Ủy ban Kinh tế “khen” chính sách tiền tệ
Sự thận trọng trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước năm qua được giải thích là nhằm bảo đảm được mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Bản tin Kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phát hành đưa ra những phân tích, đánh giá đáng chú ý về chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước triển khai trong năm 2012.
Trong năm 2012, chính sách tiền tệ đã bớt chặt chẽ hơn năm 2011, thể hiện qua 6 lần giảm các lãi suất điều hành. Tín dụng tăng trưởng thấp kỷ lục, song tổng phương tiện thanh toán đã vượt xa chỉ tiêu định hướng.
Những điểm chính trên được bản tin Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phân tích khá chi tiết các tác động.
Cụ thể, liên quan đến việc cung ứng tiền và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, so với định hướng mục tiêu đề ra cho năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng vượt xa như vậy (22,4% so với 14 - 16%) được lý giải một phần là do Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh việc mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối và cũng như các nỗ lực chống “vàng hóa” nền kinh tế.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (chỉ đạt 8,91% so với dự kiến 15 - 17%), theo Ủy ban Kinh tế, là do những vấn đề liên quan đến nợ xấu làm dòng tín dụng “bị kẹt” cho dù thanh khoản trong toàn hệ thống khá dồi dào.
Thực tế cho thấy, tốc độ quay vòng của tiền tệ đã bị chậm lại đáng kể trong năm 2007, phản ánh sự trì trệ của nền kinh tế và sự sụt giảm lòng tin của thị trường (giữa các nhà đầu tư, giữa các ngân hàng thương mại, giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với ổn định kinh tế vĩ mô, giữa niềm tin của người tiêu dùng đối với triển vọng phục hồi năm 2013). Theo dữ liệu thống kê, tốc độ lưu thông tiền tệ đã giảm mạnh từ 3,84 năm 1997 xuống tới mức 0,92 năm 2008 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn ở mức 0,8 trong năm 2012.
Và bản tin trên của Ủy ban Kinh tế đưa ra một số đánh giá đáng chú ý: “Nhận định chung về việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2012, thông qua việc cung cấp tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế và việc điều chỉnh giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là đã có những bước đi hợp lý và tích cực, giúp tăng thanh khoản của các ngân hàng thương mại”.
Cũng theo nhận định đưa ra trong bản tin, thực tiễn điều hành sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước năm qua nhằm bảo đảm được mục tiêu kiềm chế lạm phát. Chỉ khi biết chắc chắn lạm phát cả năm ở mức khá thấp thì mới tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn và thời điểm cuối năm.
“Đây là sự thận trọng cần thiết, do bản thân lạm phát lại là một “biến nội sinh”, phụ thuộc vào lãi suất thông qua cơ chế tác động lên kỳ vọng của công chúng”, bản tin đưa ra bình luận, cũng như mở rộng thêm rằng, mối quan hệ qua lại hai chiều giữa lãi suất và lạm phát đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng, đặc biệt là khi việc điều chỉnh lãi suất đã đi vào vùng nhạy cảm có thể tạo ra một sự “đảo chiều” trong kỳ vọng lạm phát của công chúng.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế cũng đề cập đến một nét khá nổi bật trong điều hành chính sách tiền tệ năm vừa qua: các giải pháp hành chính. Các giải pháp này cũng đã giúp hạ thấp mặt bằng lãi suất cho vay (giảm khoảng 5 - 9 điểm phần trăm/năm so với năm 2011) và đang hướng đến mặt bằng lãi suất của thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2007) và mặt bằng lãi suất huy động cũng giảm theo (giảm khoảng 3 - 6%/năm).
Một điểm nữa được đánh giá ở tính hợp lý là cơ cấu phân bổ tín dụng, xét từ góc độ hỗ trợ một cơ cấu tăng trưởng có lợi cho việc làm và xuất khẩu, với sự gia tăng tỷ trọng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn (tăng khoảng 8%) và lĩnh vực xuất khẩu (tăng khoảng 14%), cũng như khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (tăng khoảng 6,15%), đồng thời giảm dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích (chiếm khoảng 4,4% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế).
