Vàng không còn là “vịnh tránh bão”
Giá vàng trồi sụt mạnh vài ngày qua, khiến nhiều người cho rằng, bong bóng trên thị trường này đã tới lúc vỡ bung
Vàng không còn là thiên đường trú ẩn an toàn, không còn là vịnh tránh bão. Charles Lewis Sizemore - giám đốc đầu tư hãng quản lý vốn Sizemore - nêu quan điểm trên trang Market Watch.
Tính tới 9h sáng nay (27/9, theo giờ Việt Nam), giá vàng kỳ hạn trên bảng giao dịch điện tử New York đang đứng ở 1.631 USD/ounce, tăng 36 USD so với hồi đêm qua. Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, giá vàng giao ngay quốc tế cũng đang dao động ở vùng 1.631,6 USD/ounce.
Đêm qua, giá vàng kỳ hạn trên thị trường New York tiếp tục suy giảm, đánh dấu phiên đi xuống thứ tư liên tiếp trong bối cảnh giới đầu tư vội vã chuyển sang nắm giữ tiền mặt do khó khăn về thanh khoản bắt nguồn từ những khoản lỗ lớn của các tài sản khác. Tuy nhiên, trong phiên, giá vàng loại này tăng giảm chóng mặt.
Đầu phiên giao dịch, giá vàng sụt giảm tới 104,8 USD xuống còn 1.535 USD/oz, mức thấp nhất kể từ ngày 8/7/2011. Tuy nhiên, mỗi khi giá vàng xuống thấp thì luôn có lực cầu mạnh sẵn sàng bắt đáy. Điều này khiến giá vàng nhanh chóng bật mạnh sau khi xuống vùng 1.530 USD/oz.
Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao tháng 12 đóng cửa giảm 45 USD, tương ứng 2,7%, xuống còn 1.594,8 USD/ounce, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 8/7 và là lần đầu tiên kể từ tháng 7 xuống dưới ngưỡng 1.600 USD/ounce. Giá vàng giao ngay đóng cửa ở mức 1.592,50 USD/ounce, giảm so với mức đóng cửa 1.637,50 USD/ounce ngày 23/9.
Trước đó, tại phiên châu Á, giá vàng giao ngay giảm tới 5,2%. Trong phiên này, có thời điểm giá vàng giao ngay giảm xuống 1.534,49 USD/ounce, mức thấp nhất trong 11 tuần, trước khi phục hồi lại mức 1.558,39 USD/ounce vào khoảng 2h chiều (giờ Việt Nam).
Giới phân tích cho rằng thị trường vàng đang phải hứng chịu đợt điều chỉnh mạnh do các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận để bù đắp khoản lỗ ở các danh mục đầu tư khác. Giá bạc giao tháng 12 giảm 12,5 cent (0,4%), xuống còn 29,976 USD/ounce. Giá platin giao tháng 10 cũng giảm 66,3 USD (4,1%), xuống còn 1.546,9 USD/ounce.
Còn theo Dominic Schnider, chuyên gia thuộc công ty UBS Wealth Management, có trụ sở tại Singapore, sự mạnh lên của "đồng bạc xanh," khiến những hàng hóa định giá bằng USD như vàng trở nên đắt đỏ hơn so với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác, đang là nhân tố gây sức ép lên giá vàng.
Trong năm nay, đồng USD đã tăng gần 6% so với rổ tiền tệ, do các nhà đầu tư tăng cường bán ra tài sản rủi ro và tìm kiếm sự an toàn trong việc nắm giữ "đồng bạc xanh". Chuyên gia Schnider dự đoán đồng USD vẫn sẽ tăng giá trong ngắn hạn, bởi mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng Euro vẫn "ám ảnh" các nhà đầu tư trên thị trường.
Các bộ trưởng tài chính nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi cuối tuần qua đã cam kết sẽ làm tất cả những gì cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và các thị trường tài chính, vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng, song lại không đưa ra một đề xuất nào cụ thể.
