Vật liệu xây dựng: Giá tăng, sức mua giảm
Giá cả của hầu hết các mặt hàng đều tăng đã khiến cho thị trường vật liệu xây dựng hiện nay khá trầm lắng
Đầu năm, sức tiêu thụ đối với các loại vật liệu xây dựng thường không cao. Năm nay, việc hầu hết các mặt hàng đều tăng giá đã khiến cho thị trường này càng yên ắng.
Chị Băng, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Bình Băng trên phố Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) cho biết, gần đây, hầu như tất cả các vật liệu xây dựng đều tăng giá. Gạch lát tăng khoảng 10.000- 15.000 đồng/m2. Hiện gạch lát nền của Hạ Long có giá bán là 95.000 đồng/m2. Đá ốp cũng có mức tăng khoảng 5.000- 10.000 đồng/m2, đang được bán ra ở mức 150.000 đồng/m2. Gạch xây tăng khoảng 100 đồng/viên, cát tăng khoảng 50.000 đồng/xe (khoảng 13m3)….
Cũng theo chị Băng, thị trường vật liệu xây dựng thường khá trầm lắng vào những tháng đầu năm, song năm nay, do giá tăng càng khiến cho sức mua giảm mạnh.
Chị Tiên Thúy, chủ một của hàng khác cũng trên phố này thì chia sẻ, hiện nay do sức mua không cao nên giá bán ra của các mặt hàng chỉ tăng nhẹ. Vì vậy, đối với các đơn hàng có giá trị lớn còn có chút lời, còn với những người mua lẻ số lượng nhỏ thì chỉ là bán để giữ khách.
Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) giá xăng dầu, điện, những nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng tăng khiến giá bán của các vật liệu này cũng tăng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần xem xét lại quá trình sản xuất, sử dụng các công nghệ mới, tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết để hạ giá thành sản phẩm.
Đối với mặt hàng xi măng, ông Nguyễn Văn Điệp, Chánh văn phòng Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, hai tháng đầu năm lượng tiêu thụ đối với mặt hàng này chỉ đạt 6,2 triệu tấn, thấp hơn so với mức cùng kỳ năm trước là 7 triệu tấn.
“Với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ theo dự báo vào khoảng 10% và đạt mức 55- 56 triệu tấn, lẽ ra trong 2 tháng đầu năm 2011, sản lượng tiêu thụ phải đạt khoảng 8 triệu tấn mới là đạt yêu cầu”, ông Điệp nói.
Trên thực tế từ đầu tháng hai, một số doanh nghiệp trong ngành xi măng đã điều chỉnh tăng giá thêm 60.000 đồng/tấn và bán ra ở mức từ 900.000 đồng- 1,36 triệu đồng/tấn, tuỳ theo chủng loại và khu vực.
Sau khi giá xăng dầu và giá điện chính thức được điều chỉnh tăng, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình xem xét, chưa công bố về mức giá mới. Theo thông tin từ ông Điệp, tới đây khi giá than bán cho sản xuất xi măng tiếp tục tăng thì giá bán của mặt hàng này chắc chắn cũng sẽ bước vào đợt tăng mới.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xi măng X18 sức mua trên thị trường hiện nay không cao sẽ khiến các công ty xi măng có quy mô nhỏ với công suất chỉ 100.000 tấn/năm như X18 sẽ rất khó có thể tăng giá bán, thậm chí còn phải đối mặt với thua lỗ do các yếu tố đầu vào liên tục tăng cao.
Tương tự đối với mặt hàng kính xây dựng, do sự tăng giá đáng kể của xăng dầu và điện gần đây đã khiến các nhà sản xuất phải chính thức điều chỉnh giá bán từ ngày đầu tiên của tháng 3 từ 15-17%, tuỳ theo sản phẩm. “Điều này cũng đã làm cho sức mua trên thị trường giảm đáng kể so với trước đó”, ông Trần Quang Thái, Chủ tịch Hiệp hội Kính và Thuỷ tinh Việt Nam cho hay.
Từ 1/3, các doanh nghiệp sản xuất thép cũng đã chính thức tăng giá bán thêm từ 300.000- 500.000 đồng/tấn. Giá thép xuất xưởng tại các tỉnh miền Bắc đang được bán ra ở mức 17 triệu đồng, còn tại các tỉnh phía Nam là 18- 18,5 triệu đồng/tấn. Khi đến tay người tiêu dùng giá bán vào khoảng gần 20 triệu đồng/tấn.
Mặc dù mức tăng của mặt hàng này là khá cao song ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, lượng tiêu thụ thép trong tháng này sẽ tiếp tục ở mức cao, ước vào khoảng 400.000 tấn, do nhiều khách hàng lo ngại giá thép sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nên đẩy mạnh việc mua vào để tích trữ.
