Văn hóa với du lịch trong thế giới hội nhập
Du lịch là nghề chơi - chơi nhưng cũng lắm công phu! Lấy văn hóa để tiếp đãi văn hóa!
“Văn hóa với du lịch trong thế giới hội nhập” là chủ đề của hội thảo quốc tế do Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông cùng UBND tỉnh Phú Yên, Trường Đại học văn hóa Tp.HCM phối hợp với Đại học Quốc gia Văn hóa nghệ thuật Moscow (Nga) tổ chức trong hai ngày 18 và 19/2/2017 tại Tuy Hòa, Phú Yên. Đây là vấn đề đang có tính thời sự thu hút được sự quan tâm của dư luận.
Ngày nay trên toàn cầu, lượng khách du lịch hàng năm đã là 1,2 tỷ người. Năm 2008 con số này mới là 800 triệu. Tăng gấp rưỡi trong vòng 10 năm. Sắp tới chắc sẽ còn tăng nhanh nữa.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) thì 60% trong số đó là khách du lịch văn hóa. Đó là phép thống kê tách ra tương đối để phân biệt các loại hình du lịch. Thực ra, du khách nào cũng là khách du lịch văn hóa.
Bản chất của du lịch là văn hóa
Theo định nghĩa kinh điển, được coi là khách du lịch khi lữ khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên qua một đêm, và nhiều nhất là không quá một năm, không vì mục đích học tập hay hành nghề kinh doanh kiếm tiền. Du lịch là đi chơi, đi thăm thú, tìm hiểu một nền văn hóa khác lạ để trải nghiệm, nghỉ ngơi, không làm kinh tế. Ham thanh chuộng lạ là bản tính con người, và vì bản tính đó, vì nhu cầu đó mới có nghề du lịch. Du lịch là nghề chơi - chơi nhưng cũng lắm công phu! Lấy văn hóa để tiếp đãi văn hóa!
Sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hóa, cách ứng xử văn hóa của điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Không có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Không một di sản thiên nhiên nào không mang dấu ấn di sản văn hóa. Ngay việc bảo tồn, giữ gìn, trân trọng thiên nhiên đến độ cả nhân loại suy tôn một di sản thiên nhiên thế giới cũng đã là sự suy tôn giá trị văn hóa, cách ứng xử văn hóa đối với thiên nhiên của một dân tộc.
Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người, là nước giàu văn hóa, nhiều nền văn hóa: Văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, Oc-eo ở miền Nam... Những nền văn hóa ấy là bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Việt Nam là quốc gia có di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khu dự trữ sinh quyển thế giới... nhiều nhất trong ASEAN. Một di sản văn hóa hỗn hợp duy nhất của Đông Nam Á được UNESCO công nhận cũng là di sản của Việt Nam – quần thể di tích Tràng An.
Với tiềm năng thế mạnh này, lại là điểm đến được mệnh danh là hòa bình thân thiện và an toàn, Việt Nam cần thiết và có thể “thuộc nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.
Một số loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu
Du lịch di sản
Con đường di sản miền Trung là chương trình du lịch di sản đầu tiên được phát động và tổ chức rất thành công tại Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ trước, xuất phát từ Quảng Nam. Tại Indonesia tháng 6 năm 2007, Bộ trưởng Du lịch 6 nước ASEAN đã ký tuyên bố chung sáng lập Chương trình du lịch “Trail of Civilization” - “Con đường văn minh”, nối các cố đô là di sản thế giới trong ASEAN.
Mặt khó đối với các di tích, di sản của Việt Nam là hầu hết được xây dựng bằng vật liệu thiếu bền vững, khí hậu lại khắc nghiệt, trải qua chiến tranh kéo dài, nên bị hư hại nhiều và dễ xuống cấp. Vấn đề có tính thời sự là tôn tạo và phục hồi di tích.
