàng giá trị.
Theo số liệu của Bloomberg, từ đầu năm đến nay, tỷ giá đồng Hryvnia đã có 5 ngày tăng hoặc giảm với biên độ hơn 15%. Biến động này khiến người dân và các ngân hàng của Ukraine cảm thấy bất an.
Hiện Chính phủ Ukraine đang nỗ lực để được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Quốc hội Ukraine đã thông qua các biện pháp mà IMF đòi hỏi để đổi lấy chương trình cho vay trị giá tổng cộng 17,5 tỷ USD.
Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã khiến GDP của nước này giảm 15,2% trong quý 4/2014. Tháng 1 vừa qua, lạm phát ở Ukraine vọt lên 28,5%, cao thứ nhì thế giới sau Venezuela. Hôm qua, nhà chức trách Ukraine tuyên bố ngân hàng lớn thứ tư nước này là Delta Bank vỡ nợ, nhưng chất lượng tài sản của ngân hàng này quá tệ để Ngân hàng Trung ương tiến hành quốc hữu hóa.
Chiến sự lắng xuống ở miền Đông Ukraine trong những ngày gần đây đang làm gia tăng hy vọng về việc lệnh ngừng bắn ký kết tháng trước ở Minsk, Belarus sẽ được duy trì. Ngoài ra, nguy cơ Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine đã giảm sau khi các bên đạt thỏa thuận về các điều kiện thanh toán trước vào đầu tuần này.
Tuy vậy, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine hôm qua, quân Nga vẫn tập trung ở khu vực xung đột và quân Chính phủ Ukraine vẫn tiếp tục bị lực lượng ly khai thân Nga pháo kích.
Ukraine và đồng minh phương Tây cáo buộc Nga hậu thuẫn quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí, tài chính và binh sỹ cho lực lượng này. Tuy vậy, đây là một cáo buộc mà điện Kremlin cương quyết phủ nhận. Theo Liên hiệp quốc, đã có khoảng 6.000 người thiệt mạng trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.