Vào mùa săn... tiền lẻ
Tết âm lịch đến gần, nhưng “thị trường” tiền lẻ có vẻ ít sôi động. Tuy nhiên, những chiêu thổi giá và phí đổi đắt đỏ thì vẫn thế
Tết âm lịch đến gần, nhưng “thị trường” tiền lẻ có vẻ ít sôi động. Tuy nhiên, những chiêu thổi giá và phí đổi đắt đỏ thì vẫn thế.
Dẫu khá thân thiện nhưng nhân viên của SeABank, Oceanbank và một vài nhà băng thương mại đều chung một phản hồi giống nhau “phải đợi” khi người viết nhờ đổi mấy đồng bạc lẻ để đi lễ và lì xì tết cho trẻ em năm nay.
Lý do họ đưa ra cũng khá giống nhau: lãnh đạo chưa có chủ trương gì về tiền lẻ dịp Tết năm nay. Đồng thời, không quên nhắn thêm: nếu có đổi thì các loại tiền khác, chứ mệnh giá 500 đồng thì chịu!
Không chỉ các chợ đổi tiền lẻ truyền thống tại Hà Nội im ắng như Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Chùa Hà, Phủ Tây Hồ, mà chuyện săn tiền trên mạng cũng bớt đi sự sôi sục như trước đây. Qua tìm hiểu thực tế, với loại hình đổi tiền lẻ chính thống, được biết phía các ngân hàng thương mại tuy không hào hứng lắm với chuyện đổi tiền, nhưng cũng có những điều chỉnh mới với loại dịch vụ cò con này.
Rút kinh nghiệm những năm trước, cơ số tiền lẻ sẽ được các nhà băng thương mại phân bổ hợp lý hơn, đặc biệt sẽ tránh bị khan hiếm tờ 20.000 đồng. Nhưng có một điều khác với năm ngoái là năm nay loại tiền mệnh giá 500 đồng, vốn là loại thông dụng để các bà, các cô đi lễ chùa đầu năm khá khan hiếm.
Một chuyên gia thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng trên thực tế tờ 500 đồng ít được đưa vào lưu thông, nếu in loại tiền này quá nhiều có thể sẽ mất cân đối về cơ số tiền và lãng phí.
Có nhiều lý do để giải thích cho việc vì sao thị trường tiền lẻ năm nay kém sôi động. Ngoài lý do đời sống kinh tế khó khăn hơn thì có hai nguyên nhân được xem là chủ yếu.
Thứ nhất, năm nay Ngân hàng Nhà nước đã có quy định bằng văn bản quán triệt nhân viên trong toàn hệ thống không được lợi dụng việc đổi tiền cũ lấy tiền mới nhằm mục đích trục lợi cá nhân và có chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp đổi tiền hưởng chênh lệch, gây ảnh hưởng đến lưu thông tiền.
Thứ hai, năm nay hai tết dương và âm lịch quá gần nhau, dân văn phòng vốn là khách hàng chủ chốt của thị trường này đang bận túi bụi với các chương trình tổng kết cuối năm nên ít có thời gian rảnh để ra chợ hay lên mạng.
Tuy nhiên, lên mạng thì thấy, tiền lẻ với những mức phí đổi cao ngất ngưởng vẫn khá nhiều. Mỗi mạng một kiểu, nhưng nhìn chung phổ biến ở các mức giá như sau. Phí đổi tiền lẻ mệnh giá 200 VND đổi với số lượng trên 2 triệu đồng thì phí là 55%. Tiền mệnh giá 500 VND số lượng trên 5 triệu đồng thì khách hàng phải chịu phí 25%. Tiền mệnh giá 1000, 2000, 5000, 10.000, 20.000 đến 100.000 VND thì có mức phí đổi từ 5 - 16%. Tiền càng có mệnh giá cao thì phí càng bé.
Như vậy, nếu muốn có 1 triệu đồng tờ tiền loại 200 VND, thì người cần tiền phải bỏ ra 550 nghìn đồng. Tương tự, với 1 triệu đồng loại tiền mệnh giá 500 VND, người đổi phải cắt 250 nghìn đồng cho người bán.
Tất cả các trang website đổi tiền đều có số điện thoại. Thử bắt máy một số trên trang website “Doitienle”, người viết được một chuyên gia tư vấn và giải nghĩa cụ thể từng tờ tiền, đồng thời không quên mồi chài: đối với những tờ tiền mới, độ đắt rẻ luôn phụ thuộc mã số seri. Còn đối với tiền cũ thì dựa vào năm sản xuất để đo giá trị. Tờ tiền nào càng lâu, càng “đồ cổ” thì giá trị càng cao.
Một tờ 2 USD mới toanh chỉ có giá 48.500 đồng/tờ, tuy nhiên tờ 2 USD được in năm 1953 có giá 450.000 đồng/tờ. Thậm chí, tờ 2 USD “siêu hiếm” được in năm 1917 có giá 2 triệu đồng/tờ. Đại loại 2 USD có seri VIP như Tứ quý, Tam hoa, Phát lộc, Thần tài... giá từ 1-1,5 triệu đồng/bộ. Đặc biệt, nếu tờ 2 USD vừa hội tụ được yếu tố “cổ” cộng với số seri đẹp thì chắc phải tiền tấn.
