Vay thêm ngoại tệ, chưa thắt chặt chính sách tiền tệ
Đây là thông điệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tình hình dự trữ ngoại tệ và tăng trưởng tín dụng hiện nay
Đây là thông điệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tình hình dự trữ ngoại tệ và tăng trưởng tín dụng hiện nay.
Chiều 21/10, Ngân hàng Nhà nước công bố một số thông tin đáng chú ý về định hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá thời gian tới, với những phân tích của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu.
Trước đó, tại diễn đàn Quốc hội, một số dữ liệu liên quan cũng đã được công bố. Cụ thể, báo cáo của Chính phủ cho biết, dự trữ ngoại hối hiện duy trì ở mức đảm bảo 12 tuần nhập khẩu; báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra con số tăng trưởng tín dụng sau 9 tháng đầu năm là 29%.
Nhiều khoản vay ngoại tệ mới
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước nhận định: Suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Dự kiến cả năm, xuất khẩu giảm khoảng 9,9%; lượng kiều hối giảm khoảng 15% so với năm 2008… Sự sụt giảm này có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể và gây sức ép lên tỷ giá.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, cán cân vãng lai năm 2009 dự báo thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, các nhu cầu ngoại tệ hiện nay đang được đảm bảo tốt với tỷ giá ổn định. Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan đã nỗ lực đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế để bổ sung nguồn ngoại tệ.
Việt Nam vừa vay được 500 triệu USD từ Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ (CFS) của ADB; sẽ vay Chính phủ Nhật Bản 500 triệu USD và trong 3 năm tới còn được vay ưu đãi bình quân mỗi năm 1 tỷ USD; đồng thời được tiếp cận vốn vay lãi suất thương mại.
Tại Hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa qua, Việt Nam cũng đã được WB đồng ý sẽ thu xếp nguồn vốn vay 1 tỷ USD hỗ trợ khắc phục khủng hoảng, trong đó 500 triệu USD sẽ được giải ngân trong năm 2009.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhận định rằng, việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua được thực hiện một cách linh hoạt theo diễn biến thị trường và có sự điều tiết phù hợp nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dẫn chứng: Thực tế, những biện pháp điều hành đã phát huy tác dụng tích cực, từ tháng 7 đến nay, thanh khoản ngoại tệ được cải thiện một cách đáng kể, dư nợ cho vay ngoại tệ đã tăng từ mức -2,5% những tháng đầu năm lên mức +6,5%.
Loại trừ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ
Ngoài thông tin về vấn đề tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số thông tin định hướng khác đáng chú ý: Lạm phát dự kiến của cả năm 2009 ở mức 7%, do vậy, từ nay đến cuối năm, khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được loại trừ, bởi sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước với việc giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%, giảm dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 3% là hợp lý.
“Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt và thận trọng phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước”.
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, một tín hiệu được đưa ra là tốc độ đã giảm dần qua các tháng gần đây. Quý 2/2009, huy động vốn tăng 10,65%, tăng trưởng tín dụng tăng 12,45%, nhưng đến quý 3, huy động vốn chỉ còn tăng 4,45%, tăng trưởng tín dụng tăng 7,58%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm dần theo các tháng. Tính trung bình 6 tuần gần đây, huy động vốn chỉ tăng 1,6% và từ nay đến cuối năm sẽ chỉ tăng 2,7%. Nếu trừ trích dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán thì vốn cho tín dụng sẽ chỉ còn 2,1%.
Thêm vào đó, hiện chênh lệch bình quân đầu vào, đầu ra của các ngân hàng thương mại chỉ còn 1,75%. Do đó, từ nay đến cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước cho rằng sẽ không xảy ra việc tăng trưởng tín dụng nóng.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, các ngân hàng thương mại đã lường trước được khả năng huy động vốn sẽ khó khăn hơn. Do vậy, các ngân hàng sẽ phải có phương pháp quản lý tài sản, kiểm soát rủi ro tốt hơn, hoạt động của ngân hàng vẫn đảm bảo ổn định.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện có thời hạn với mục tiêu trọng tâm là duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Chiều 21/10, Ngân hàng Nhà nước công bố một số thông tin đáng chú ý về định hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá thời gian tới, với những phân tích của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu.
