USD phục hồi đẩy Phố Wall giảm điểm mạnh
Ngày 19/11, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm sâu sau khi USD phục hồi và tin xấu ập tới với khối công nghệ
Ngày 19/11, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm sâu sau khi USD phục hồi và tin xấu ập tới với khối công nghệ.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 14/11/2009 đã không thay đổi so với tuần trước và ở mức 502.000 người - thấp hơn so với mức dự báo 505.000 của giới phân tích đưa ra trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 7/11/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 5,61 triệu - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Trong một diễn biến đáng chú ý trong ngày, BoA - Merrill Lynch đã hạ triển vọng tăng trưởng đối với ngành công nghiệp bán dẫn trong năm 2010. BoA - Merrill Lynch đã hạ thấp triển vọng của 10 hãng chế tạo chíp, trong đó có Intel, Marvell Technology, Texas Instruments,…
Việc hạ triển vọng của Intel đã nhanh chóng tác động tiêu cực tới toàn thị trường chứng khoán Mỹ, trong đó mức độ ảnh hưởng lên Nasdaq là lớn nhất, tiếp đến là Dow Jones.
Nasdaq giảm sâu
24 phút sau khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch, Dow Jones đã giảm 1,4%, S&P 500 mất 1,7% và Nasdaq hạ 1,9%. Sự lao dốc của cổ phiếu Intel và Alcoa cũng như đa số các cổ phiếu khác trên sàn chứng khoán, đã khiến toàn thị trường bất ngờ.
Nguyên nhân giảm điểm của thị trường không đến từ tin tức vĩ mô xấu, mà do đồng USD tăng giá so với đồng Euro và cơ bản là với giỏ 6 loại tiền tệ tạo nên USD-Index.
Một ngày trước đó, nhiều bài bình luận trên các phương tiện truyền thông đã nói khá nhiều về nguyên nhân khiến thị trường tăng điểm mạnh trong thời gian qua, trong đó một phần xuất phát từ đồng USD yếu.
Đồng USD yếu sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của nhiều tập đoàn Mỹ ở nước ngoài gặp thuận lợi, và do đó khiến giá cổ phiếu của những tập đoàn đó tăng trưởng mạnh và nâng đỡ toàn thị trường đi lên. Bên cạnh đó, dòng vốn chuyển dịch vào thị trường cổ phiếu cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Giới phân tích nhận định rằng, sự phục hồi của đồng USD trong phiên buổi sáng ngày 19/11, cũng như việc giá nhiều cổ phiếu đã tăng điểm khá mạnh so với thời điểm Dow Jones dưới mốc 10.000 điểm, đã khiến hoạt động tăng bán cổ phiếu trở nên mạnh mẽ hơn.
Lượng cung ngày một gia tăng khiến cho số cổ phiếu giảm điểm áp đảo so với cổ phiếu tăng điểm. Tính đến hết phiên buổi sáng, trong số 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones, chỉ riêng cổ phiếu hãng dược phẩm Merck duy trì được mức tăng hơn 1%, còn lại những cổ phiếu khác hoặc liên tục giảm điểm, hoặc đảo chiều giảm điểm trước diễn biến tiêu cực của đa số các cổ phiếu thuộc khối công nghiệp, năng lượng, công nghệ, tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ…
Tuy vậy, đến phiên buổi chiều, biên độ giảm của ba chỉ số đã được thu hẹp dần nhờ các cổ phiếu blue-chip có tiến triển tốt hơn. Chỉ số Nasdaq có mức giảm mạnh nhất, tiếp đến là S&P 500 và Dow Jones.
USD-Index phục hồi 0,2% đã đẩy các cổ phiếu của các công ty có gắn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng dầu khí, nhôm, vàng… mất điểm. Chỉ số S&P Nguyên vật liệu cơ bản đã giảm 1,5%, chỉ số S&P Năng lượng mất 2,1%.
Chỉ số PHLX của các hãng sản xuất chíp bán dẫn đã mất 3,4%, trong đó cổ phiếu Intel hạ 4,22%, cổ phiếu Texas Instruments mất 3,4%, cổ phiếu Marvell Technology xuống 5,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, 26/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Intel, Alcoa, GE, Chevron nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất. Còn cổ phiếu Coca Cola, Merck, Wal-Mart và Johnson & Johnson lại tăng điểm với biên độ dưới 1%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 19/11/2009 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 19/11: chỉ số Dow Jones giảm 93,87 điểm, tương đương -0,9%, chốt ở mức 10.332,44.
Chỉ số Nasdaq hạ 36,32 điểm, tương đương -1,66%, chốt ở mức 2.156,82.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 14,9 điểm, tương ứng -1,34%, đóng cửa ở mức 1.094,9.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo tình trạng thất nghiệp các bang ở Mỹ.
MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm khá mạnh
Ngày 19/11, các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục có diễn biến trái chiều khi có hai nửa phân lập đà tăng giảm. Tuy nhiên, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương lại mất điểm khá mạnh.
Thị trường tiếp tục phân hóa mạnh khi thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Australia. Trong khi đó, thị trường Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ lại giảm điểm.
Cổ phiếu blue-chip của thị trường Nhật giảm sâu nên đã kéo chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm khá mạnh. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 0,9% xuống 117,55 điểm và thấp hơn 3% so với thời điểm lên cao nhất trong 13 tháng được thiết lập ngày 20/10/2009.
Diễn biến trái chiều này đã xảy ra phiên thứ hai liên tiếp trong tuần và được xem là điểm đáng chú ý nhất trong các phiên giao dịch gần đây, bởi trước kia, các thị trường thường có diễn biến cùng chiều. Bên cạnh đó, thị trường châu Á dường như không còn bị nhiều tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ, mà chịu tác động bởi các nhân tốt nội tại trong thị trường của mình.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm khá mạnh, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất ở Nhật, Mitsubishi UFJ Financial Group đã giảm mạnh sau khi hãng này thông báo phải tăng vốn thêm 11 tỷ USD để đáp ứng chuẩn mực vốn.
Cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group đã giảm 3,7% và kéo theo đà giảm điểm các cổ phiếu khối ngân hàng khác, trong đó cổ phiếu Mizuho Financial Group hạ 6,6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group mất 4,6%.
Các cổ phiếu khối xuất khẩu cũng giảm điểm mạnh do đồng Yên lên giá, cổ phiếu Honda giảm 3,5%, cổ phiếu Toyota xuống 1,7%, cổ phiếu Canon mất 3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 127,33 điểm, tương đương -1,32%, chốt ở mức 9.549,47. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,09%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,5%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,86%. Chỉ số BSE của Ấn Độ xuống 1,03%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tăng 1,12%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,17%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 0,53%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,03%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 14/11/2009 đã không thay đổi so với tuần trước và ở mức 502.000 người - thấp hơn so với mức dự báo 505.000 của giới phân tích đưa ra trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 7/11/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 5,61 triệu - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Trong một diễn biến đáng chú ý trong ngày, BoA - Merrill Lynch đã hạ triển vọng tăng trưởng đối với ngành công nghiệp bán dẫn trong năm 2010. BoA - Merrill Lynch đã hạ thấp triển vọng của 10 hãng chế tạo chíp, trong đó có Intel, Marvell Technology, Texas Instruments,…
Việc hạ triển vọng của Intel đã nhanh chóng tác động tiêu cực tới toàn thị trường chứng khoán Mỹ, trong đó mức độ ảnh hưởng lên Nasdaq là lớn nhất, tiếp đến là Dow Jones.
Nasdaq giảm sâu
24 phút sau khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch, Dow Jones đã giảm 1,4%, S&P 500 mất 1,7% và Nasdaq hạ 1,9%. Sự lao dốc của cổ phiếu Intel và Alcoa cũng như đa số các cổ phiếu khác trên sàn chứng khoán, đã khiến toàn thị trường bất ngờ.
Nguyên nhân giảm điểm của thị trường không đến từ tin tức vĩ mô xấu, mà do đồng USD tăng giá so với đồng Euro và cơ bản là với giỏ 6 loại tiền tệ tạo nên USD-Index.
Một ngày trước đó, nhiều bài bình luận trên các phương tiện truyền thông đã nói khá nhiều về nguyên nhân khiến thị trường tăng điểm mạnh trong thời gian qua, trong đó một phần xuất phát từ đồng USD yếu.
Đồng USD yếu sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của nhiều tập đoàn Mỹ ở nước ngoài gặp thuận lợi, và do đó khiến giá cổ phiếu của những tập đoàn đó tăng trưởng mạnh và nâng đỡ toàn thị trường đi lên. Bên cạnh đó, dòng vốn chuyển dịch vào thị trường cổ phiếu cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Giới phân tích nhận định rằng, sự phục hồi của đồng USD trong phiên buổi sáng ngày 19/11, cũng như việc giá nhiều cổ phiếu đã tăng điểm khá mạnh so với thời điểm Dow Jones dưới mốc 10.000 điểm, đã khiến hoạt động tăng bán cổ phiếu trở nên mạnh mẽ hơn.
Lượng cung ngày một gia tăng khiến cho số cổ phiếu giảm điểm áp đảo so với cổ phiếu tăng điểm. Tính đến hết phiên buổi sáng, trong số 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones, chỉ riêng cổ phiếu hãng dược phẩm Merck duy trì được mức tăng hơn 1%, còn lại những cổ phiếu khác hoặc liên tục giảm điểm, hoặc đảo chiều giảm điểm trước diễn biến tiêu cực của đa số các cổ phiếu thuộc khối công nghiệp, năng lượng, công nghệ, tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ…
Tuy vậy, đến phiên buổi chiều, biên độ giảm của ba chỉ số đã được thu hẹp dần nhờ các cổ phiếu blue-chip có tiến triển tốt hơn. Chỉ số Nasdaq có mức giảm mạnh nhất, tiếp đến là S&P 500 và Dow Jones.
