Vi phạm trong lĩnh vực thú y: Phạt tối đa 40 triệu đồng
Từ 15/6/2009, mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y sẽ là 40 triệu đồng
Từ 15/6/2009, mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y sẽ là 40 triệu đồng.
Nghị định số 40/2009/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã quy định rõ: đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt là 40 triệu đồng.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn chứng chỉ hành nghề thú y; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
Nhiều hành vi vi phạm các quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật sẽ bị xử phạt, như: không thực hiện tiêm phòng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật, không báo cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y ở địa phương khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc khi thấy động vật bị mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân; sử dụng thức ăn chăn nuôi, nước uống không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chăn nuôi động vật; sử dụng thuốc thú y để phòng, chữa bệnh cho động vật không theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y...
Riêng hành vi vứt động vật bị mắc bệnh hoặc bị chết vì bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được xác định qua chẩn đoán lâm sàng ra môi trường sẽ bị xử phạt nặng từ 5- 8 triệu đồng.
Các vi phạm vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam cũng được xác định trong nghị định nói trên, như: không thực hiện đúng quy định về nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mang theo người; không thông báo thời gian qua cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật về thú y của Việt Nam sẽ bị phạt từ 500 ngàn đến một triệu đồng.
Nghiêm trọng nhất là hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm, đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật mà không thực hiện việc kiểm dịch theo quy định và không có văn bản đồng ý của Cục Thú y mức phạt cao nhất là từ 30- 40 triệu đồng.
Mức phạt trên cũng được áp dụng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng vi sinh vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
Nghị định số 40/2009/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã quy định rõ: đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt là 40 triệu đồng.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn chứng chỉ hành nghề thú y; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
Nhiều hành vi vi phạm các quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật sẽ bị xử phạt, như: không thực hiện tiêm phòng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật, không báo cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y ở địa phương khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc khi thấy động vật bị mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân; sử dụng thức ăn chăn nuôi, nước uống không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chăn nuôi động vật; sử dụng thuốc thú y để phòng, chữa bệnh cho động vật không theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y...
Riêng hành vi vứt động vật bị mắc bệnh hoặc bị chết vì bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được xác định qua chẩn đoán lâm sàng ra môi trường sẽ bị xử phạt nặng từ 5- 8 triệu đồng.
Các vi phạm vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam cũng được xác định trong nghị định nói trên, như: không thực hiện đúng quy định về nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mang theo người; không thông báo thời gian qua cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật về thú y của Việt Nam sẽ bị phạt từ 500 ngàn đến một triệu đồng.
Nghiêm trọng nhất là hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm, đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật mà không thực hiện việc kiểm dịch theo quy định và không có văn bản đồng ý của Cục Thú y mức phạt cao nhất là từ 30- 40 triệu đồng.
Mức phạt trên cũng được áp dụng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng vi sinh vật cấm sử dụng tại Việt Nam.