“Vàng sẽ được giao dịch như chứng khoán”
Ngân hàng Á Châu (ACB) cùng Eximbank, SCB, SJC... sắp sửa ra mắt sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam
Ngân hàng Á Châu (ACB) cùng Eximbank, SCB, SJC... sắp sửa ra mắt sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam.
Từ nay, bên cạnh thị trường chứng khoán, việc tìm lợi nhuận từ vàng sẽ có sức hút không kém đối với người đầu tư... Sau đây là nội dung cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB về sàn giao dịch này.
Thưa ông, thị trường vàng Việt Nam đã đủ yếu tố để có sàn giao dịch vàng?
Thị trường vàng ghi nhận trong 2 - 3 năm gần đây, lượng người đầu tư tìm chênh lệch giá từ vàng gia tăng khi giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh.
Sàn giao dịch vàng Sài Gòn được xây dựng với mục đích tạo ra một sân chơi cho những người muốn bảo hiểm rủi ro hoặc tìm chênh lệch giá vàng. Ở đó, nhà đầu tư đến để mua bán vàng hằng ngày. Họ tự quyết định giá cả, tận dụng từng giây phút biến động của thị trường vàng để tối đa hóa lợi nhuận cho mình.
Một tiện ích khá quan trọng là họ có thể chơi với quy mô lớn hơn số vốn của mình (được thành viên cho vay khi giao dịch). Hơn hết, sàn sẽ là nơi minh bạch hóa các giao dịch vàng, tạo sự tin tưởng và an toàn trong các giao dịch giữa các nhà đầu tư thông qua các thành viên trên sàn. Dự kiến cuối tháng 5 này sàn sẽ mở cửa.
Các giao dịch sẽ được tiến hành như thế nào?
Có thể hình dung sàn giao dịch vàng tương tự như sàn giao dịch chứng khoán. Trên sàn có các thành viên (ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng...). Nhà đầu tư chọn lựa thành viên mở tài khoản và đặt lệnh thông qua các thành viên.
Sàn sẽ giao dịch khớp lệnh liên tục. Khi có lệnh mua lệnh bán phù hợp, phần mềm sẽ tự động khớp lệnh. Thứ tự ưu tiên lệnh căn cứ vào mức giá lệnh mua giá cao, lệnh bán giá thấp; và căn cứ vào thời gian, lệnh nhập vào hệ thống trước thì khớp trước. Sàn sẽ căn cứ giá đóng cửa của ngày hôm trước và diễn biến giá trước giờ mở cửa làm giá tham chiếu cho nhà đầu tư.
Theo dự kiến, loại vàng giao dịch là vàng SJC (vì hiện chiếm khoảng 98% giao dịch trên thị trường). Khối lượng đặt lệnh tối thiểu là 10 lượng/lệnh. Đơn vị yết giá: VND/lượng. Bước nhảy về giá: 5.000 đồng/lượng. Phí giao dịch: 2.000 đồng/lượng. Thời gian hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, sáng: 9 - 11 giờ, chiều: 13 - 15 giờ. Những tham số này có khả năng thay đổi để sát thị trường hơn sau một thời gian hoạt động.
Sàn giao dịch vàng dự kiến đặt tại chi nhánh ACB Tân Bình, 20 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, Tp.HCM.
Ông có thể nói rõ hơn về các quy định giao dịch vàng trên sàn?
Trước mắt, nhà đầu tư chỉ đặt lệnh trực tiếp tại sàn, nhà đầu tư nước ngoài chưa được tham gia. Sàn giao dịch không giới hạn biên độ dao động của giá vàng. Lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực trong ngày. Ví dụ: nhà đầu tư mở tài khoản và phát lệnh mua bán thông qua ACB. Khi bắt đầu một giao dịch bán 1.000 lượng ở một mức giá nào đó, nhà đầu tư ký quỹ 10%.
Giả sử lệnh được khớp 700 lượng, phần 300 lượng còn lại sẽ tiếp tục được chờ khớp cho đến khi nhà đầu tư viết phiếu huỷ lệnh hoặc hệ thống sẽ tự huỷ vào cuối ngày. Sau đó, nếu thấy giá vàng xuống đến mức giá mong đợi, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua lại số vàng này và hưởng chênh lệch.
Qua quy định, có thể thấy những người mua bán nhỏ chưa tham gia được, nghĩa là có một lượng lớn người mua bán ngoài sàn. Liệu có chi phối tính tập trung của sàn?
Quy định về quy mô đặt lệnh là bội số của 10 lượng vẫn phù hợp với những nhà đầu tư quy mô nhỏ. Gọi là "tập trung" vì trước đây không có nơi cho các nhà giao dịch ngồi lại với nhau, và đề ra một quy chế thoả cho nhiều người tham gia.
Còn bây giờ, trên sàn là những người mua bán không có nhu cầu vàng vật chất, họ hướng đến kinh doanh chứ không cất giữ vàng. Tuy không mang tham vọng tập trung tất cả các giao dịch, nhưng nhất định giá trên sàn phản ảnh được xu thế giá thị trường.
Ai là người thổi còi trên sàn? Có nhà đầu tư bày tỏ lo ngại khả năng liên kết làm giá của các "đại gia" là thành viên trên sàn?
Thứ nhất, cơ chế khớp lệnh liên tục làm hạn chế tối đa khả năng làm giá của cơ chế khớp lệnh định kỳ. Thứ hai, khi giá trên sàn không phản ánh cung cầu khách quan, quá cao hoặc quá thấp so với thị trường ngoài, thì người đầu tư (họ luôn khôn ngoan) sẽ tìm cách giao dịch có lợi nhất, sự vận động trong và ngoài sàn sẽ kéo giá lại gần thị trường nhất.