USD-Index phục hồi 0,2% đã đẩy các cổ phiếu của các công ty có gắn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng dầu khí, nhôm, vàng… mất điểm. Chỉ số S&P Nguyên vật liệu cơ bản đã giảm 1,5%, chỉ số S&P Năng lượng mất 2,1%.
Chỉ số PHLX của các hãng sản xuất chíp bán dẫn đã mất 3,4%, trong đó cổ phiếu Intel hạ 4,22%, cổ phiếu Texas Instruments mất 3,4%, cổ phiếu Marvell Technology xuống 5,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, 26/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Intel, Alcoa, GE, Chevron nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất. Còn cổ phiếu Coca Cola, Merck, Wal-Mart và Johnson & Johnson lại tăng điểm với biên độ dưới 1%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 19/11/2009 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 19/11: chỉ số Dow Jones giảm 93,87 điểm, tương đương -0,9%, chốt ở mức 10.332,44.
Chỉ số Nasdaq hạ 36,32 điểm, tương đương -1,66%, chốt ở mức 2.156,82.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 14,9 điểm, tương ứng -1,34%, đóng cửa ở mức 1.094,9.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo tình trạng thất nghiệp các bang ở Mỹ.
MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm khá mạnh
Ngày 19/11, các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục có diễn biến trái chiều khi có hai nửa phân lập đà tăng giảm. Tuy nhiên, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương lại mất điểm khá mạnh.
Thị trường tiếp tục phân hóa mạnh khi thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Australia. Trong khi đó, thị trường Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ lại giảm điểm.
Cổ phiếu blue-chip của thị trường Nhật giảm sâu nên đã kéo chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm khá mạnh. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 0,9% xuống 117,55 điểm và thấp hơn 3% so với thời điểm lên cao nhất trong 13 tháng được thiết lập ngày 20/10/2009.
Diễn biến trái chiều này đã xảy ra phiên thứ hai liên tiếp trong tuần và được xem là điểm đáng chú ý nhất trong các phiên giao dịch gần đây, bởi trước kia, các thị trường thường có diễn biến cùng chiều. Bên cạnh đó, thị trường châu Á dường như không còn bị nhiều tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ, mà chịu tác động bởi các nhân tốt nội tại trong thị trường của mình.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm khá mạnh, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất ở Nhật, Mitsubishi UFJ Financial Group đã giảm mạnh sau khi hãng này thông báo phải tăng vốn thêm 11 tỷ USD để đáp ứng chuẩn mực vốn.
Cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group đã giảm 3,7% và kéo theo đà giảm điểm các cổ phiếu khối ngân hàng khác, trong đó cổ phiếu Mizuho Financial Group hạ 6,6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group mất 4,6%.
Các cổ phiếu khối xuất khẩu cũng giảm điểm mạnh do đồng Yên lên giá, cổ phiếu Honda giảm 3,5%, cổ phiếu Toyota xuống 1,7%, cổ phiếu Canon mất 3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 127,33 điểm, tương đương -1,32%, chốt ở mức 9.549,47. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,09%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,5%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,86%. Chỉ số BSE của Ấn Độ xuống 1,03%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tăng 1,12%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,17%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 0,53%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,03%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.426,31 | 10,332.44 | 93,87 | 0,90 |
Nasdaq | 2.193,14 | 2,156.82 | 36,32 | 1,66 | |
S&P 500 | 1.109,80 | 1,094.90 | 14,90 | 1,34 | |
Anh | FTSE 100 | 5.342,13 | 5,267.70 | 74,43 | 1,39 |
Đức | DAX | 5.787,61 | 5,702.18 | 85,43 | 1,48 |
Pháp | CAC 40 | 3.828,16 | 3,760.22 | 67,94 | 1,77 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.766,69 | 7.759,98 | 6,71 | 0,09 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.676,80 | 9.549,47 | 127,33 | 1,32 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.840,33 | 22.643,16 | 197,17 | 0,86 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.603,97 | 1.620,54 | 16,57 | 1,03 |
Singapore | Straits Times | 2.750,79 |
2.758,79 |
13,75 | 0,50 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.303,23 | 3.320,61 | 17,38 | 0,53 |
Ấn Độ | BSE | 17.019,45 | 16.823,56 | 175,22 | 1,03 |
Australia | ASX | 4.759,60 | 4.767,80 | 8,20 | 0,17 |
Việt Nam | VN-Index | 553,83 | 560,05 | 6,22 | 1,12 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |