Vẫn cấp sổ đỏ sổ hồng khi chờ mẫu giấy mới
Nhà quản lý hứa không tạo ra sự thay đổi quá lớn cho người triển khai thực hiện cũng như người dân khi làm giấy mới
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đã quy định về việc thống nhất sổ đỏ, sổ hồng thành một loại giấy.
Ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện Bộ đang lấy ý kiến về mẫu giấy này. Tuy nhiên quan điểm của Bộ là làm thế nào để đơn giản nhất, điện tử hóa, không tạo ra sự thay đổi quá lớn cho người triển khai thực hiện cũng như người dân.
Thưa ông, trước thời điểm luật mới có hiệu lực, việc xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai quy định thống nhất một giấy được triển khai thế nào?
Sớm nhất là khoảng 1/10 và chậm nhất là 1/11 sẽ triển khai thực hiện những văn bản này. Vấn đề hiện nay là còn lấy ý kiến về mẫu giấy. Tuy nhiên quan điểm của Bộ là làm thế nào để đơn giản nhất, điện tử hóa. Ban đầu Bộ đã tính đến phương án sẽ làm mẫu giấy mới dưới dạng một quyển sổ nhưng hiện nay, mẫu giấy chung thống nhất sẽ là 4 trang như trước.
Vấn đề quan trọng khi quy định luật ban hành thì làm thế nào để đi vào được cuộc sống. Chính vì vậy, mẫu giấy tờ mới cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai áp dụng. Bộ sẽ chỉ đạo văn phòng đăng ký đất đai có giải pháp hạn chế ách tắc cấp giấy.
Bộ đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ cấp giấy chứng nhận điện tử. Với tinh thần là không phức tạp hóa vấn đề. Mẫu giấy mới nếu càng gần mẫu giấy cũ càng tốt nhưng phải thể hiện được đầy đủ các nội dung, chọn phương án tối ưu để không tạo ra sự thay đổi quá lớn cho người triển khai thực hiện cũng như người dân khi làm giấy mới.
Hiện tại đang có nhiều loại giấy tờ khác nhau liên quan đến chứng nhận quyền sở hữu đất, tài sản trên đất. Theo Thứ trưởng, người dân có nên đi đổi giấy khi ban hành mẫu giấy mới?
Theo tôi việc này không cần thiết vì thực tế trong xã hội từ trước tới nay đã tồn tại rất nhiều loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên nếu có nguyện vọng đổi thì có thể đổi hoặc khi có dịch chuyển thì nên đổi để tiến tới thống nhất một loại giấy.
Trong khoảng thời gian từ nay đến khi mẫu giấy mới chính thức ra đời, nếu người dân làm giấy sẽ được cấp theo mẫu giấy nào, thưa Thứ trưởng?
Bộ đang xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, có văn bản chỉ đạo các địa phương cấp mẫu giấy bình thường bao gồm cả giấy đỏ và giấy hồng. Việc cấp giấy chứng nhận không thể dừng lại chờ đến khi có mẫu giấy mới ra đời mới cấp. Lượng hồ sơ là rất lớn, nếu dừng lại sẽ gây khó khăn cho các địa phương. Nhất là khi các địa phương đang thực hiện các giải pháp triển khai Nghị quyết 07 của Quốc hội phấn đấu đến năm 2010 phải cơ bản cấp giấy lần đầu cho các loại đất. Trong tuần này hoặc tuần sau, Bộ sẽ có những hướng dẫn cụ thể tới các địa phương.
Việc hoàn thiện hệ thống các văn phòng đăng ký cấp giấy chứng nhận ở các địa phương, nhất là các huyện, những nơi còn trống văn phòng thì việc cấp giấy cho người dân sẽ được thực hiện thế nào, thưa Thứ trưởng?
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công. Khi chưa có văn phòng thì ủy ban nhân dân các huyện sẽ giao cho phòng tài nguyên - môi trường kiêm dịch vụ công. Từ trước tới nay, việc cấp giấy vẫn triển khai. Các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không phải cấp giấy lần đầu mà điều quan trọng là theo dõi các biến động về đất sau này. Những nơi chưa có văn phòng thì có thể giao cho các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thực hiện.
Theo Thứ trưởng, đến thời điểm quy định mới có hiệu lực, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ có thêm chức năng chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất thì tên cũ có phù hợp với chức năng, nội dung điều chỉnh mới không?
Hiện nay, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang cùng phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng sửa thông tư hướng dẫn liên quan đến vấn đề này. Giấy mới sẽ do Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng thiết kế cho phù hợp với thực tiễn.
Việc cấp giấy mới dựa trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của người dân với mong muốn chỉ đến một cơ quan cấp giấy thông nhất. Còn việc gộp giấy đỏ và giấy hồng như thế nào thì Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu thực hiện sao cho có hiệu quả cao nhất.
Để quy định mới về việc cấp giấy chứng nhận đi vào cuộc sống, trong quá trình triển khai thực hiện cần lưu ý điều gì, thưa ông?
