Vàng mất điểm trong mắt giới đầu tư quốc tế
Chứng khoán toàn cầu tăng điểm và triển vọng Mỹ sớm tăng lãi suất khiến nhu cầu đầu tư vàng suy giảm
Theo hãng tin Bloomberg, vàng không còn được các nhà đầu tư quốc tế ưa chuộng như trước. Điều này được thể hiện qua việc khối lượng vàng nắm giữ trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Các thị trường chứng khoán lớn từ Mỹ tới Trung Quốc tăng điểm, cộng thêm triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất cơ bản đồng USD khiến đồng tiền này tăng giá là những nguyên nhân chính khiến nhu cầu đầu tư vào vàng suy giảm.
Theo dữ liệu của Bloomberg, khối lượng vàng mà các ETF nắm giữ đã giảm 5,45 tấn trong phiên giao dịch ngày 2/6, tương đương mức giảm 0,3%, còn 1.594,08 tấn. Đến nay, mức nắm giữ của các ETF vàng đã giảm 39% kể từ khi lập kỷ lục ở mức 2.632,52 tấn vào tháng 12/2012. Khối lượng nắm giữ vàng của các ETF giảm 33% trong năm 2013 và tiếp tục giảm thêm 9,3% trong năm 2014.
Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh trong năm 2015, trong đó thị trường Mỹ đạt mức điểm cao kỷ lục và chỉ số chính của thị trường Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong vòng 12 tháng.
FED đã phát tín hiệu kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại sau khi suy giảm trong quý 1. Ít khả năng FED sẽ nâng lãi suất USD trong tháng 6 này, nhưng cánh cửa nâng lãi suất trong nửa sau của năm nay đang được để ngỏ. Triển vọng tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá và gây sức ép giảm giá cho vàng theo quy luật thường thấy.
“Thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc đang đem lại mức lợi nhuận khả quan. Điều này không có lợi cho nhu cầu vàng”, nhà phân tích Victor Thianpiriya thuộc ngân hàng ANZ ở Singapore nhận định.
Sáng ngày 3/6, giá vàng gia ngay tại thị trường châu Á dao động quanh ngưỡng 1.195 USD/oz. Từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng 0,9%.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall tăng 2,5%, đạt mức kỷ lục vào hôm 21/5, còn chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Trung Quốc tăng tới 52%. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, một thước đo sức mạnh của đồng USD, đã tăng 4,5% từ đầu năm.
Khối lượng nắm giữ của ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust giảm 0,6% trong phiên giao dịch ngày 2/6, còn 709,89 tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 14/1.
Trong khi các nhà đầu tư thế giới bán ròng vàng, các ngân hàng trung ương lại tăng nắm giữ tài sản này trong vòng 5 năm trở lại đây, đảo ngược xu hướng bán ròng suốt 2 thập niên từ cuối những năm 1980. Nga - nước có dự trữ vàng lớn thứ ba thế giới - đã tăng gấp 3 lần mức nắm giữ vàng kể từ năm 2005. Kazakhstan cũng nằm trong nhóm các nước tăng dự trữ vàng.
Theo một báo cáo mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), mức mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương trong quý 1 năm nay tăng quý thứ 17 liên tiếp. Nhiều ngân hàng trung ương mới chỉ nắm một số ít đồng tiền dự trữ và đang tìm đến vàng như một công cụ đa dạng hóa, phòng ngừa rủi ro.
Các thị trường chứng khoán lớn từ Mỹ tới Trung Quốc tăng điểm, cộng thêm triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất cơ bản đồng USD khiến đồng tiền này tăng giá là những nguyên nhân chính khiến nhu cầu đầu tư vào vàng suy giảm.
Theo dữ liệu của Bloomberg, khối lượng vàng mà các ETF nắm giữ đã giảm 5,45 tấn trong phiên giao dịch ngày 2/6, tương đương mức giảm 0,3%, còn 1.594,08 tấn. Đến nay, mức nắm giữ của các ETF vàng đã giảm 39% kể từ khi lập kỷ lục ở mức 2.632,52 tấn vào tháng 12/2012. Khối lượng nắm giữ vàng của các ETF giảm 33% trong năm 2013 và tiếp tục giảm thêm 9,3% trong năm 2014.
Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh trong năm 2015, trong đó thị trường Mỹ đạt mức điểm cao kỷ lục và chỉ số chính của thị trường Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong vòng 12 tháng.
FED đã phát tín hiệu kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại sau khi suy giảm trong quý 1. Ít khả năng FED sẽ nâng lãi suất USD trong tháng 6 này, nhưng cánh cửa nâng lãi suất trong nửa sau của năm nay đang được để ngỏ. Triển vọng tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá và gây sức ép giảm giá cho vàng theo quy luật thường thấy.
“Thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc đang đem lại mức lợi nhuận khả quan. Điều này không có lợi cho nhu cầu vàng”, nhà phân tích Victor Thianpiriya thuộc ngân hàng ANZ ở Singapore nhận định.
Sáng ngày 3/6, giá vàng gia ngay tại thị trường châu Á dao động quanh ngưỡng 1.195 USD/oz. Từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng 0,9%.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall tăng 2,5%, đạt mức kỷ lục vào hôm 21/5, còn chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Trung Quốc tăng tới 52%. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, một thước đo sức mạnh của đồng USD, đã tăng 4,5% từ đầu năm.
Khối lượng nắm giữ của ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust giảm 0,6% trong phiên giao dịch ngày 2/6, còn 709,89 tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 14/1.
Trong khi các nhà đầu tư thế giới bán ròng vàng, các ngân hàng trung ương lại tăng nắm giữ tài sản này trong vòng 5 năm trở lại đây, đảo ngược xu hướng bán ròng suốt 2 thập niên từ cuối những năm 1980. Nga - nước có dự trữ vàng lớn thứ ba thế giới - đã tăng gấp 3 lần mức nắm giữ vàng kể từ năm 2005. Kazakhstan cũng nằm trong nhóm các nước tăng dự trữ vàng.
Theo một báo cáo mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), mức mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương trong quý 1 năm nay tăng quý thứ 17 liên tiếp. Nhiều ngân hàng trung ương mới chỉ nắm một số ít đồng tiền dự trữ và đang tìm đến vàng như một công cụ đa dạng hóa, phòng ngừa rủi ro.