Thời gian phải mất hàng trăm, hàng nghìn năm mới làm hỏng 1 di tích, nhưng con người chỉ cần một chục năm, thậm chí một năm, một tháng, một ngày cũng có thể làm biến dạng, làm hỏng một di sản. Khi muốn phục dựng phải tốn rất nhiều công sức, tiền của mà có khi không thể làm lại được, hoặc trùng tu rồi không có khách đến thăm. Vì vậy việc bảo tồn trùng tu di tích cần được tiến hành rất trách nhiệm và gắn ngay từ đầu giữa văn hóa và du lịch
.
Du lịch lễ hội
Việt Nam cũng là quê hương của các lễ hội. Lễ hội là biểu hiện tập trung của văn hóa. Từ năm 2000, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đề nghị và được Bộ Văn hóa - Thông tin lúc đó nhất trí chọn 20 lễ hội tiêu biểu trong cả nước cần tập trung phục hồi, khai thác, quảng bá, để thu hút khách du lịch.
Và Du lịch lễ hội đã trở thành 1 trong 6 nội dung trong Chương trình hành động quốc gia giai đoạn đầu thiên niên kỷ mới, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện. Toàn ngành đã triển khai chương trình này khá đồng bộ với mục đích tạo ra hình ảnh có một Việt Nam giàu văn hóa, khách du lịch có thể trải nghiệm lễ hội quanh năm, đi hết chiều dài đất nước.
Ở nhiều địa phương, nhiều hãng lữ hành đã có chương trình khai thác loại hình này khá tốt, khi gắn lễ hội với không gian đã sinh ra nó, trong các chương trình du lịch cộng đồng, du lịch tại các bản làng dân tộc, với phương châm trả lễ hội về cho cộng đồng, không sân khấu hóa lễ hội.
Từ tháng 6/2004, dưới sự chủ trì của Tổng cục Du lịch Việt Nam và UNWTO, được phép của Chính phủ, đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương tại Huế, với chủ đề “Du lịch văn hóa gắn với mục tiêu giảm đói nghèo.
Năm 2005, tại Đà Lạt chúng ta đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và Nhật Bản với sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật. Hội nghị đã ra tuyên bố Đà Lạt của các Bộ trưởng Du lịch Đông Á về “Du lịch hoa”.
Các nhà làm tour, nên tiếp tục hướng vào việc thu hút khách hành hương tự do, đông tới hàng triệu người mỗi dịp lễ hội, thành khách du lịch được chăm sóc, có các dịch vụ phù hợp, không để nhếch nhác, thả nổi làm méo mó hình ảnh du lịch lễ hội.
Các địa phương muốn phát triển kinh tế du lịch cần tự giác và có biện pháp hữu hiệu để dẹp loạn các biến tướng, trục lợi đang làm hỏng hình ảnh văn hóa con người Việt Nam qua các lễ hội.
Du lịch văn hóa ẩm thực
Đã từng có đề xuất đưa Việt Nam là điểm đến của thế giới về du lịch ẩm thực, là “bếp ăn” của thế giới. Các chuyên gia, đồng nghiệp trên thế giới thường khuyên là không nên để mạng lưới cửa hàng Fasfood, kiểu Mcdonald’s, KFC... vào Việt Nam.
Đến nay nhiều hãng ẩm thực ngoại lai nữa đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, như Lotteria, Pizza Hut, Subway, Bburger King... Dù sao thì văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn cần được các nhà làm du lịch quan tâm nhiều hơn nữa để trở thành đặc sản thu hút khách du lịch tới Việt Nam.
Du lịch bảo tàng
Bảo tàng là điểm đến hấp dẫn của du khách. Việt Nam có nhiều bảo tàng, tỉnh nào cũng có, na ná giống nhau, cùng ít hấp dẫn như nhau. Bảo tàng Hà Nội to nhất, xây dựng tốn kém nhất, lại không thu hút được du khách.
