Vay tiền ăn học: “Gặp khó, có thể được xóa nợ”
"Sau 15 hay 20 năm nếu chưa trả hết, hoặc lỡ bị tai nạn không làm được việc nữa, thì được xóa nợ"
Không để sinh viên nghèo bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí, nhất là trong hoàn cảnh học phí có thể sẽ tăng trong thời gian tới và để thực hiện được quyết tâm này, Chính phủ đã ráo riết chỉ đạo thực hiện chương trình cho sinh viên vay vốn học tập.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Phạm Phụ, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục, về vấn đề này.
Chương trình cho sinh viên vay vốn có quan hệ mật thiết với việc tăng học phí. Việc tăng học phí sẽ không thể thực hiện được nếu chương trình cho sinh viên vay vốn không được đẩy mạnh, thưa giáo sư?
Chương trình cho học sinh vay vốn hiện đã phổ biến trên 50 nước. Về bản chất là để tăng thêm mức gánh chịu chi phí của sinh viên, giảm bớt mức gánh chịu của Nhà nước, chuyển sự gánh chịu của sinh viên từ hiện tại sang tương lai, khi mà họ đã có việc làm có khả năng trả nợ. Có như vậy, học sinh nghèo không phải bỏ học, mặt khác, việc tài trợ của Nhà nước mới công bằng hơn so với khi thực hiện chính sách học phí thấp.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, ví dụ như ở Australia, khi tăng học phí mà có chính sách cho sinh viên vay vốn, số sinh viên được học đại học vẫn tăng và mức độ mất công bằng xã hội gần như không thay đổi mấy, vẫn giữ được mức chênh lệch tỷ lệ học đại học của 2 lớp dân cư: 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất, khoảng 3-4 lần.
Còn Hồng Kông, khi tăng học phí lên 2,65 lần, họ đã lập những chương trình cho sinh viên vay vốn khá thành công với mục tiêu đặt ra là: “Không một em học sinh nào đủ trình độ mà lại không được học đại học” vì lý do tài chính. Khoảng 50% trong diện được vay, phần lớn sinh viên nghèo, số lượng vay tăng nhanh từ những năm 90 khi tăng học phí lên 2,65 lần.
Trong những năm trước, tại Việt Nam, quỹ cho sinh viên vay hình như chỉ khoảng 200 tỷ đồng và vay cũng khó khăn nên không sử dụng hết. Về quy mô, như vậy quỹ này chỉ có khoảng 13 triệu USD so với ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học khoảng 450 triệu USD. Trong khi đó, năm 2003, Thái Lan đã có quỹ học bổng đến 60 triệu USD, quỹ tín dụng sinh viên đến 350 triệu USD so với ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học là 860 triệu USD.
Tuy nhiên, năm nay, thay vì mức cho vay tối đa là 300 nghìn/tháng như trước đây, sinh viên được vay tối đa là 800 nghìn đồng/tháng. Thủ tướng cũng vừa quyết định cấp bổ sung 500 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và quyết định sẽ phát hành trái phiếu để huy động tiếp 2.000 tỷ đồng dành cho ngân hàng làm vốn cho học sinh - sinh viên vay đi học.
Vay vốn học tập rõ ràng là một quyền lợi rất sát sườn với sinh viên nhưng hầu như sinh viên còn khá thờ ơ với quyền lợi này và nếu tăng học phí thì nhiều sinh viên vẫn phải bỏ học như thường. Vậy theo giáo sư, làm thế nào để chương trình cho sinh viên vay vốn đi sâu sát hơn nữa với đời sống sinh viên và có thể thực hiện được nhiệm vụ tạo tiền đề cho việc tăng học phí?
Theo tôi, muốn thực hiện chương trình cho sinh viên vay vốn thành công thì quỹ cho vay phải đủ lớn, có thể bằng 40 - 50% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học, ví dụ khoảng 200 - 250 triệu USD, cho vay không chỉ để trả học phí mà còn một phần cho chi phí ăn ở. Diện cho vay rộng hơn, ví dụ 20 - 30% tổng số sinh viên. Lãi suất rất thấp, có thể chỉ khoảng 50% lãi suất thị trường. Nhà nước gánh chịu phần lớn rủi ro cho sinh viên.
