Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn ba vị bộ trưởng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức chất vấn một số vị bộ trưởng tại phiên họp thứ 22, khai mạc sáng 11/8
Tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (từ 11-15/8), dự kiến sẽ có ba vị bộ trưởng trả lời chất vấn trọn một ngày thứ Sáu, 14/8.
Đó là các vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp. Trong đó ông Lê Doãn Hợp là vị bộ trưởng lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn. Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng là người nhận được nhiều chất vấn nhất trong số ba vị bộ trưởng tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua.
Tại phiên họp thứ 18, tháng 3/2009, Ủy ban Thường Vụ Quốc hội cũng đã dành 1 ngày chất vấn ba vị bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa - Thể thao và Du lịch về những vấn đề được cử tri cả nước quan tâm.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Phần lớn thời gian của phiên họp, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 7 dự án luật, gồm: luật viễn thông; luật tần số vô tuyến điện; luật cơ yếu; luật khám bệnh, chữa bệnh; luật trọng tài thương mại; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục và luật bưu chính.
Đó là các vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp. Trong đó ông Lê Doãn Hợp là vị bộ trưởng lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn. Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng là người nhận được nhiều chất vấn nhất trong số ba vị bộ trưởng tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua.
Tại phiên họp thứ 18, tháng 3/2009, Ủy ban Thường Vụ Quốc hội cũng đã dành 1 ngày chất vấn ba vị bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa - Thể thao và Du lịch về những vấn đề được cử tri cả nước quan tâm.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Phần lớn thời gian của phiên họp, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 7 dự án luật, gồm: luật viễn thông; luật tần số vô tuyến điện; luật cơ yếu; luật khám bệnh, chữa bệnh; luật trọng tài thương mại; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục và luật bưu chính.