VCG chưa đàm phán xong việc thoái vốn Xi măng Cẩm Phả
Lỗ lũy kế của Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả đến nay khoảng 1.124 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá khoảng 400 tỷ đồng
Đại hội đồng cổ đông Tổng công ty Vinaconex (mã VCG-HNX) thông qua định hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2012 - 2016 và một số nội dung quan trọng khác...
Cụ thể: theo VCG quý 3/2011 lợi nhuận hợp nhất của toàn Tổng công ty là 304 tỷ đồng, Công ty mẹ là 387 tỷ đồng. Khả năng hoàn thành kế hoạch Công ty mẹ với các nguồn thu từ các dự án N05 gồm căn hộ và diện tích thương mại, dự án An Khánh hạch toán lợi nhuận giai đoạn 1, cụm nhà thấp tầng, hoạt động xây lắp, nên việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận công ty mẹ (813 tỷ đồng) là khả thi. Tuy nhiên, nếu dự phòng rủi ro cho kết quả sản xuất kinh doanh của Xi măng Cẩm Phả thì lợi nhuận có khả năm giảm so với kế hoạch.
VCG cho biết, lỗ lũy kế của Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả đến nay khoảng 1.124 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá khoảng 400 tỷ đồng. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi là khoảng 500 tỷ đồng. Khi xây dựng báo cáo khả thi, năm 2005 thị trường trong nước thiếu khoảng 5-7 triệu tấn xi măng. Tuy nhiên, năm 2008-2010 tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Nguyên nhân là do Dự án Xi măng Cẩm Phả mới ra đời, phải cạnh tranh nhiều với các hãng xi măng khác, chi phí bán hàng tăng cao, chi phí tài chính rất lớn như trước đây là vay lãi 12% thì năm 2011 lãi vay khoảng 19%. Chi phí tài chính là khoảng 500 tỷ đồng/năm.
VCG giải trình là tổng công ty chưa có kinh nghiệm điều hành quản lý một nhà máy xi măng công suất lớn, công nghệ cao. Mặc dù, Tổng công ty đã thay Ban điều hành Xi măng Cẩm Phả nhưng do chi phí tài chính cao nên dự án này vẫn rất khó khăn.
Về việc thoái vốn Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, VCG cho biết việc thoái vốn này còn gặp nhiều khó khăn như tình hình tài chính thế giới khủng hoảng; Nếu thoái vốn trên 51% phải xin ý kiến của các Ngân hàng nước ngoài. Đến nay chỉ có hai ngân hàng chấp thuận. Khi thoái vốn cho nhà đầu tư nước ngoài mà nhà đầu nước ngoài chỉ được mua tối đa 49%, mặt khác, hiệu quả kinh doanh của dự án thấp nên rất khó đàm phán do các nhà đầu tư trả giá thấp chưa đáp ứng kỳ vọng. Hiện Tổng công ty đang tiếp tục đàm phán. Dự kiến nếu đàm phán thành công thì giao dịch chuyển nhượng cổ phần của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả sẽ được kết thúc trong quý 1/2012.
Ba năm kể từ khi Dự án Xi măng Cẩm Phả đi vào hoạt động đến nay, Tổng công ty không phải trích lập dự phòng tài chính. Từ năm 2012, Tổng công ty phải trích lập dự phòng tài chính của Công ty mẹ.
Năm 2012, lợi nhuận của Tổng công ty sẽ từ các nguồn sau như Dự án đường, dự án cầu, Dự án Nội Bài mang lại lợi nhuận cao, dự án HH. Về dự án Bắc An Khánh: Tổng công ty dự kiến chia đôi công việc, mời các nhà đầu tư hứ phát để thực hiện đầu tư; Dự án Chợ Mơ; Park City; Dự án N05 hoạch toán quý 1/2012; lợi nhuận từ các hoạt động cho thuê Bất động sản của Tổng công ty.
Theo báo cáo tài chính kinh doanh hợp nhất, doanh thu thuần quý 3 đạt 3.789 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 9.801 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt hơn 173 tỷ đồng, lũy kế đạt 304,3 tỷ đồng, EPS đạt 767 tỷ đồng.
Tính đến cuối cuối quý 3/2011, Tổng công ty đã đầu tư 1.990 tỷ đồng (tính theo mệnh giá) vào Xi măng Cẩm Phả và đầu tháng 10, Chính phủ đã đồng ý để Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) nhận chuyển nhượng 75% cổ phần của Xi măng Cẩm Phả từ Vinaconex.
Đại hội đã bầu Hội đồng Quản trị khóa mới gồm 9 thành viên, trong đó có 3 thành viên thuộc Tổng công ty SCIC là ông Hoàng Nguyên Học, ông Nguyễn Quốc Quy, ông Đinh Việt Tùng; 3 thành viên thuộc Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex là ông Nguyễn Thành Phương, ông Đoàn Châu Phong, ông Vũ Quý Hà; 2 thành viên thuộc tập đoàn Viettel là ông Hoàng Anh Xuân và ông Nguyễn Mạnh Hùng; 1 thành viên thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank là ông Nguyễn Thiều Quang.
Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới gồm 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên thuộc Tổng công ty Cổ phần Vinaconex là ông Đặng Thanh Huấn và ông Phạm Chí Sơn, 1 thành viên thuộc tập đoàn Viettel là ông Phạm Phú Trường; 2 thành viên thuộc Tổng công ty SCIC là ông Vũ Hồng Tuấn và bà Kiều Bích Hoa.