Ví dụ, mức chi trả sau khi học xong và có việc làm tính theo phần trăm của phần thu nhập. Khi có việc với mức lương 1 triệu đồng/tháng thì chưa phải trả, khi mức lương 2 triệu đồng/tháng thì trả 20% của triệu thứ hai chẳng hạn, nghĩa là trả 200.000 đồng/tháng. Như vậy, mức trả cho từng giai đoạn ở đây là chưa xác định trước mà tùy thuộc vào mức thu nhập của người vay, cho đến khi hết nợ.
Nhưng sau 15 hay 20 năm nếu chưa trả hết, hoặc lỡ bị tai nạn không làm được việc nữa, thì được xóa nợ.
Nhà nước có một cơ quan độc lập lo việc này và chấp nhận một mức “thất thoát” nào đó trong việc thu hồi nợ... Tất nhiên, bên cạnh chương trình cho sinh viên vay vốn vẫn phải tiếp tục duy trì những giải pháp tài trợ cho sinh viên đã có lâu nay.
Chương trình sinh viên vay vốn tại Việt Nam nếu được thực hiện thành công sẽ đạt được những mục tiêu gì, thưa giáo sư?
Chương trình cho sinh viên vay vốn có thể có nhiều mục tiêu như: tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nguời nghèo; giảm bớt áp lực lên ngân sách Nhà nước; mở rộng hệ thống giáo dục đại học; đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực hoặc nghề nghiệp ưu tiên cụ thể; giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ (chính người sinh viên sẽ phải trả chi phí, chứ không phải chỉ là gia đình họ).
Ở Việt Nam, thiết nghĩ, các chương trình cho sinh viên vay vốn trước mắt nên được thiết kế tập trung vào các mục tiêu tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người nghèo, giảm bớt áp lực lên ngân sách Nhà nước, mở rộng hệ thống giáo dục đại học và giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ.
Cho sinh viên vay vốn là một chính sách có thể đảm bảo được công bằng xã hội. Đây là một phương án mà tôi tin là chúng ta có thể thực hiện được nếu có quyết tâm và kế hoạch đúng đắn trong vài năm tới.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Phạm Phụ, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục, về vấn đề này.
Chương trình cho sinh viên vay vốn có quan hệ mật thiết với việc tăng học phí. Việc tăng học phí sẽ không thể thực hiện được nếu chương trình cho sinh viên vay vốn không được đẩy mạnh, thưa giáo sư?
Chương trình cho học sinh vay vốn hiện đã phổ biến trên 50 nước. Về bản chất là để tăng thêm mức gánh chịu chi phí của sinh viên, giảm bớt mức gánh chịu của Nhà nước, chuyển sự gánh chịu của sinh viên từ hiện tại sang tương lai, khi mà họ đã có việc làm có khả năng trả nợ. Có như vậy, học sinh nghèo không phải bỏ học, mặt khác, việc tài trợ của Nhà nước mới công bằng hơn so với khi thực hiện chính sách học phí thấp.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, ví dụ như ở Australia, khi tăng học phí mà có chính sách cho sinh viên vay vốn, số sinh viên được học đại học vẫn tăng và mức độ mất công bằng xã hội gần như không thay đổi mấy, vẫn giữ được mức chênh lệch tỷ lệ học đại học của 2 lớp dân cư: 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất, khoảng 3-4 lần.
Còn Hồng Kông, khi tăng học phí lên 2,65 lần, họ đã lập những chương trình cho sinh viên vay vốn khá thành công với mục tiêu đặt ra là: “Không một em học sinh nào đủ trình độ mà lại không được học đại học” vì lý do tài chính. Khoảng 50% trong diện được vay, phần lớn sinh viên nghèo, số lượng vay tăng nhanh từ những năm 90 khi tăng học phí lên 2,65 lần.