Bộ sẽ tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã ở các địa phương, tuyên truyền để giải thích người dân hiểu đây là vấn đề mang tính ổn định lâu dài. Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi giấy nhưng cần tuyên truyền để người dân thấy được đây là lần đổi giấy cuối cùng.
Ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện Bộ đang lấy ý kiến về mẫu giấy này. Tuy nhiên quan điểm của Bộ là làm thế nào để đơn giản nhất, điện tử hóa, không tạo ra sự thay đổi quá lớn cho người triển khai thực hiện cũng như người dân.
Thưa ông, trước thời điểm luật mới có hiệu lực, việc xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai quy định thống nhất một giấy được triển khai thế nào?
Sớm nhất là khoảng 1/10 và chậm nhất là 1/11 sẽ triển khai thực hiện những văn bản này. Vấn đề hiện nay là còn lấy ý kiến về mẫu giấy. Tuy nhiên quan điểm của Bộ là làm thế nào để đơn giản nhất, điện tử hóa. Ban đầu Bộ đã tính đến phương án sẽ làm mẫu giấy mới dưới dạng một quyển sổ nhưng hiện nay, mẫu giấy chung thống nhất sẽ là 4 trang như trước.
Vấn đề quan trọng khi quy định luật ban hành thì làm thế nào để đi vào được cuộc sống. Chính vì vậy, mẫu giấy tờ mới cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai áp dụng. Bộ sẽ chỉ đạo văn phòng đăng ký đất đai có giải pháp hạn chế ách tắc cấp giấy.
Bộ đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ cấp giấy chứng nhận điện tử. Với tinh thần là không phức tạp hóa vấn đề. Mẫu giấy mới nếu càng gần mẫu giấy cũ càng tốt nhưng phải thể hiện được đầy đủ các nội dung, chọn phương án tối ưu để không tạo ra sự thay đổi quá lớn cho người triển khai thực hiện cũng như người dân khi làm giấy mới.
Hiện tại đang có nhiều loại giấy tờ khác nhau liên quan đến chứng nhận quyền sở hữu đất, tài sản trên đất. Theo Thứ trưởng, người dân có nên đi đổi giấy khi ban hành mẫu giấy mới?
Theo tôi việc này không cần thiết vì thực tế trong xã hội từ trước tới nay đã tồn tại rất nhiều loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên nếu có nguyện vọng đổi thì có thể đổi hoặc khi có dịch chuyển thì nên đổi để tiến tới thống nhất một loại giấy.
Trong khoảng thời gian từ nay đến khi mẫu giấy mới chính thức ra đời, nếu người dân làm giấy sẽ được cấp theo mẫu giấy nào, thưa Thứ trưởng?
Bộ đang xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, có văn bản chỉ đạo các địa phương cấp mẫu giấy bình thường bao gồm cả giấy đỏ và giấy hồng. Việc cấp giấy chứng nhận không thể dừng lại chờ đến khi có mẫu giấy mới ra đời mới cấp. Lượng hồ sơ là rất lớn, nếu dừng lại sẽ gây khó khăn cho các địa phương. Nhất là khi các địa phương đang thực hiện các giải pháp triển khai Nghị quyết 07 của Quốc hội phấn đấu đến năm 2010 phải cơ bản cấp giấy lần đầu cho các loại đất. Trong tuần này hoặc tuần sau, Bộ sẽ có những hướng dẫn cụ thể tới các địa phương.
Việc hoàn thiện hệ thống các văn phòng đăng ký cấp giấy chứng nhận ở các địa phương, nhất là các huyện, những nơi còn trống văn phòng thì việc cấp giấy cho người dân sẽ được thực hiện thế nào, thưa Thứ trưởng?
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công. Khi chưa có văn phòng thì ủy ban nhân dân các huyện sẽ giao cho phòng tài nguyên - môi trường kiêm dịch vụ công. Từ trước tới nay, việc cấp giấy vẫn triển khai. Các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không phải cấp giấy lần đầu mà điều quan trọng là theo dõi các biến động về đất sau này. Những nơi chưa có văn phòng thì có thể giao cho các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thực hiện.
Theo Thứ trưởng, đến thời điểm quy định mới có hiệu lực, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ có thêm chức năng chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất thì tên cũ có phù hợp với chức năng, nội dung điều chỉnh mới không?
Hiện nay, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang cùng phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng sửa thông tư hướng dẫn liên quan đến vấn đề này. Giấy mới sẽ do Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng thiết kế cho phù hợp với thực tiễn.
Việc cấp giấy mới dựa trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của người dân với mong muốn chỉ đến một cơ quan cấp giấy thông nhất. Còn việc gộp giấy đỏ và giấy hồng như thế nào thì Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu thực hiện sao cho có hiệu quả cao nhất.
Để quy định mới về việc cấp giấy chứng nhận đi vào cuộc sống, trong quá trình triển khai thực hiện cần lưu ý điều gì, thưa ông?
Bộ sẽ tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã ở các địa phương, tuyên truyền để giải thích người dân hiểu đây là vấn đề mang tính ổn định lâu dài. Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi giấy nhưng cần tuyên truyền để người dân thấy được đây là lần đổi giấy cuối cùng.