Vaccine chống Ebola bước đầu thành công trên người
Sau 4 tuần, cơ thể của tất cả 20 người tình nguyện thử virus đều sinh ra kháng thể chống Ebola
Theo hãng tin Reuters, một loại vaccine thử nghiệm chống Ebola của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) đã không gây ra bất kỳ phản ứng phụ nguy hiểm nào, và đã tạo được phản ứng miễn dịch trên toàn bộ 20 tình nguyện viên khỏe mạnh được tiêm.
Cuộc thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ ngày 2/9 này mới đang diễn ra ở giai đoạn đầu, nhưng đã cho thấy những kết quả tích cực.
Các chuyên gia cho biết, các tình nguyện viên được tiêm loại vaccine Ebola thử nghiệm sẽ được theo dõi trong vòng 48 tuần chủ yếu nhằm mục đích xác định mức độ an toàn của vaccine. Tuy vậy, việc xuất hiện phản ứng miễn dịch trên các tình nguyện viên sau khi được tiêm vaccine thử nghiệm cho thấy, loại vaccine này không những có thể an toàn mà còn có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa Ebola.
“Khả năng an toàn của loại vaccine thử nghiệm là rất đáng hy vọng. Việc sử dụng liều cao hơn còn tạo ra phản ứng miễn dịch Ebola gần tương tự như kết quả đạt được trên động vật trong phòng thí nghiệm”, Tiến sỹ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID), cơ quan đang tiến hành cuộc thử nghiệm ở Bethesda, bang Maryland, Mỹ, cho biết.
Loại vaccine tiêm bắp thử nghiệm trên được phát triển bởi NIAID và Okrairos, một công ty công nghệ sinh học được GSK mua lại. Vaccine này chứa vật liệu gen từ hai nhánh Ebola nhưng không có virus nên không thể khiến các tình nguyện viên mắc bệnh.
Các tình nguyện viên tham gia đợt thử nghiệm vaccine Ebola này có độ tuổi từ 18-50. Một nửa trong số họ được tiêm liều thấp và một nửa được tiêm liều cao hơn. Sau 4 tuần, cơ thể của tất cả 20 người này đều sinh ra kháng thể chống Ebola, trong đó những người được tiêm liều cao hơn tạo ra được nhiều kháng thể hơn.
Tuy vậy, các bác sỹ nói rằng, vẫn còn nhiều thách thức trước khi tính an toàn và hiệu quả của vaccine chống Ebola được trở nên chắc chắn. Hiện GSK còn đang thử nghiệm một loại vaccine chống Ebola khác.
Ngoài ra, một số hãng dược khác như NewLink Genetics, Merck, Johnson & Johnson… cũng thử nghiệm vaccine chống căn bệnh này.
Cuộc thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ ngày 2/9 này mới đang diễn ra ở giai đoạn đầu, nhưng đã cho thấy những kết quả tích cực.
Các chuyên gia cho biết, các tình nguyện viên được tiêm loại vaccine Ebola thử nghiệm sẽ được theo dõi trong vòng 48 tuần chủ yếu nhằm mục đích xác định mức độ an toàn của vaccine. Tuy vậy, việc xuất hiện phản ứng miễn dịch trên các tình nguyện viên sau khi được tiêm vaccine thử nghiệm cho thấy, loại vaccine này không những có thể an toàn mà còn có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa Ebola.
“Khả năng an toàn của loại vaccine thử nghiệm là rất đáng hy vọng. Việc sử dụng liều cao hơn còn tạo ra phản ứng miễn dịch Ebola gần tương tự như kết quả đạt được trên động vật trong phòng thí nghiệm”, Tiến sỹ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID), cơ quan đang tiến hành cuộc thử nghiệm ở Bethesda, bang Maryland, Mỹ, cho biết.
Loại vaccine tiêm bắp thử nghiệm trên được phát triển bởi NIAID và Okrairos, một công ty công nghệ sinh học được GSK mua lại. Vaccine này chứa vật liệu gen từ hai nhánh Ebola nhưng không có virus nên không thể khiến các tình nguyện viên mắc bệnh.
Các tình nguyện viên tham gia đợt thử nghiệm vaccine Ebola này có độ tuổi từ 18-50. Một nửa trong số họ được tiêm liều thấp và một nửa được tiêm liều cao hơn. Sau 4 tuần, cơ thể của tất cả 20 người này đều sinh ra kháng thể chống Ebola, trong đó những người được tiêm liều cao hơn tạo ra được nhiều kháng thể hơn.
Tuy vậy, các bác sỹ nói rằng, vẫn còn nhiều thách thức trước khi tính an toàn và hiệu quả của vaccine chống Ebola được trở nên chắc chắn. Hiện GSK còn đang thử nghiệm một loại vaccine chống Ebola khác.
Ngoài ra, một số hãng dược khác như NewLink Genetics, Merck, Johnson & Johnson… cũng thử nghiệm vaccine chống căn bệnh này.