Ở Tây Nguyên có bảo tàng Gia Lai mới xây dựng, thiết kế giữ được phong cách dân tộc, lại mang dáng dấp hiện đại kiểu Pháp, rất có triển vọng nếu quan tâm đến phần trưng bày và có đội ngũ thuyết minh viên người dân tộc có nghề hơn. Nên rút kinh nghiệm từ những thành công của Bảo tàng Dân tộc Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Hà Nội và Bảo tàng Thái Nguyên, trong việc thu hút khách du lịch đến bảo tàng.
Để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
Có thể sẽ cần có nghiên cứu sâu hơn để duy danh, định nghĩa và lượng hóa các tiêu chí thế nào là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng cũng dễ hiểu, dễ thống nhất khi một ngành được Đảng có Nghị quyết, Quốc hội ghi thành Luật, Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể, phải đóng góp trên 10% GDP, tổng doanh thu phải đạt 35 tỷ USD, 20 tỷ USD xuất khẩu tại chỗ, có sức lan tỏa, kéo các ngành khác phát triển theo, tạo ra 1,6 triệu việc làm trực tiếp, 4 triệu việc làm gián tiếp... thì ngành đó là ngành kinh tế mũi nhọn.
Vì là ngành kinh tế nên du lịch đã thu hút được hàng loạt nhà đầu tư lớn trong ngoài nước. Những dự án đẳng cấp, sang trọng, hàng ngàn hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư vào du lịch đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Việt Nam.
Đây là điều đáng mừng và sẽ còn tiếp tục đầu tư lớn, nhiều nữa. Cần một thái độ ứng xử có văn hóa cao của các nhà đầu tư đối với thiên nhiên. Năm nguyên tắc ứng xử tôn trọng và hài hòa với thiên nhiên, coi thiên nhiên là sản phẩm số một của du lịch, phải được coi trọng và tuân thủ.
Cũng cần cân nhắc hệ thống quản lý nhà nước về ngành kinh tế mũi nhọn này sao cho hiệu quả. Ở các nước phát triển, trình độ cán bộ quản lý nhà nước và công cụ. Phương cách quản lý đã hiện đại, số lượng các bộ ít, thường du lịch gắn trong bộ tổng hợp.
Ở những nước đang phát triển, du lịch có nhiều tiềm năng, cần phát triển nhanh để có tác dụng lan tỏa, kéo các ngành kinh tế khác phát triển theo, thường tổ chức Bộ Du lịch riêng.
Trên phạm vi toàn cầu có tới hơn 60 nước có bộ du lịch hoặc bộ du lịch là chính kèm một ngành khác 10 nước có cơ quan du lịch quốc gia thuộc chính phủ, Cuba trong giai đoạn đầu, để phát triển nhanh du lịch, đã cử 1 ủy viên bộ chính trị trực tiếp làm bộ trưởng du lịch.
Ở nước ta, đã có nhiều lần du lịch bị chia ra nhập vào, với xu hướng không nhất quán. Năm 1978 lần đầu tiên Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập thuộc Chính phủ. Năm 1990 Du lịch nhập vào Bộ Văn hóa. Năm 1991 Du lịch tách ra, nhập vào Bộ Thương mại. Năm 1992 Du lịch được tách ra thành Tổng cục Du lịch thuộc Chính phủ.
15 năm du lịch là ngành độc lập thuộc Chính phủ, có lẽ là giai đoạn xây dựng và tạo nên được những bước phát triển khá rõ nét trong lịch sử hình thành và phát triển du lịch Việt Nam.
Lần này, ở nhiều địa phương có điều kiện phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn, Chính phủ đã cho phép thành lập lại Sở Du lịch. Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” ngày 16/1/2027, đã ghi là “Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch...”. “Nghiên cứu xác định mô hình, hệ thống tổ chức, quản lý ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới”.