Trong những năm trước, tại Việt Nam, quỹ cho sinh viên vay hình như chỉ khoảng 200 tỷ đồng và vay cũng khó khăn nên không sử dụng hết. Về quy mô, như vậy quỹ này chỉ có khoảng 13 triệu USD so với ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học khoảng 450 triệu USD. Trong khi đó, năm 2003, Thái Lan đã có quỹ học bổng đến 60 triệu USD, quỹ tín dụng sinh viên đến 350 triệu USD so với ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học là 860 triệu USD.
Tuy nhiên, năm nay, thay vì mức cho vay tối đa là 300 nghìn/tháng như trước đây, sinh viên được vay tối đa là 800 nghìn đồng/tháng. Thủ tướng cũng vừa quyết định cấp bổ sung 500 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và quyết định sẽ phát hành trái phiếu để huy động tiếp 2.000 tỷ đồng dành cho ngân hàng làm vốn cho học sinh - sinh viên vay đi học.
Vay vốn học tập rõ ràng là một quyền lợi rất sát sườn với sinh viên nhưng hầu như sinh viên còn khá thờ ơ với quyền lợi này và nếu tăng học phí thì nhiều sinh viên vẫn phải bỏ học như thường. Vậy theo giáo sư, làm thế nào để chương trình cho sinh viên vay vốn đi sâu sát hơn nữa với đời sống sinh viên và có thể thực hiện được nhiệm vụ tạo tiền đề cho việc tăng học phí?
Theo tôi, muốn thực hiện chương trình cho sinh viên vay vốn thành công thì quỹ cho vay phải đủ lớn, có thể bằng 40 - 50% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học, ví dụ khoảng 200 - 250 triệu USD, cho vay không chỉ để trả học phí mà còn một phần cho chi phí ăn ở. Diện cho vay rộng hơn, ví dụ 20 - 30% tổng số sinh viên. Lãi suất rất thấp, có thể chỉ khoảng 50% lãi suất thị trường. Nhà nước gánh chịu phần lớn rủi ro cho sinh viên.
Ví dụ, mức chi trả sau khi học xong và có việc làm tính theo phần trăm của phần thu nhập. Khi có việc với mức lương 1 triệu đồng/tháng thì chưa phải trả, khi mức lương 2 triệu đồng/tháng thì trả 20% của triệu thứ hai chẳng hạn, nghĩa là trả 200.000 đồng/tháng. Như vậy, mức trả cho từng giai đoạn ở đây là chưa xác định trước mà tùy thuộc vào mức thu nhập của người vay, cho đến khi hết nợ.
Nhưng sau 15 hay 20 năm nếu chưa trả hết, hoặc lỡ bị tai nạn không làm được việc nữa, thì được xóa nợ.
Nhà nước có một cơ quan độc lập lo việc này và chấp nhận một mức “thất thoát” nào đó trong việc thu hồi nợ... Tất nhiên, bên cạnh chương trình cho sinh viên vay vốn vẫn phải tiếp tục duy trì những giải pháp tài trợ cho sinh viên đã có lâu nay.
Chương trình sinh viên vay vốn tại Việt Nam nếu được thực hiện thành công sẽ đạt được những mục tiêu gì, thưa giáo sư?
Chương trình cho sinh viên vay vốn có thể có nhiều mục tiêu như: tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nguời nghèo; giảm bớt áp lực lên ngân sách Nhà nước; mở rộng hệ thống giáo dục đại học; đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực hoặc nghề nghiệp ưu tiên cụ thể; giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ (chính người sinh viên sẽ phải trả chi phí, chứ không phải chỉ là gia đình họ).
Ở Việt Nam, thiết nghĩ, các chương trình cho sinh viên vay vốn trước mắt nên được thiết kế tập trung vào các mục tiêu tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người nghèo, giảm bớt áp lực lên ngân sách Nhà nước, mở rộng hệ thống giáo dục đại học và giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ.
Cho sinh viên vay vốn là một chính sách có thể đảm bảo được công bằng xã hội. Đây là một phương án mà tôi tin là chúng ta có thể thực hiện được nếu có quyết tâm và kế hoạch đúng đắn trong vài năm tới.