Thực tế trong tháng 2 vừa qua, lượng tiêu thụ thép dù vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước khi đạt mức khoảng 400.000 tấn, nhưng cũng đã giảm tới 69.000 tấn so với sức mua của tháng trước đó.
Chị Băng, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Bình Băng trên phố Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) cho biết, gần đây, hầu như tất cả các vật liệu xây dựng đều tăng giá. Gạch lát tăng khoảng 10.000- 15.000 đồng/m2. Hiện gạch lát nền của Hạ Long có giá bán là 95.000 đồng/m2. Đá ốp cũng có mức tăng khoảng 5.000- 10.000 đồng/m2, đang được bán ra ở mức 150.000 đồng/m2. Gạch xây tăng khoảng 100 đồng/viên, cát tăng khoảng 50.000 đồng/xe (khoảng 13m3)….
Cũng theo chị Băng, thị trường vật liệu xây dựng thường khá trầm lắng vào những tháng đầu năm, song năm nay, do giá tăng càng khiến cho sức mua giảm mạnh.
Chị Tiên Thúy, chủ một của hàng khác cũng trên phố này thì chia sẻ, hiện nay do sức mua không cao nên giá bán ra của các mặt hàng chỉ tăng nhẹ. Vì vậy, đối với các đơn hàng có giá trị lớn còn có chút lời, còn với những người mua lẻ số lượng nhỏ thì chỉ là bán để giữ khách.
Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) giá xăng dầu, điện, những nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng tăng khiến giá bán của các vật liệu này cũng tăng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần xem xét lại quá trình sản xuất, sử dụng các công nghệ mới, tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết để hạ giá thành sản phẩm.
Đối với mặt hàng xi măng, ông Nguyễn Văn Điệp, Chánh văn phòng Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, hai tháng đầu năm lượng tiêu thụ đối với mặt hàng này chỉ đạt 6,2 triệu tấn, thấp hơn so với mức cùng kỳ năm trước là 7 triệu tấn.
“Với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ theo dự báo vào khoảng 10% và đạt mức 55- 56 triệu tấn, lẽ ra trong 2 tháng đầu năm 2011, sản lượng tiêu thụ phải đạt khoảng 8 triệu tấn mới là đạt yêu cầu”, ông Điệp nói.
Trên thực tế từ đầu tháng hai, một số doanh nghiệp trong ngành xi măng đã điều chỉnh tăng giá thêm 60.000 đồng/tấn và bán ra ở mức từ 900.000 đồng- 1,36 triệu đồng/tấn, tuỳ theo chủng loại và khu vực.
Sau khi giá xăng dầu và giá điện chính thức được điều chỉnh tăng, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình xem xét, chưa công bố về mức giá mới. Theo thông tin từ ông Điệp, tới đây khi giá than bán cho sản xuất xi măng tiếp tục tăng thì giá bán của mặt hàng này chắc chắn cũng sẽ bước vào đợt tăng mới.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xi măng X18 sức mua trên thị trường hiện nay không cao sẽ khiến các công ty xi măng có quy mô nhỏ với công suất chỉ 100.000 tấn/năm như X18 sẽ rất khó có thể tăng giá bán, thậm chí còn phải đối mặt với thua lỗ do các yếu tố đầu vào liên tục tăng cao.
Tương tự đối với mặt hàng kính xây dựng, do sự tăng giá đáng kể của xăng dầu và điện gần đây đã khiến các nhà sản xuất phải chính thức điều chỉnh giá bán từ ngày đầu tiên của tháng 3 từ 15-17%, tuỳ theo sản phẩm. “Điều này cũng đã làm cho sức mua trên thị trường giảm đáng kể so với trước đó”, ông Trần Quang Thái, Chủ tịch Hiệp hội Kính và Thuỷ tinh Việt Nam cho hay.
Từ 1/3, các doanh nghiệp sản xuất thép cũng đã chính thức tăng giá bán thêm từ 300.000- 500.000 đồng/tấn. Giá thép xuất xưởng tại các tỉnh miền Bắc đang được bán ra ở mức 17 triệu đồng, còn tại các tỉnh phía Nam là 18- 18,5 triệu đồng/tấn. Khi đến tay người tiêu dùng giá bán vào khoảng gần 20 triệu đồng/tấn.
Mặc dù mức tăng của mặt hàng này là khá cao song ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, lượng tiêu thụ thép trong tháng này sẽ tiếp tục ở mức cao, ước vào khoảng 400.000 tấn, do nhiều khách hàng lo ngại giá thép sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nên đẩy mạnh việc mua vào để tích trữ.
Thực tế trong tháng 2 vừa qua, lượng tiêu thụ thép dù vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước khi đạt mức khoảng 400.000 tấn, nhưng cũng đã giảm tới 69.000 tấn so với sức mua của tháng trước đó.