Vì vậy vấn đề tổ chức bộ máy quản lý ngành du lịch cần được đặt ra, được nghiên cứu tổng kết công phu để có đề xuất xác đáng. Trước mắt, trong Luật Du lịch sắp ban hành, có thể nên ghi mở là “Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch” như Luật Du lịch hiện hành để Chính phủ có thời gian, rộng đường cân nhắc theo đòi hỏi khách quan của cuộc sống, chưa nên chốt trong Luật.
* Tác giả bài viết nguyên là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.
Ngày nay trên toàn cầu, lượng khách du lịch hàng năm đã là 1,2 tỷ người. Năm 2008 con số này mới là 800 triệu. Tăng gấp rưỡi trong vòng 10 năm. Sắp tới chắc sẽ còn tăng nhanh nữa.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) thì 60% trong số đó là khách du lịch văn hóa. Đó là phép thống kê tách ra tương đối để phân biệt các loại hình du lịch. Thực ra, du khách nào cũng là khách du lịch văn hóa.
Bản chất của du lịch là văn hóa
Theo định nghĩa kinh điển, được coi là khách du lịch khi lữ khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên qua một đêm, và nhiều nhất là không quá một năm, không vì mục đích học tập hay hành nghề kinh doanh kiếm tiền. Du lịch là đi chơi, đi thăm thú, tìm hiểu một nền văn hóa khác lạ để trải nghiệm, nghỉ ngơi, không làm kinh tế. Ham thanh chuộng lạ là bản tính con người, và vì bản tính đó, vì nhu cầu đó mới có nghề du lịch. Du lịch là nghề chơi - chơi nhưng cũng lắm công phu! Lấy văn hóa để tiếp đãi văn hóa!
Sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hóa, cách ứng xử văn hóa của điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Không có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Không một di sản thiên nhiên nào không mang dấu ấn di sản văn hóa. Ngay việc bảo tồn, giữ gìn, trân trọng thiên nhiên đến độ cả nhân loại suy tôn một di sản thiên nhiên thế giới cũng đã là sự suy tôn giá trị văn hóa, cách ứng xử văn hóa đối với thiên nhiên của một dân tộc.
Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người, là nước giàu văn hóa, nhiều nền văn hóa: Văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, Oc-eo ở miền Nam... Những nền văn hóa ấy là bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Việt Nam là quốc gia có di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khu dự trữ sinh quyển thế giới... nhiều nhất trong ASEAN. Một di sản văn hóa hỗn hợp duy nhất của Đông Nam Á được UNESCO công nhận cũng là di sản của Việt Nam – quần thể di tích Tràng An.
Với tiềm năng thế mạnh này, lại là điểm đến được mệnh danh là hòa bình thân thiện và an toàn, Việt Nam cần thiết và có thể “thuộc nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.
Một số loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu
Du lịch di sản
Con đường di sản miền Trung là chương trình du lịch di sản đầu tiên được phát động và tổ chức rất thành công tại Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ trước, xuất phát từ Quảng Nam. Tại Indonesia tháng 6 năm 2007, Bộ trưởng Du lịch 6 nước ASEAN đã ký tuyên bố chung sáng lập Chương trình du lịch “Trail of Civilization” - “Con đường văn minh”, nối các cố đô là di sản thế giới trong ASEAN.
Mặt khó đối với các di tích, di sản của Việt Nam là hầu hết được xây dựng bằng vật liệu thiếu bền vững, khí hậu lại khắc nghiệt, trải qua chiến tranh kéo dài, nên bị hư hại nhiều và dễ xuống cấp. Vấn đề có tính thời sự là tôn tạo và phục hồi di tích.
Thời gian phải mất hàng trăm, hàng nghìn năm mới làm hỏng 1 di tích, nhưng con người chỉ cần một chục năm, thậm chí một năm, một tháng, một ngày cũng có thể làm biến dạng, làm hỏng một di sản. Khi muốn phục dựng phải tốn rất nhiều công sức, tiền của mà có khi không thể làm lại được, hoặc trùng tu rồi không có khách đến thăm. Vì vậy việc bảo tồn trùng tu di tích cần được tiến hành rất trách nhiệm và gắn ngay từ đầu giữa văn hóa và du lịch
.
Du lịch lễ hội
Việt Nam cũng là quê hương của các lễ hội. Lễ hội là biểu hiện tập trung của văn hóa. Từ năm 2000, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đề nghị và được Bộ Văn hóa - Thông tin lúc đó nhất trí chọn 20 lễ hội tiêu biểu trong cả nước cần tập trung phục hồi, khai thác, quảng bá, để thu hút khách du lịch.
Và Du lịch lễ hội đã trở thành 1 trong 6 nội dung trong Chương trình hành động quốc gia giai đoạn đầu thiên niên kỷ mới, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện. Toàn ngành đã triển khai chương trình này khá đồng bộ với mục đích tạo ra hình ảnh có một Việt Nam giàu văn hóa, khách du lịch có thể trải nghiệm lễ hội quanh năm, đi hết chiều dài đất nước.
Ở nhiều địa phương, nhiều hãng lữ hành đã có chương trình khai thác loại hình này khá tốt, khi gắn lễ hội với không gian đã sinh ra nó, trong các chương trình du lịch cộng đồng, du lịch tại các bản làng dân tộc, với phương châm trả lễ hội về cho cộng đồng, không sân khấu hóa lễ hội.
Từ tháng 6/2004, dưới sự chủ trì của Tổng cục Du lịch Việt Nam và UNWTO, được phép của Chính phủ, đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương tại Huế, với chủ đề “Du lịch văn hóa gắn với mục tiêu giảm đói nghèo.
Năm 2005, tại Đà Lạt chúng ta đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và Nhật Bản với sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật. Hội nghị đã ra tuyên bố Đà Lạt của các Bộ trưởng Du lịch Đông Á về “Du lịch hoa”.
Các nhà làm tour, nên tiếp tục hướng vào việc thu hút khách hành hương tự do, đông tới hàng triệu người mỗi dịp lễ hội, thành khách du lịch được chăm sóc, có các dịch vụ phù hợp, không để nhếch nhác, thả nổi làm méo mó hình ảnh du lịch lễ hội.
Các địa phương muốn phát triển kinh tế du lịch cần tự giác và có biện pháp hữu hiệu để dẹp loạn các biến tướng, trục lợi đang làm hỏng hình ảnh văn hóa con người Việt Nam qua các lễ hội.
Du lịch văn hóa ẩm thực
Đã từng có đề xuất đưa Việt Nam là điểm đến của thế giới về du lịch ẩm thực, là “bếp ăn” của thế giới. Các chuyên gia, đồng nghiệp trên thế giới thường khuyên là không nên để mạng lưới cửa hàng Fasfood, kiểu Mcdonald’s, KFC... vào Việt Nam.
Đến nay nhiều hãng ẩm thực ngoại lai nữa đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, như Lotteria, Pizza Hut, Subway, Bburger King... Dù sao thì văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn cần được các nhà làm du lịch quan tâm nhiều hơn nữa để trở thành đặc sản thu hút khách du lịch tới Việt Nam.
Du lịch bảo tàng
Bảo tàng là điểm đến hấp dẫn của du khách. Việt Nam có nhiều bảo tàng, tỉnh nào cũng có, na ná giống nhau, cùng ít hấp dẫn như nhau. Bảo tàng Hà Nội to nhất, xây dựng tốn kém nhất, lại không thu hút được du khách.
Ở Tây Nguyên có bảo tàng Gia Lai mới xây dựng, thiết kế giữ được phong cách dân tộc, lại mang dáng dấp hiện đại kiểu Pháp, rất có triển vọng nếu quan tâm đến phần trưng bày và có đội ngũ thuyết minh viên người dân tộc có nghề hơn. Nên rút kinh nghiệm từ những thành công của Bảo tàng Dân tộc Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Hà Nội và Bảo tàng Thái Nguyên, trong việc thu hút khách du lịch đến bảo tàng.