Dân buôn tiền lẻ cứ “thổi” vậy, ai không tỉnh thì... ăn đủ.
Dẫu khá thân thiện nhưng nhân viên của SeABank, Oceanbank và một vài nhà băng thương mại đều chung một phản hồi giống nhau “phải đợi” khi người viết nhờ đổi mấy đồng bạc lẻ để đi lễ và lì xì tết cho trẻ em năm nay.
Lý do họ đưa ra cũng khá giống nhau: lãnh đạo chưa có chủ trương gì về tiền lẻ dịp Tết năm nay. Đồng thời, không quên nhắn thêm: nếu có đổi thì các loại tiền khác, chứ mệnh giá 500 đồng thì chịu!
Không chỉ các chợ đổi tiền lẻ truyền thống tại Hà Nội im ắng như Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Chùa Hà, Phủ Tây Hồ, mà chuyện săn tiền trên mạng cũng bớt đi sự sôi sục như trước đây. Qua tìm hiểu thực tế, với loại hình đổi tiền lẻ chính thống, được biết phía các ngân hàng thương mại tuy không hào hứng lắm với chuyện đổi tiền, nhưng cũng có những điều chỉnh mới với loại dịch vụ cò con này.
Rút kinh nghiệm những năm trước, cơ số tiền lẻ sẽ được các nhà băng thương mại phân bổ hợp lý hơn, đặc biệt sẽ tránh bị khan hiếm tờ 20.000 đồng. Nhưng có một điều khác với năm ngoái là năm nay loại tiền mệnh giá 500 đồng, vốn là loại thông dụng để các bà, các cô đi lễ chùa đầu năm khá khan hiếm.
Một chuyên gia thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng trên thực tế tờ 500 đồng ít được đưa vào lưu thông, nếu in loại tiền này quá nhiều có thể sẽ mất cân đối về cơ số tiền và lãng phí.
Có nhiều lý do để giải thích cho việc vì sao thị trường tiền lẻ năm nay kém sôi động. Ngoài lý do đời sống kinh tế khó khăn hơn thì có hai nguyên nhân được xem là chủ yếu.
Thứ nhất, năm nay Ngân hàng Nhà nước đã có quy định bằng văn bản quán triệt nhân viên trong toàn hệ thống không được lợi dụng việc đổi tiền cũ lấy tiền mới nhằm mục đích trục lợi cá nhân và có chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp đổi tiền hưởng chênh lệch, gây ảnh hưởng đến lưu thông tiền.
Thứ hai, năm nay hai tết dương và âm lịch quá gần nhau, dân văn phòng vốn là khách hàng chủ chốt của thị trường này đang bận túi bụi với các chương trình tổng kết cuối năm nên ít có thời gian rảnh để ra chợ hay lên mạng.
Tuy nhiên, lên mạng thì thấy, tiền lẻ với những mức phí đổi cao ngất ngưởng vẫn khá nhiều. Mỗi mạng một kiểu, nhưng nhìn chung phổ biến ở các mức giá như sau. Phí đổi tiền lẻ mệnh giá 200 VND đổi với số lượng trên 2 triệu đồng thì phí là 55%. Tiền mệnh giá 500 VND số lượng trên 5 triệu đồng thì khách hàng phải chịu phí 25%. Tiền mệnh giá 1000, 2000, 5000, 10.000, 20.000 đến 100.000 VND thì có mức phí đổi từ 5 - 16%. Tiền càng có mệnh giá cao thì phí càng bé.
Như vậy, nếu muốn có 1 triệu đồng tờ tiền loại 200 VND, thì người cần tiền phải bỏ ra 550 nghìn đồng. Tương tự, với 1 triệu đồng loại tiền mệnh giá 500 VND, người đổi phải cắt 250 nghìn đồng cho người bán.
Tất cả các trang website đổi tiền đều có số điện thoại. Thử bắt máy một số trên trang website “Doitienle”, người viết được một chuyên gia tư vấn và giải nghĩa cụ thể từng tờ tiền, đồng thời không quên mồi chài: đối với những tờ tiền mới, độ đắt rẻ luôn phụ thuộc mã số seri. Còn đối với tiền cũ thì dựa vào năm sản xuất để đo giá trị. Tờ tiền nào càng lâu, càng “đồ cổ” thì giá trị càng cao.
Một tờ 2 USD mới toanh chỉ có giá 48.500 đồng/tờ, tuy nhiên tờ 2 USD được in năm 1953 có giá 450.000 đồng/tờ. Thậm chí, tờ 2 USD “siêu hiếm” được in năm 1917 có giá 2 triệu đồng/tờ. Đại loại 2 USD có seri VIP như Tứ quý, Tam hoa, Phát lộc, Thần tài... giá từ 1-1,5 triệu đồng/bộ. Đặc biệt, nếu tờ 2 USD vừa hội tụ được yếu tố “cổ” cộng với số seri đẹp thì chắc phải tiền tấn.
Dân buôn tiền lẻ cứ “thổi” vậy, ai không tỉnh thì... ăn đủ.