Trước đó, tại diễn đàn Quốc hội, một số dữ liệu liên quan cũng đã được công bố. Cụ thể, báo cáo của Chính phủ cho biết, dự trữ ngoại hối hiện duy trì ở mức đảm bảo 12 tuần nhập khẩu; báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra con số tăng trưởng tín dụng sau 9 tháng đầu năm là 29%.
Nhiều khoản vay ngoại tệ mới
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước nhận định: Suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Dự kiến cả năm, xuất khẩu giảm khoảng 9,9%; lượng kiều hối giảm khoảng 15% so với năm 2008… Sự sụt giảm này có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể và gây sức ép lên tỷ giá.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, cán cân vãng lai năm 2009 dự báo thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, các nhu cầu ngoại tệ hiện nay đang được đảm bảo tốt với tỷ giá ổn định. Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan đã nỗ lực đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế để bổ sung nguồn ngoại tệ.
Việt Nam vừa vay được 500 triệu USD từ Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ (CFS) của ADB; sẽ vay Chính phủ Nhật Bản 500 triệu USD và trong 3 năm tới còn được vay ưu đãi bình quân mỗi năm 1 tỷ USD; đồng thời được tiếp cận vốn vay lãi suất thương mại.
Tại Hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa qua, Việt Nam cũng đã được WB đồng ý sẽ thu xếp nguồn vốn vay 1 tỷ USD hỗ trợ khắc phục khủng hoảng, trong đó 500 triệu USD sẽ được giải ngân trong năm 2009.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhận định rằng, việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua được thực hiện một cách linh hoạt theo diễn biến thị trường và có sự điều tiết phù hợp nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dẫn chứng: Thực tế, những biện pháp điều hành đã phát huy tác dụng tích cực, từ tháng 7 đến nay, thanh khoản ngoại tệ được cải thiện một cách đáng kể, dư nợ cho vay ngoại tệ đã tăng từ mức -2,5% những tháng đầu năm lên mức +6,5%.
Loại trừ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ
Ngoài thông tin về vấn đề tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số thông tin định hướng khác đáng chú ý: Lạm phát dự kiến của cả năm 2009 ở mức 7%, do vậy, từ nay đến cuối năm, khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được loại trừ, bởi sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước với việc giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%, giảm dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 3% là hợp lý.
“Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt và thận trọng phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước”.
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, một tín hiệu được đưa ra là tốc độ đã giảm dần qua các tháng gần đây. Quý 2/2009, huy động vốn tăng 10,65%, tăng trưởng tín dụng tăng 12,45%, nhưng đến quý 3, huy động vốn chỉ còn tăng 4,45%, tăng trưởng tín dụng tăng 7,58%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm dần theo các tháng. Tính trung bình 6 tuần gần đây, huy động vốn chỉ tăng 1,6% và từ nay đến cuối năm sẽ chỉ tăng 2,7%. Nếu trừ trích dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán thì vốn cho tín dụng sẽ chỉ còn 2,1%.
Thêm vào đó, hiện chênh lệch bình quân đầu vào, đầu ra của các ngân hàng thương mại chỉ còn 1,75%. Do đó, từ nay đến cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước cho rằng sẽ không xảy ra việc tăng trưởng tín dụng nóng.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, các ngân hàng thương mại đã lường trước được khả năng huy động vốn sẽ khó khăn hơn. Do vậy, các ngân hàng sẽ phải có phương pháp quản lý tài sản, kiểm soát rủi ro tốt hơn, hoạt động của ngân hàng vẫn đảm bảo ổn định.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện có thời hạn với mục tiêu trọng tâm là duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.