Venezuela nhích dần tới trưng cầu phế truất Tổng thống
Venezuela hiện đang chìm trong một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
Venezuela đã đưa ra lịch trình cho một cuộc trưng cầu dân ý để người dân nước này quyết định Tổng thống Nicolas Maduro có tiếp tục được nắm quyền nữa hay không, BBC đưa tin.
Tuy nhiên, phe đối lập của nước này đã phản ứng giận dữ khi được biết phải đến cuối tháng 10 họ mới được phép thu thập thêm chữ ký của cử tri nhằm khởi động cuộc trưng cầu dân ý nói trên. Thủ lĩnh đối lập Henrique Capriles tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tuần hành lớn để phản đối ông Maduro vào tháng 9.
Nếu trưng cầu dân ý diễn ra trong năm nay và ông Maduro bị phế truất, thì Venezuela sẽ tổ chức bầu cử tổng thống, đồng nghĩa với phe đối lập có cơ hội lên nắm quyền.
Tuy nhiên, nếu trưng cầu dân ý diễn ra vào năm sau, thì dù ông Maduro bị phế truất, Đảng Xã hội chủ nghĩa của ông vẫn tiếp tục cầm quyền. Trong trường hợp đó, Phó tổng thống sẽ lên nắm quyền thay Tổng thống bị phế truất.
Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela (CNE) Tibisay Lucena, tuyên bố đến cuối tháng 10 phe đối lập sẽ được phép bắt đầu thu thập chữ ký của 20% cử tri trên toàn quốc, tức khoảng 4 triệu người. Đây là số chữ ký cần thiết để khởi động một cuộc trưng cầu dân ý bãi nhiệm Tổng thống.
Nếu phe đối lập thu thập đủ số chữ ký này, CNE sẽ có một tháng để xác thực các chữ ký. Tiếp đó, CNE có 3 tháng để lên lịch cho cuộc trưng cầu dân ý.
Giới chuyên gia nói rằng quy trình “dài dòng” này khiến cuộc trưng cầu dân ý khó có thể được tổ chức sớm như mong muốn của phe đối lập.
CNE đã bị phe đối lập cáo buộc cố tình kéo dài các thủ tục cho cuộc trưng cầu dân ý phế truất ông Maduro, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của quy trình này. Trong giai đoạn thứ nhất, phe đối lập phải thu thập được chữ ký của 1% cử tri và họ đã vượt qua được.
Venezuela hiện đang chìm trong một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng mà phe đối lập đổ lỗi cho Tổng thống Maduro gây ra. Trong khi đó, ông Maduro nói khủng hoảng kinh tế và nỗ lực lật đổ ông là một sự thông đồng với chủ nghĩa tư bản.
Ông Maduro đã đặt ra nhiều thách thức pháp lý đối với quy trình tiến tới cuộc trưng cầu dân ý, đồng thời đã thề rằng sẽ không có một cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức trong năm nay.
Tuy nhiên, phe đối lập của nước này đã phản ứng giận dữ khi được biết phải đến cuối tháng 10 họ mới được phép thu thập thêm chữ ký của cử tri nhằm khởi động cuộc trưng cầu dân ý nói trên. Thủ lĩnh đối lập Henrique Capriles tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tuần hành lớn để phản đối ông Maduro vào tháng 9.
Nếu trưng cầu dân ý diễn ra trong năm nay và ông Maduro bị phế truất, thì Venezuela sẽ tổ chức bầu cử tổng thống, đồng nghĩa với phe đối lập có cơ hội lên nắm quyền.
Tuy nhiên, nếu trưng cầu dân ý diễn ra vào năm sau, thì dù ông Maduro bị phế truất, Đảng Xã hội chủ nghĩa của ông vẫn tiếp tục cầm quyền. Trong trường hợp đó, Phó tổng thống sẽ lên nắm quyền thay Tổng thống bị phế truất.
Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela (CNE) Tibisay Lucena, tuyên bố đến cuối tháng 10 phe đối lập sẽ được phép bắt đầu thu thập chữ ký của 20% cử tri trên toàn quốc, tức khoảng 4 triệu người. Đây là số chữ ký cần thiết để khởi động một cuộc trưng cầu dân ý bãi nhiệm Tổng thống.
Nếu phe đối lập thu thập đủ số chữ ký này, CNE sẽ có một tháng để xác thực các chữ ký. Tiếp đó, CNE có 3 tháng để lên lịch cho cuộc trưng cầu dân ý.
Giới chuyên gia nói rằng quy trình “dài dòng” này khiến cuộc trưng cầu dân ý khó có thể được tổ chức sớm như mong muốn của phe đối lập.
CNE đã bị phe đối lập cáo buộc cố tình kéo dài các thủ tục cho cuộc trưng cầu dân ý phế truất ông Maduro, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của quy trình này. Trong giai đoạn thứ nhất, phe đối lập phải thu thập được chữ ký của 1% cử tri và họ đã vượt qua được.
Venezuela hiện đang chìm trong một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng mà phe đối lập đổ lỗi cho Tổng thống Maduro gây ra. Trong khi đó, ông Maduro nói khủng hoảng kinh tế và nỗ lực lật đổ ông là một sự thông đồng với chủ nghĩa tư bản.
Ông Maduro đã đặt ra nhiều thách thức pháp lý đối với quy trình tiến tới cuộc trưng cầu dân ý, đồng thời đã thề rằng sẽ không có một cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức trong năm nay.