Trong năm 2012, chính sách tiền tệ đã bớt chặt chẽ hơn năm 2011, thể hiện qua 6 lần giảm các lãi suất điều hành. Tín dụng tăng trưởng thấp kỷ lục, song tổng phương tiện thanh toán đã vượt xa chỉ tiêu định hướng.
Những điểm chính trên được bản tin Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phân tích khá chi tiết các tác động.
Cụ thể, liên quan đến việc cung ứng tiền và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, so với định hướng mục tiêu đề ra cho năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng vượt xa như vậy (22,4% so với 14 - 16%) được lý giải một phần là do Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh việc mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối và cũng như các nỗ lực chống “vàng hóa” nền kinh tế.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (chỉ đạt 8,91% so với dự kiến 15 - 17%), theo Ủy ban Kinh tế, là do những vấn đề liên quan đến nợ xấu làm dòng tín dụng “bị kẹt” cho dù thanh khoản trong toàn hệ thống khá dồi dào.
Thực tế cho thấy, tốc độ quay vòng của tiền tệ đã bị chậm lại đáng kể trong năm 2007, phản ánh sự trì trệ của nền kinh tế và sự sụt giảm lòng tin của thị trường (giữa các nhà đầu tư, giữa các ngân hàng thương mại, giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với ổn định kinh tế vĩ mô, giữa niềm tin của người tiêu dùng đối với triển vọng phục hồi năm 2013). Theo dữ liệu thống kê, tốc độ lưu thông tiền tệ đã giảm mạnh từ 3,84 năm 1997 xuống tới mức 0,92 năm 2008 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn ở mức 0,8 trong năm 2012.
Và bản tin trên của Ủy ban Kinh tế đưa ra một số đánh giá đáng chú ý: “Nhận định chung về việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2012, thông qua việc cung cấp tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế và việc điều chỉnh giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là đã có những bước đi hợp lý và tích cực, giúp tăng thanh khoản của các ngân hàng thương mại”.
Cũng theo nhận định đưa ra trong bản tin, thực tiễn điều hành sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước năm qua nhằm bảo đảm được mục tiêu kiềm chế lạm phát. Chỉ khi biết chắc chắn lạm phát cả năm ở mức khá thấp thì mới tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn và thời điểm cuối năm.
“Đây là sự thận trọng cần thiết, do bản thân lạm phát lại là một “biến nội sinh”, phụ thuộc vào lãi suất thông qua cơ chế tác động lên kỳ vọng của công chúng”, bản tin đưa ra bình luận, cũng như mở rộng thêm rằng, mối quan hệ qua lại hai chiều giữa lãi suất và lạm phát đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng, đặc biệt là khi việc điều chỉnh lãi suất đã đi vào vùng nhạy cảm có thể tạo ra một sự “đảo chiều” trong kỳ vọng lạm phát của công chúng.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế cũng đề cập đến một nét khá nổi bật trong điều hành chính sách tiền tệ năm vừa qua: các giải pháp hành chính. Các giải pháp này cũng đã giúp hạ thấp mặt bằng lãi suất cho vay (giảm khoảng 5 - 9 điểm phần trăm/năm so với năm 2011) và đang hướng đến mặt bằng lãi suất của thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2007) và mặt bằng lãi suất huy động cũng giảm theo (giảm khoảng 3 - 6%/năm).
Một điểm nữa được đánh giá ở tính hợp lý là cơ cấu phân bổ tín dụng, xét từ góc độ hỗ trợ một cơ cấu tăng trưởng có lợi cho việc làm và xuất khẩu, với sự gia tăng tỷ trọng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn (tăng khoảng 8%) và lĩnh vực xuất khẩu (tăng khoảng 14%), cũng như khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (tăng khoảng 6,15%), đồng thời giảm dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích (chiếm khoảng 4,4% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế).