USD vùi dập giá vàng, dầu thế giới
Việc đồng USD tăng giá mạnh trở lại do vấn đề kinh tế châu Âu và Nhật Bản, một lần nữa gây áp lực lớn lên giá vàng, dầu thô
Thị trường hàng hóa quốc tế đêm qua (22/5) lặp lại diễn biến như tuần trước. Việc đồng USD tăng giá mạnh sau khi OECD dự báo kinh tế Khu vực đồng Euro (Eurozone) suy giảm và Fitch Ratings hạ bậc tín nhiệm của Nhật Bản, đã khiến giá vàng, dầu thô thế giới đồng loạt lao dốc.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế đưa ra ngày 22/5, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định, cuộc khủng hoảng Eurozone là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo OECD, kinh tế Eurozone sẽ sụt giảm 0,1% trong năm nay và đạt mức tăng trưởng 0,9% trong năm tiếp theo.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế kêu gọi một số nước châu Âu cần kết hợp cả việc cắt giảm chi tiêu và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng. Chuyên gia kinh tế trưởng của OECD Pier Carlo Padoan nhận định: “Cuộc khủng hoảng trong Eurozone vẫn là nguy cơ tụt dốc lớn nhất đối với triển vọng toàn cầu”.
Tổ chức này cho biết thêm: “Thất bại của những hành động hôm nay có thể sẽ dẫn tới tình trạng tồi tệ hơn đối với cuộc khủng hoảng ở khu vực châu Âu và từ đó lây lan rộng sang các quốc gia nằm ngoài Khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng với những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu”.
OECD dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trong khu vực sử dụng đồng Euro, khoảng 10,8% trong năm nay và năm tới sẽ ở trên mức 11%. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp trong Eurozone là 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng Euro được chính thức đưa vào sử dụng trong năm 1999.
Ông Padoan cũng lưu ý tác động ngược của các biện pháp thắt lưng buộc bụng đang được thực hiện ở nhiều nước châu Âu. “Các cuộc bầu cử ở một số quốc gia Eurozone cho thấy sự mệt mỏi với các cuộc cải cách đang gia tăng và sức chịu đựng với các biện pháp điều chỉnh tài chính đang tới hạn”, ông nói.
Cũng trong ngày 11/5, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản. Cụ thể, xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ dài hạn của Nhật Bản từ “AA” xuống “A+” và hạ xếp hạng tín nhiệm nội tệ từ “AA-” xuống “A+”. Cả hai mức xếp hạng mới đều có triển vọng tiêu cực.
Ông Andrew Colquhoun, Trưởng bộ phận xếp hạng tín nhiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Fitch Ratings cho biết trong thông báo: “Việc hạ bậc tín nhiệm và triển vọng tiêu cực phản ánh rủi ro ngày càng lớn về tình hình nợ công Nhật Bản do tỷ lệ nợ/GDP cao và vẫn đang trên đà leo thang”.
“Kế hoạch củng cố tài chính của Nhật Bản tương đối chậm so với các quốc gia phát triển khác và việc thực hiện còn phụ thuộc vào rủi ro chính trị”, ông nói. Fitch cảnh báo có thể tiếp tục hạ bậc của Nhật Bản nếu nước này không áp dụng các biện pháp tài khóa mới để ổn định tài chính công và tỷ lệ nợ/GDP.
Động thái của Fitch Ratings trong việc hạ bậc tín nhiệm của Nhật Bản cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu ở mức yếu kém của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế đã khiến đồng USD tăng giá mạnh lên vùng 81,468 điểm, từ mức 80.970 điểm trước đó và gây áp lực lên giá các loại hàng hóa.
Vàng giảm 0,8%
Chốt phiên giao dịch ngày 22/5, giá vàng giao tháng 6 giảm 12,10 USD, tương ứng 0,8%, xuống còn 1.576,60 USD/ounce tại bộ phận Comex trên sàn New York. Đây là phiên giảm giá thứ hai liên tiếp của kim loại này trong tuần. Phiên liền trước, giá vàng tương lai đã bốc hơi 3,2 USD, tương ứng 0,2%.
Cùng đi xuống với vàng, giá bạc giảm 14 cent, tương ứng 0,5%, xuống 28,18 USD/ounce. Giá đồng giảm 2 cent, tương ứng 0,4%, còn 3,49 USD/lb. Bạch kim giảm 3,10 USD, tương ứng 0,2%, xuống mức 1.458,40 USD mỗi ounce. Trong khi, palladium tăng 4,75 USD, tương ứng 0,8%, lên 615,55 USD/ounce.
Dầu thô giảm 1%
Tình trạng giảm giá cũng diễn ra tương tự trên thị trường năng lượng. Kết thúc phiên giao dịch đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 trên sàn hàng hóa New York đã hạ 91 cent, tương ứng 1%, xuống còn 91,66 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô kỳ hạn đã bất ngờ quay đầu, tăng được 1,2%.
Tương tự, giá xăng giao tháng 6 giảm chưa tới 1 cent, tương ứng 0,1%, xuống 2,94 USD/gallon. Trong khi, mặt hàng dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng lên 2,86 USD/gallon. Mặt hàng khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn cũng tăng được 10 cent, tương ứng 3,8%, lên mức 2,71 USD/ triệu BTU.
Cacao, cà phê tuột giá
Trên thị trường nông sản, giá cacao kỳ hạn giảm 59 USD, tương ứng 2,64%, xuống đóng cửa phiên giao dịch đêm 22/5 ở mức 2.179 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,37%, xuống còn 174,5 cent/lb. Giá đường thô thế giới hạ mạnh 2,85% xuống chốt ngày ở mức giá 19,8 cent mỗi lb.