Tuy nhiên, hãng tin BBC hôm qua dẫn nguồn tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết kế hoạch giải cứu khổng lồ dành cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang hình thành. Kế hoạch bao gồm xóa 50% số nợ của chính phủ Hy Lạp; tăng quy mô của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (ESSF) từ 440 tỷ Euro lên 2.000 tỷ Euro.
BBC cho biết, các chính phủ châu Âu hy vọng bản kế hoạch sẽ được hoàn tất trong vòng 5-6 tuần tới. Mặc dù việc thực hiện kế hoạch trên rất kho khăn và cái giả phải trả sẽ rất lớn, thậm chí đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái tệ hơn, nhưng ít nhiều cũng vực dậy niềm tin của nhà đầu tư rằng giới hoạch định chính sách không chỉ nói suông.
Đến nay, giới đầu tư và phân tích kinh tế quốc tế vẫn không hài lòng với tiến độ đối phó khủng hoảng nợ của các chính phủ châu Âu. Nhiều nhà phân tích cho rằng, chỉ có hành động cụ thể, thay vì lời nói, mới có thể trấn an thị trường đang ở tình cảnh mong manh dễ vỡ như hiện nay.
Tuần này, các chuyên gia Liên minh châu Âu (EU) và IMF bắt đầu nối lại kế hoạch kiểm toán tài chính đối với Athens để khẳng định liệu quốc gia đang chìm trong nợ nần này có thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công hay không, trong khi Quốc hội Đức cuối tuần sẽ bỏ phiếu đối với các quyết định có ý nghĩa rất quan trọng đối với nỗ lực của Eurozone ngăn chặn "bệnh" nợ công lây lan thành đại dịch trong khu vực.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 26/9, đoàn kiểm toán của EU và IMF sẽ đánh giá tiến độ cải cách ở Hy Lạp trước khi quyết định có giải ngân khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ USD trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ Euro dành cho Hy Lạp hay không. Đây là số tiền Athens cần phải có để trả lương và thanh toán một số khoản nợ đáo hạn vào tháng 10 tới.
Còn dự kiến, vào ngày 29/9 tới, Quốc hội Đức sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với các quyết định của Khu vực đồng Euro nhằm mở rộng quyền hạn của quỹ cứu trợ ngắn hạn mang tên Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và quyết định thành lập quỹ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), công cụ thay thế ESSF hết hiệu lực vào năm 2013.
Sự chấp thuận của cơ quan lập pháp các nước thành viên Khu vực đồng Euro, trong đó có Đức - nước đóng góp phần lớn nhất cho các quỹ cứu trợ khu vực, đối với các quyết định trên của Khu vực đồng Euro sẽ mở đường để EU triển khai gói cứu trợ thứ hai trị giá 159 tỷ Euro dành cho Hy Lạp.
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, việc để Hy Lạp vỡ nợ lúc này sẽ hủy hoại lòng tin của giới đầu tư và gây ra tình trạng truyền nhiễm vỡ nợ, như đã từng xảy ra sau vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008. Bà cũng cho biết sẽ dựa vào đánh giá của IMF để đưa ra đề xuất về cách thức giải quyết vấn đề Hy Lạp.
Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Jean Leonetti cho rằng Hy Lạp sẽ thoát được thảm họa vỡ nợ vì kịch bản này không chỉ có lợi đối với Nhà nước và người dân Hy Lạp, mà cả Khu vực đồng Euro. Ông đồng thời nhấn mạnh cái giá phải trả cho việc để Hy Lạp vỡ nợ sẽ cao hơn nhiều so với việc bỏ tiền ra cứu trợ Athens.
Những thông tin lạc quan từ châu Âu đã giúp các thị trường chứng khoán khu vực này và Mỹ tăng mạnh. Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 22,56 điểm, tương ứng 0,45%, lên chốt ở mức 5.089,37 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 49,23 điểm, tương ứng 1,75%, lên 2.859,34 điểm. Chỉ số DAX của Đức tiến 149 điểm, tương ứng 2,87% lên 5.345,56 điểm.
Tương tự, thị trường chứng khoán Mỹ bật mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 272,38 điểm, tương ứng 2,5%, lên 11.043,86 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ ngày 7/9 tới nay. Chỉ số S&P 500 tăng 26,52 điểm, tương ứng 2,3%, lên 1.162,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 33,46 điểm, tương ứng 1,4%, lên 2.516,69 điểm.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal dẫn kết quả điều tra mới nhất của tổ chức Markit cho biết hoạt động kinh tế của Eurozone đang lần đầu tiên bị thu hẹp lại trong vòng hơn hai năm qua. Đây được coi là dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đang đẩy khối 17 nước Eurozone tới bờ vực suy thoái.
Trong tháng 9 này, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Eurozone đã giảm 1,5 điểm xuống chỉ còn 49,2 điểm trên thang độ 100 - mức giảm đầu tiên dưới mốc 50 kể từ tháng 7/2009. Sự sụt giảm về chỉ số PMI trong Eurozone là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu lo lắng bán ồ ạt tài sản trong vài tuần qua, làm cho các loại cổ phiếu chính của thế giới bị giảm giá mạnh.
Trong khi đó, đơn đặt hàng mới mua các mặt hàng công nghiệp của Eurozone trong tháng 7 /2011 đã giảm 2,1% so với tháng 6 trước đó. Niềm tin của người tiêu dùng cũng bị giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này trong quý II/2011 chỉ tăng 0,7% so với mức tăng hơn 3% của quý I/2011.
Giới phân tích dự báo nhiều khả năng kinh tế Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong quý IV/2011 này hoặc quý đầu năm 2012. Thậm chí, Pacific Investment Management (PIMCO), công ty điều hành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, còn nhận định rằng, các nền kinh tế phát triển sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trong năm 2012 do suy thoái tại châu Âu.
Mohamed El-Erian, Giám đốc điều hành PIMCO, cho rằng các quốc gia công nghiệp gần như không tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới do kinh tế châu Âu sụt giảm 1-2% còn kinh tế Mỹ đứng yên. Vì vậy, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 2.5%, thấp hơn so với dự báo 4% cho năm 2011 và 2012 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo đó, các rủi ro đối với kinh tế châu Âu nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung vẫn tồn tại. Một khi những vấn đề này chưa được giải quyết thì nguy cơ suy thoái vẫn còn. Adam Klopfenstein, chiến lược gia cấp cao về kim loại quý của MF Global khẳng định, nguy cơ tái khủng hoảng toàn cầu sẽ khiến nhu cầu sở hữu giảm sút và vàng sẽ thiết lập mức thấp mới trong ngắn hạn.
Cùng quan điểm này, nhà phân tích Suki Cooper của Barclays Capital ở New York cho rằng, giá vàng chỉ phục hồi khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra những biện pháp can thiệp cụ thể để ngăn chặn kinh tế rơi vào suy thoái và không để Hy Lạp vỡ nợ.
Còn Jeff Nichols, chuyên gia kim loại quý kiêm giám đốc quản lý của American Precious Metals Advisors, thì cho rằng chính nhà đầu cơ đã đẩy giá vàng lên cao kỷ lục, sau đó lũng đoạn thị trường. Việc giá vàng đảo ngược vài ngày qua không phải do nhu cầu giảm sút, mà chính bởi bàn tay đầu cơ. Khi giới đầu tư đã nhận ra là vàng đã bị đẩy lên quá đà thời gian qua thì họ lập tức quay lưng lại với thứ tài sản này.
Do đó, ông Nichols khẳng định, giai đoạn giảm từ đỉnh xuống mốc 1.600 USD/ounce mới chỉ là sự khởi đầu của chu kỳ tan vỡ của bong bóng vàng. Dưới ngưỡng tâm lý này, các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật khác của giá vàng thế giới giảm dần đều khoảng 200 USD, tương ứng là 1.400 USD/ounce, 1.200 USD/ounce và cuối cùng là 1.000 USD/ounce.
Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng của giá vàng, nhà phân tích Ong Yi Ling, thuộc hãng Phillip Futures, cho rằng trong dài hạn giá vàng sẽ tiếp tục tăng, bởi những yếu tố trợ giúp giá vàng như tỷ lệ lãi suất thấp tại các nền kinh tế phát triển và tình trạng lạm phát tăng cao tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, vẫn tồn tại. Nhà phân tích này dự đoán, giá vàng sẽ lên 2.000 USD/ounce vào năm sau.
Tính tới 9h sáng nay (27/9, theo giờ Việt Nam), giá vàng kỳ hạn trên bảng giao dịch điện tử New York đang đứng ở 1.631 USD/ounce, tăng 36 USD so với hồi đêm qua. Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, giá vàng giao ngay quốc tế cũng đang dao động ở vùng 1.631,6 USD/ounce.
Đêm qua, giá vàng kỳ hạn trên thị trường New York tiếp tục suy giảm, đánh dấu phiên đi xuống thứ tư liên tiếp trong bối cảnh giới đầu tư vội vã chuyển sang nắm giữ tiền mặt do khó khăn về thanh khoản bắt nguồn từ những khoản lỗ lớn của các tài sản khác. Tuy nhiên, trong phiên, giá vàng loại này tăng giảm chóng mặt.
Đầu phiên giao dịch, giá vàng sụt giảm tới 104,8 USD xuống còn 1.535 USD/oz, mức thấp nhất kể từ ngày 8/7/2011. Tuy nhiên, mỗi khi giá vàng xuống thấp thì luôn có lực cầu mạnh sẵn sàng bắt đáy. Điều này khiến giá vàng nhanh chóng bật mạnh sau khi xuống vùng 1.530 USD/oz.
Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao tháng 12 đóng cửa giảm 45 USD, tương ứng 2,7%, xuống còn 1.594,8 USD/ounce, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 8/7 và là lần đầu tiên kể từ tháng 7 xuống dưới ngưỡng 1.600 USD/ounce. Giá vàng giao ngay đóng cửa ở mức 1.592,50 USD/ounce, giảm so với mức đóng cửa 1.637,50 USD/ounce ngày 23/9.
Trước đó, tại phiên châu Á, giá vàng giao ngay giảm tới 5,2%. Trong phiên này, có thời điểm giá vàng giao ngay giảm xuống 1.534,49 USD/ounce, mức thấp nhất trong 11 tuần, trước khi phục hồi lại mức 1.558,39 USD/ounce vào khoảng 2h chiều (giờ Việt Nam).
Giới phân tích cho rằng thị trường vàng đang phải hứng chịu đợt điều chỉnh mạnh do các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận để bù đắp khoản lỗ ở các danh mục đầu tư khác. Giá bạc giao tháng 12 giảm 12,5 cent (0,4%), xuống còn 29,976 USD/ounce. Giá platin giao tháng 10 cũng giảm 66,3 USD (4,1%), xuống còn 1.546,9 USD/ounce.
Còn theo Dominic Schnider, chuyên gia thuộc công ty UBS Wealth Management, có trụ sở tại Singapore, sự mạnh lên của "đồng bạc xanh," khiến những hàng hóa định giá bằng USD như vàng trở nên đắt đỏ hơn so với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác, đang là nhân tố gây sức ép lên giá vàng.
Trong năm nay, đồng USD đã tăng gần 6% so với rổ tiền tệ, do các nhà đầu tư tăng cường bán ra tài sản rủi ro và tìm kiếm sự an toàn trong việc nắm giữ "đồng bạc xanh". Chuyên gia Schnider dự đoán đồng USD vẫn sẽ tăng giá trong ngắn hạn, bởi mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng Euro vẫn "ám ảnh" các nhà đầu tư trên thị trường.
Các bộ trưởng tài chính nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi cuối tuần qua đã cam kết sẽ làm tất cả những gì cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và các thị trường tài chính, vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng, song lại không đưa ra một đề xuất nào cụ thể.
Tuy nhiên, hãng tin BBC hôm qua dẫn nguồn tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết kế hoạch giải cứu khổng lồ dành cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang hình thành. Kế hoạch bao gồm xóa 50% số nợ của chính phủ Hy Lạp; tăng quy mô của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (ESSF) từ 440 tỷ Euro lên 2.000 tỷ Euro.