Để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
Có thể sẽ cần có nghiên cứu sâu hơn để duy danh, định nghĩa và lượng hóa các tiêu chí thế nào là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng cũng dễ hiểu, dễ thống nhất khi một ngành được Đảng có Nghị quyết, Quốc hội ghi thành Luật, Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể, phải đóng góp trên 10% GDP, tổng doanh thu phải đạt 35 tỷ USD, 20 tỷ USD xuất khẩu tại chỗ, có sức lan tỏa, kéo các ngành khác phát triển theo, tạo ra 1,6 triệu việc làm trực tiếp, 4 triệu việc làm gián tiếp... thì ngành đó là ngành kinh tế mũi nhọn.
Vì là ngành kinh tế nên du lịch đã thu hút được hàng loạt nhà đầu tư lớn trong ngoài nước. Những dự án đẳng cấp, sang trọng, hàng ngàn hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư vào du lịch đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Việt Nam.
Đây là điều đáng mừng và sẽ còn tiếp tục đầu tư lớn, nhiều nữa. Cần một thái độ ứng xử có văn hóa cao của các nhà đầu tư đối với thiên nhiên. Năm nguyên tắc ứng xử tôn trọng và hài hòa với thiên nhiên, coi thiên nhiên là sản phẩm số một của du lịch, phải được coi trọng và tuân thủ.
Cũng cần cân nhắc hệ thống quản lý nhà nước về ngành kinh tế mũi nhọn này sao cho hiệu quả. Ở các nước phát triển, trình độ cán bộ quản lý nhà nước và công cụ. Phương cách quản lý đã hiện đại, số lượng các bộ ít, thường du lịch gắn trong bộ tổng hợp.
Ở những nước đang phát triển, du lịch có nhiều tiềm năng, cần phát triển nhanh để có tác dụng lan tỏa, kéo các ngành kinh tế khác phát triển theo, thường tổ chức Bộ Du lịch riêng.
Trên phạm vi toàn cầu có tới hơn 60 nước có bộ du lịch hoặc bộ du lịch là chính kèm một ngành khác 10 nước có cơ quan du lịch quốc gia thuộc chính phủ, Cuba trong giai đoạn đầu, để phát triển nhanh du lịch, đã cử 1 ủy viên bộ chính trị trực tiếp làm bộ trưởng du lịch.
Ở nước ta, đã có nhiều lần du lịch bị chia ra nhập vào, với xu hướng không nhất quán. Năm 1978 lần đầu tiên Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập thuộc Chính phủ. Năm 1990 Du lịch nhập vào Bộ Văn hóa. Năm 1991 Du lịch tách ra, nhập vào Bộ Thương mại. Năm 1992 Du lịch được tách ra thành Tổng cục Du lịch thuộc Chính phủ.
15 năm du lịch là ngành độc lập thuộc Chính phủ, có lẽ là giai đoạn xây dựng và tạo nên được những bước phát triển khá rõ nét trong lịch sử hình thành và phát triển du lịch Việt Nam.
Lần này, ở nhiều địa phương có điều kiện phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn, Chính phủ đã cho phép thành lập lại Sở Du lịch. Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” ngày 16/1/2027, đã ghi là “Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch...”. “Nghiên cứu xác định mô hình, hệ thống tổ chức, quản lý ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới”.
Vì vậy vấn đề tổ chức bộ máy quản lý ngành du lịch cần được đặt ra, được nghiên cứu tổng kết công phu để có đề xuất xác đáng. Trước mắt, trong Luật Du lịch sắp ban hành, có thể nên ghi mở là “Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch” như Luật Du lịch hiện hành để Chính phủ có thời gian, rộng đường cân nhắc theo đòi hỏi khách quan của cuộc sống, chưa nên chốt trong Luật.
* Tác giả bài viết nguyên là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.