Giá đậu tương kỳ hạn giảm 5,25 cent, tương ứng 0,38%, xuống 1.377 cent/bushel. Ngược dòng, giá ngô tăng 4 cent, tương ứng 0,67%, lên 601 cent/bushel. Giá yến mạch tăng được 0,07% lên chốt ngày ở mức 333,75 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng 0,72% lên 15,355 USD/cwt.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế đưa ra ngày 22/5, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định, cuộc khủng hoảng Eurozone là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo OECD, kinh tế Eurozone sẽ sụt giảm 0,1% trong năm nay và đạt mức tăng trưởng 0,9% trong năm tiếp theo.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế kêu gọi một số nước châu Âu cần kết hợp cả việc cắt giảm chi tiêu và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng. Chuyên gia kinh tế trưởng của OECD Pier Carlo Padoan nhận định: “Cuộc khủng hoảng trong Eurozone vẫn là nguy cơ tụt dốc lớn nhất đối với triển vọng toàn cầu”.
Tổ chức này cho biết thêm: “Thất bại của những hành động hôm nay có thể sẽ dẫn tới tình trạng tồi tệ hơn đối với cuộc khủng hoảng ở khu vực châu Âu và từ đó lây lan rộng sang các quốc gia nằm ngoài Khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng với những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu”.
OECD dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trong khu vực sử dụng đồng Euro, khoảng 10,8% trong năm nay và năm tới sẽ ở trên mức 11%. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp trong Eurozone là 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng Euro được chính thức đưa vào sử dụng trong năm 1999.
Ông Padoan cũng lưu ý tác động ngược của các biện pháp thắt lưng buộc bụng đang được thực hiện ở nhiều nước châu Âu. “Các cuộc bầu cử ở một số quốc gia Eurozone cho thấy sự mệt mỏi với các cuộc cải cách đang gia tăng và sức chịu đựng với các biện pháp điều chỉnh tài chính đang tới hạn”, ông nói.
Cũng trong ngày 11/5, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản. Cụ thể, xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ dài hạn của Nhật Bản từ “AA” xuống “A+” và hạ xếp hạng tín nhiệm nội tệ từ “AA-” xuống “A+”. Cả hai mức xếp hạng mới đều có triển vọng tiêu cực.
Ông Andrew Colquhoun, Trưởng bộ phận xếp hạng tín nhiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Fitch Ratings cho biết trong thông báo: “Việc hạ bậc tín nhiệm và triển vọng tiêu cực phản ánh rủi ro ngày càng lớn về tình hình nợ công Nhật Bản do tỷ lệ nợ/GDP cao và vẫn đang trên đà leo thang”.
“Kế hoạch củng cố tài chính của Nhật Bản tương đối chậm so với các quốc gia phát triển khác và việc thực hiện còn phụ thuộc vào rủi ro chính trị”, ông nói. Fitch cảnh báo có thể tiếp tục hạ bậc của Nhật Bản nếu nước này không áp dụng các biện pháp tài khóa mới để ổn định tài chính công và tỷ lệ nợ/GDP.
Động thái của Fitch Ratings trong việc hạ bậc tín nhiệm của Nhật Bản cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu ở mức yếu kém của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế đã khiến đồng USD tăng giá mạnh lên vùng 81,468 điểm, từ mức 80.970 điểm trước đó và gây áp lực lên giá các loại hàng hóa.
Vàng giảm 0,8%
Chốt phiên giao dịch ngày 22/5, giá vàng giao tháng 6 giảm 12,10 USD, tương ứng 0,8%, xuống còn 1.576,60 USD/ounce tại bộ phận Comex trên sàn New York. Đây là phiên giảm giá thứ hai liên tiếp của kim loại này trong tuần. Phiên liền trước, giá vàng tương lai đã bốc hơi 3,2 USD, tương ứng 0,2%.
Cùng đi xuống với vàng, giá bạc giảm 14 cent, tương ứng 0,5%, xuống 28,18 USD/ounce. Giá đồng giảm 2 cent, tương ứng 0,4%, còn 3,49 USD/lb. Bạch kim giảm 3,10 USD, tương ứng 0,2%, xuống mức 1.458,40 USD mỗi ounce. Trong khi, palladium tăng 4,75 USD, tương ứng 0,8%, lên 615,55 USD/ounce.
Dầu thô giảm 1%
Tình trạng giảm giá cũng diễn ra tương tự trên thị trường năng lượng. Kết thúc phiên giao dịch đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 trên sàn hàng hóa New York đã hạ 91 cent, tương ứng 1%, xuống còn 91,66 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô kỳ hạn đã bất ngờ quay đầu, tăng được 1,2%.
Tương tự, giá xăng giao tháng 6 giảm chưa tới 1 cent, tương ứng 0,1%, xuống 2,94 USD/gallon. Trong khi, mặt hàng dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng lên 2,86 USD/gallon. Mặt hàng khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn cũng tăng được 10 cent, tương ứng 3,8%, lên mức 2,71 USD/ triệu BTU.
Cacao, cà phê tuột giá
Trên thị trường nông sản, giá cacao kỳ hạn giảm 59 USD, tương ứng 2,64%, xuống đóng cửa phiên giao dịch đêm 22/5 ở mức 2.179 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,37%, xuống còn 174,5 cent/lb. Giá đường thô thế giới hạ mạnh 2,85% xuống chốt ngày ở mức giá 19,8 cent mỗi lb.
Giá đậu tương kỳ hạn giảm 5,25 cent, tương ứng 0,38%, xuống 1.377 cent/bushel. Ngược dòng, giá ngô tăng 4 cent, tương ứng 0,67%, lên 601 cent/bushel. Giá yến mạch tăng được 0,07% lên chốt ngày ở mức 333,75 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng 0,72% lên 15,355 USD/cwt.