BBC cho biết, các chính phủ châu Âu hy vọng bản kế hoạch sẽ được hoàn tất trong vòng 5-6 tuần tới. Mặc dù việc thực hiện kế hoạch trên rất kho khăn và cái giả phải trả sẽ rất lớn, thậm chí đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái tệ hơn, nhưng ít nhiều cũng vực dậy niềm tin của nhà đầu tư rằng giới hoạch định chính sách không chỉ nói suông.
Đến nay, giới đầu tư và phân tích kinh tế quốc tế vẫn không hài lòng với tiến độ đối phó khủng hoảng nợ của các chính phủ châu Âu. Nhiều nhà phân tích cho rằng, chỉ có hành động cụ thể, thay vì lời nói, mới có thể trấn an thị trường đang ở tình cảnh mong manh dễ vỡ như hiện nay.
Tuần này, các chuyên gia Liên minh châu Âu (EU) và IMF bắt đầu nối lại kế hoạch kiểm toán tài chính đối với Athens để khẳng định liệu quốc gia đang chìm trong nợ nần này có thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công hay không, trong khi Quốc hội Đức cuối tuần sẽ bỏ phiếu đối với các quyết định có ý nghĩa rất quan trọng đối với nỗ lực của Eurozone ngăn chặn "bệnh" nợ công lây lan thành đại dịch trong khu vực.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 26/9, đoàn kiểm toán của EU và IMF sẽ đánh giá tiến độ cải cách ở Hy Lạp trước khi quyết định có giải ngân khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ USD trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ Euro dành cho Hy Lạp hay không. Đây là số tiền Athens cần phải có để trả lương và thanh toán một số khoản nợ đáo hạn vào tháng 10 tới.
Còn dự kiến, vào ngày 29/9 tới, Quốc hội Đức sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với các quyết định của Khu vực đồng Euro nhằm mở rộng quyền hạn của quỹ cứu trợ ngắn hạn mang tên Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và quyết định thành lập quỹ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), công cụ thay thế ESSF hết hiệu lực vào năm 2013.
Sự chấp thuận của cơ quan lập pháp các nước thành viên Khu vực đồng Euro, trong đó có Đức - nước đóng góp phần lớn nhất cho các quỹ cứu trợ khu vực, đối với các quyết định trên của Khu vực đồng Euro sẽ mở đường để EU triển khai gói cứu trợ thứ hai trị giá 159 tỷ Euro dành cho Hy Lạp.
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, việc để Hy Lạp vỡ nợ lúc này sẽ hủy hoại lòng tin của giới đầu tư và gây ra tình trạng truyền nhiễm vỡ nợ, như đã từng xảy ra sau vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008. Bà cũng cho biết sẽ dựa vào đánh giá của IMF để đưa ra đề xuất về cách thức giải quyết vấn đề Hy Lạp.
Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Jean Leonetti cho rằng Hy Lạp sẽ thoát được thảm họa vỡ nợ vì kịch bản này không chỉ có lợi đối với Nhà nước và người dân Hy Lạp, mà cả Khu vực đồng Euro. Ông đồng thời nhấn mạnh cái giá phải trả cho việc để Hy Lạp vỡ nợ sẽ cao hơn nhiều so với việc bỏ tiền ra cứu trợ Athens.
Những thông tin lạc quan từ châu Âu đã giúp các thị trường chứng khoán khu vực này và Mỹ tăng mạnh. Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 22,56 điểm, tương ứng 0,45%, lên chốt ở mức 5.089,37 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 49,23 điểm, tương ứng 1,75%, lên 2.859,34 điểm. Chỉ số DAX của Đức tiến 149 điểm, tương ứng 2,87% lên 5.345,56 điểm.
Tương tự, thị trường chứng khoán Mỹ bật mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 272,38 điểm, tương ứng 2,5%, lên 11.043,86 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ ngày 7/9 tới nay. Chỉ số S&P 500 tăng 26,52 điểm, tương ứng 2,3%, lên 1.162,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 33,46 điểm, tương ứng 1,4%, lên 2.516,69 điểm.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal dẫn kết quả điều tra mới nhất của tổ chức Markit cho biết hoạt động kinh tế của Eurozone đang lần đầu tiên bị thu hẹp lại trong vòng hơn hai năm qua. Đây được coi là dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đang đẩy khối 17 nước Eurozone tới bờ vực suy thoái.