Vả lại, khi đặt giá phải có người mua đi bán lại, phải có tiền, nếu "làm giá" hoài thì thật khó có thể tồn tại.
Từ nay, bên cạnh thị trường chứng khoán, việc tìm lợi nhuận từ vàng sẽ có sức hút không kém đối với người đầu tư... Sau đây là nội dung cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB về sàn giao dịch này.
Thưa ông, thị trường vàng Việt Nam đã đủ yếu tố để có sàn giao dịch vàng?
Thị trường vàng ghi nhận trong 2 - 3 năm gần đây, lượng người đầu tư tìm chênh lệch giá từ vàng gia tăng khi giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh.
Sàn giao dịch vàng Sài Gòn được xây dựng với mục đích tạo ra một sân chơi cho những người muốn bảo hiểm rủi ro hoặc tìm chênh lệch giá vàng. Ở đó, nhà đầu tư đến để mua bán vàng hằng ngày. Họ tự quyết định giá cả, tận dụng từng giây phút biến động của thị trường vàng để tối đa hóa lợi nhuận cho mình.
Một tiện ích khá quan trọng là họ có thể chơi với quy mô lớn hơn số vốn của mình (được thành viên cho vay khi giao dịch). Hơn hết, sàn sẽ là nơi minh bạch hóa các giao dịch vàng, tạo sự tin tưởng và an toàn trong các giao dịch giữa các nhà đầu tư thông qua các thành viên trên sàn. Dự kiến cuối tháng 5 này sàn sẽ mở cửa.
Các giao dịch sẽ được tiến hành như thế nào?
Có thể hình dung sàn giao dịch vàng tương tự như sàn giao dịch chứng khoán. Trên sàn có các thành viên (ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng...). Nhà đầu tư chọn lựa thành viên mở tài khoản và đặt lệnh thông qua các thành viên.
Sàn sẽ giao dịch khớp lệnh liên tục. Khi có lệnh mua lệnh bán phù hợp, phần mềm sẽ tự động khớp lệnh. Thứ tự ưu tiên lệnh căn cứ vào mức giá lệnh mua giá cao, lệnh bán giá thấp; và căn cứ vào thời gian, lệnh nhập vào hệ thống trước thì khớp trước. Sàn sẽ căn cứ giá đóng cửa của ngày hôm trước và diễn biến giá trước giờ mở cửa làm giá tham chiếu cho nhà đầu tư.
Theo dự kiến, loại vàng giao dịch là vàng SJC (vì hiện chiếm khoảng 98% giao dịch trên thị trường). Khối lượng đặt lệnh tối thiểu là 10 lượng/lệnh. Đơn vị yết giá: VND/lượng. Bước nhảy về giá: 5.000 đồng/lượng. Phí giao dịch: 2.000 đồng/lượng. Thời gian hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, sáng: 9 - 11 giờ, chiều: 13 - 15 giờ. Những tham số này có khả năng thay đổi để sát thị trường hơn sau một thời gian hoạt động.
Sàn giao dịch vàng dự kiến đặt tại chi nhánh ACB Tân Bình, 20 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, Tp.HCM.
Ông có thể nói rõ hơn về các quy định giao dịch vàng trên sàn?
Trước mắt, nhà đầu tư chỉ đặt lệnh trực tiếp tại sàn, nhà đầu tư nước ngoài chưa được tham gia. Sàn giao dịch không giới hạn biên độ dao động của giá vàng. Lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực trong ngày. Ví dụ: nhà đầu tư mở tài khoản và phát lệnh mua bán thông qua ACB. Khi bắt đầu một giao dịch bán 1.000 lượng ở một mức giá nào đó, nhà đầu tư ký quỹ 10%.
Giả sử lệnh được khớp 700 lượng, phần 300 lượng còn lại sẽ tiếp tục được chờ khớp cho đến khi nhà đầu tư viết phiếu huỷ lệnh hoặc hệ thống sẽ tự huỷ vào cuối ngày. Sau đó, nếu thấy giá vàng xuống đến mức giá mong đợi, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua lại số vàng này và hưởng chênh lệch.
Qua quy định, có thể thấy những người mua bán nhỏ chưa tham gia được, nghĩa là có một lượng lớn người mua bán ngoài sàn. Liệu có chi phối tính tập trung của sàn?
Quy định về quy mô đặt lệnh là bội số của 10 lượng vẫn phù hợp với những nhà đầu tư quy mô nhỏ. Gọi là "tập trung" vì trước đây không có nơi cho các nhà giao dịch ngồi lại với nhau, và đề ra một quy chế thoả cho nhiều người tham gia.
Còn bây giờ, trên sàn là những người mua bán không có nhu cầu vàng vật chất, họ hướng đến kinh doanh chứ không cất giữ vàng. Tuy không mang tham vọng tập trung tất cả các giao dịch, nhưng nhất định giá trên sàn phản ảnh được xu thế giá thị trường.
Ai là người thổi còi trên sàn? Có nhà đầu tư bày tỏ lo ngại khả năng liên kết làm giá của các "đại gia" là thành viên trên sàn?
Thứ nhất, cơ chế khớp lệnh liên tục làm hạn chế tối đa khả năng làm giá của cơ chế khớp lệnh định kỳ. Thứ hai, khi giá trên sàn không phản ánh cung cầu khách quan, quá cao hoặc quá thấp so với thị trường ngoài, thì người đầu tư (họ luôn khôn ngoan) sẽ tìm cách giao dịch có lợi nhất, sự vận động trong và ngoài sàn sẽ kéo giá lại gần thị trường nhất.
Vả lại, khi đặt giá phải có người mua đi bán lại, phải có tiền, nếu "làm giá" hoài thì thật khó có thể tồn tại.