Cụ thể: theo VCG quý 3/2011 lợi nhuận hợp nhất của toàn Tổng công ty là 304 tỷ đồng, Công ty mẹ là 387 tỷ đồng. Khả năng hoàn thành kế hoạch Công ty mẹ với các nguồn thu từ các dự án N05 gồm căn hộ và diện tích thương mại, dự án An Khánh hạch toán lợi nhuận giai đoạn 1, cụm nhà thấp tầng, hoạt động xây lắp, nên việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận công ty mẹ (813 tỷ đồng) là khả thi. Tuy nhiên, nếu dự phòng rủi ro cho kết quả sản xuất kinh doanh của Xi măng Cẩm Phả thì lợi nhuận có khả năm giảm so với kế hoạch.
VCG cho biết, lỗ lũy kế của Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả đến nay khoảng 1.124 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá khoảng 400 tỷ đồng. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi là khoảng 500 tỷ đồng. Khi xây dựng báo cáo khả thi, năm 2005 thị trường trong nước thiếu khoảng 5-7 triệu tấn xi măng. Tuy nhiên, năm 2008-2010 tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Nguyên nhân là do Dự án Xi măng Cẩm Phả mới ra đời, phải cạnh tranh nhiều với các hãng xi măng khác, chi phí bán hàng tăng cao, chi phí tài chính rất lớn như trước đây là vay lãi 12% thì năm 2011 lãi vay khoảng 19%. Chi phí tài chính là khoảng 500 tỷ đồng/năm.
VCG giải trình là tổng công ty chưa có kinh nghiệm điều hành quản lý một nhà máy xi măng công suất lớn, công nghệ cao. Mặc dù, Tổng công ty đã thay Ban điều hành Xi măng Cẩm Phả nhưng do chi phí tài chính cao nên dự án này vẫn rất khó khăn.
Về việc thoái vốn Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, VCG cho biết việc thoái vốn này còn gặp nhiều khó khăn như tình hình tài chính thế giới khủng hoảng; Nếu thoái vốn trên 51% phải xin ý kiến của các Ngân hàng nước ngoài. Đến nay chỉ có hai ngân hàng chấp thuận. Khi thoái vốn cho nhà đầu tư nước ngoài mà nhà đầu nước ngoài chỉ được mua tối đa 49%, mặt khác, hiệu quả kinh doanh của dự án thấp nên rất khó đàm phán do các nhà đầu tư trả giá thấp chưa đáp ứng kỳ vọng. Hiện Tổng công ty đang tiếp tục đàm phán. Dự kiến nếu đàm phán thành công thì giao dịch chuyển nhượng cổ phần của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả sẽ được kết thúc trong quý 1/2012.
Ba năm kể từ khi Dự án Xi măng Cẩm Phả đi vào hoạt động đến nay, Tổng công ty không phải trích lập dự phòng tài chính. Từ năm 2012, Tổng công ty phải trích lập dự phòng tài chính của Công ty mẹ.
Năm 2012, lợi nhuận của Tổng công ty sẽ từ các nguồn sau như Dự án đường, dự án cầu, Dự án Nội Bài mang lại lợi nhuận cao, dự án HH. Về dự án Bắc An Khánh: Tổng công ty dự kiến chia đôi công việc, mời các nhà đầu tư hứ phát để thực hiện đầu tư; Dự án Chợ Mơ; Park City; Dự án N05 hoạch toán quý 1/2012; lợi nhuận từ các hoạt động cho thuê Bất động sản của Tổng công ty.
Theo báo cáo tài chính kinh doanh hợp nhất, doanh thu thuần quý 3 đạt 3.789 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 9.801 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt hơn 173 tỷ đồng, lũy kế đạt 304,3 tỷ đồng, EPS đạt 767 tỷ đồng.
Tính đến cuối cuối quý 3/2011, Tổng công ty đã đầu tư 1.990 tỷ đồng (tính theo mệnh giá) vào Xi măng Cẩm Phả và đầu tháng 10, Chính phủ đã đồng ý để Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) nhận chuyển nhượng 75% cổ phần của Xi măng Cẩm Phả từ Vinaconex.
Đại hội đã bầu Hội đồng Quản trị khóa mới gồm 9 thành viên, trong đó có 3 thành viên thuộc Tổng công ty SCIC là ông Hoàng Nguyên Học, ông Nguyễn Quốc Quy, ông Đinh Việt Tùng; 3 thành viên thuộc Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex là ông Nguyễn Thành Phương, ông Đoàn Châu Phong, ông Vũ Quý Hà; 2 thành viên thuộc tập đoàn Viettel là ông Hoàng Anh Xuân và ông Nguyễn Mạnh Hùng; 1 thành viên thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank là ông Nguyễn Thiều Quang.
Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới gồm 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên thuộc Tổng công ty Cổ phần Vinaconex là ông Đặng Thanh Huấn và ông Phạm Chí Sơn, 1 thành viên thuộc tập đoàn Viettel là ông Phạm Phú Trường; 2 thành viên thuộc Tổng công ty SCIC là ông Vũ Hồng Tuấn và bà Kiều Bích Hoa.