Trong tháng 9 này, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Eurozone đã giảm 1,5 điểm xuống chỉ còn 49,2 điểm trên thang độ 100 - mức giảm đầu tiên dưới mốc 50 kể từ tháng 7/2009. Sự sụt giảm về chỉ số PMI trong Eurozone là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu lo lắng bán ồ ạt tài sản trong vài tuần qua, làm cho các loại cổ phiếu chính của thế giới bị giảm giá mạnh.
Trong khi đó, đơn đặt hàng mới mua các mặt hàng công nghiệp của Eurozone trong tháng 7 /2011 đã giảm 2,1% so với tháng 6 trước đó. Niềm tin của người tiêu dùng cũng bị giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này trong quý II/2011 chỉ tăng 0,7% so với mức tăng hơn 3% của quý I/2011.
Giới phân tích dự báo nhiều khả năng kinh tế Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong quý IV/2011 này hoặc quý đầu năm 2012. Thậm chí, Pacific Investment Management (PIMCO), công ty điều hành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, còn nhận định rằng, các nền kinh tế phát triển sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trong năm 2012 do suy thoái tại châu Âu.
Mohamed El-Erian, Giám đốc điều hành PIMCO, cho rằng các quốc gia công nghiệp gần như không tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới do kinh tế châu Âu sụt giảm 1-2% còn kinh tế Mỹ đứng yên. Vì vậy, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 2.5%, thấp hơn so với dự báo 4% cho năm 2011 và 2012 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo đó, các rủi ro đối với kinh tế châu Âu nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung vẫn tồn tại. Một khi những vấn đề này chưa được giải quyết thì nguy cơ suy thoái vẫn còn. Adam Klopfenstein, chiến lược gia cấp cao về kim loại quý của MF Global khẳng định, nguy cơ tái khủng hoảng toàn cầu sẽ khiến nhu cầu sở hữu giảm sút và vàng sẽ thiết lập mức thấp mới trong ngắn hạn.
Cùng quan điểm này, nhà phân tích Suki Cooper của Barclays Capital ở New York cho rằng, giá vàng chỉ phục hồi khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra những biện pháp can thiệp cụ thể để ngăn chặn kinh tế rơi vào suy thoái và không để Hy Lạp vỡ nợ.
Còn Jeff Nichols, chuyên gia kim loại quý kiêm giám đốc quản lý của American Precious Metals Advisors, thì cho rằng chính nhà đầu cơ đã đẩy giá vàng lên cao kỷ lục, sau đó lũng đoạn thị trường. Việc giá vàng đảo ngược vài ngày qua không phải do nhu cầu giảm sút, mà chính bởi bàn tay đầu cơ. Khi giới đầu tư đã nhận ra là vàng đã bị đẩy lên quá đà thời gian qua thì họ lập tức quay lưng lại với thứ tài sản này.
Do đó, ông Nichols khẳng định, giai đoạn giảm từ đỉnh xuống mốc 1.600 USD/ounce mới chỉ là sự khởi đầu của chu kỳ tan vỡ của bong bóng vàng. Dưới ngưỡng tâm lý này, các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật khác của giá vàng thế giới giảm dần đều khoảng 200 USD, tương ứng là 1.400 USD/ounce, 1.200 USD/ounce và cuối cùng là 1.000 USD/ounce.
Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng của giá vàng, nhà phân tích Ong Yi Ling, thuộc hãng Phillip Futures, cho rằng trong dài hạn giá vàng sẽ tiếp tục tăng, bởi những yếu tố trợ giúp giá vàng như tỷ lệ lãi suất thấp tại các nền kinh tế phát triển và tình trạng lạm phát tăng cao tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, vẫn tồn tại. Nhà phân tích này dự đoán, giá vàng sẽ lên 2.000 USD/ounce vào năm sau.