Vì sao Asanzo chọn công nghệ Nhật?
Tổng giám đốc Asanzo Việt Nam nói về lý do chọn công nghệ Nhật để sản xuất tivi Asanzo
“Tôi nhận thấy để phát triển sản xuất ngành hàng gia dụng, chỉ có
công nghệ Nhật Bản mới phù hợp với Việt Nam, đơn giản vì người Việt rất
chuộng hàng Nhật”, ông Phạm Văn Tam, Tổng giám đốc Công ty Asanzo Việt
Nam, giải thích quyết định chọn công nghệ Nhật Bản cho thương hiệu
Asanzo.
Ông nói:
- Nhiều năm làm việc và tìm hiểu về thị trường hàng gia dụng, tôi nhận thấy người có thu nhập trung bình tại Việt Nam còn nhiều, nhất là số người nghèo, người có thu nhập thấp chưa được cải thiện đáng kể, do vậy nhu cầu sở hữu một chiếc tivi chất lượng cao với giá phù hợp còn lớn.
Những gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống không có nhiều tiền để chọn mua 2 chiếc tivi với giá trên 10 triệu đồng, vì vậy thay vào đó họ có thể mua 2 đến 3 chiếc Asanzo để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của mình.
Qua vài năm sau, khi thu nhập tăng lên, họ có nhu cầu chuyển đổi một sản phẩm tốt hơn kiểu dáng hơn thì Asanzo vẫn có thể đáp ứng được.
Chúng tôi hiểu và đã chọn phân khúc này cho những chiếc tivi Asanzo.
Nói đến cạnh tranh thì doanh nghiệp bất cứ lĩnh vực nào từ sản xuất hàng cao cấp hay sản xuất máy bay... cũng không tránh khỏi, và hiện nay phải nói là cạnh tranh khốc liệt. Chỉ khác ở chỗ là cạnh tranh như thế nào, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh dịch vụ hậu mãi hay phương thức bán hàng.
Với Asanzo, chúng tôi vẫn kiên định chọn phân khúc người có thu nhập trung bình khá để phát triển kinh doanh, bên cạnh những yếu tố đảm bảo như chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi…
Một chiếc tivi Asanzo rẻ hơn mà chất lượng vẫn được bảo đảm? Ông có thể giải thích rõ hơn?
Ngày nay công nghệ thế giới nói chung hay công nghệ sản xuất hàng điện tử gia dụng của Nhật Bản nói riêng phát triển rất nhanh, và có thể nói là thay đổi hàng năm, sản phẩm sản xuất ra với nhiều tính năng mà người dùng không dùng đến hay chỉ dùng một lần. Mà chi phí sản xuất ra những tính năng này không nhỏ.
Asanzo nhận thấy điều đó không cần thiết trong sản phẩm của mình nên chúng tôi cho lược bỏ, tinh gọn.
Sau đó chúng tôi cho thử nghiệm sản phẩm một thời gian dựa trên công nghệ đã chọn, vấn đề là đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Bên cạnh giảm, bỏ bớt một số chi tiết một số chức năng không cần thiết để giảm giá thành thì Asanzo còn có một số lợi thế khác, như linh kiện chúng tôi đặt hàng trực tiếp từ đối tác vì vậy giảm được một khoản chi phí và kết hợp với chính sách giảm giá bán hàng.
Như vậy là bạn đã có thể chia sẻ được với chúng tôi là vì sao Asanzo có giá rẻ mà đảm bảo chất lượng rồi chứ.
Thời gian không còn nhiều để các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thị trường chung ASEAN, ông nhận thấy có cơ hội nào cho Asanzo mở rộng thị trường không?
Thương hiệu Asanzo còn non trẻ, có thể nói chỉ mới gia nhập thị trường ngành hàng gia dụng chưa được hai năm nay.
Tôi không quan tâm nhiều đến hội nhập hay chuẩn bị một chiến lược cạnh tranh với các thương hiệu khác của các quốc gia thành viên, bởi ngành hàng gia dụng Nhật Bản là nước phát triển và có nhà máy ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đã chiếm lĩnh ở mỗi quốc gia trong đó Việt Nam mà chúng tôi đang phải cạnh tranh.
Điều chúng tôi quan tâm là các nhà sản xuất linh kiện, ngành phụ trợ cho sản xuất ngành hàng điện tử gia dụng sẽ đâu tư ở đâu trong các quốc gia Đông Nam Á, vì chi phí sản xuất chủ yếu từ linh kiện, thiết biệt, đối với chiếc tivi thì bộ phận đèn hình là quan trọng nhất.
Về điều này thì chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sản xuất được, trong đó Nhật Bản đứng đầu, các chi phí còn lại xét về một mức độ tương đối nào đó Việt Nam có lợi thế hơn.
Còn việc mở rộng thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mơ đến song mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình, họ nhận thấy mở rộng được thì họ sẽ làm.
Với Asanzo, trước mắt chúng tôi tập trung phục vụ người tiêu dùng trong nước trước, vừa làm vừa tìm hiểu để tận dụng cơ hội này trong vài năm tới theo công nghệ mà Asanzo đã chọn là công nghệ Nhật Bản.
Làn sóng đầu tư của các tập đoàn từ các quốc gia phát triển vào Việt Nam trong thời gian gần đây, theo ông có nguyên nhân từ đâu?
Nói đến đầu tư thì nhà đầu tư quan tâm nhất là môi trường đầu tư, Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác trong khu vực ngay cả Trung Quốc cũng không bằng.
Các yếu tố mà Việt Nam có lợi thế có thể là điều kiện tự nhiên, an ninh xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào cùng với chính sách của nhà nước hợp lý và được cải thiện nhiều hơn trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trong làn sóng đầu tư đó, tôi nhận thấy Nhật Bản là quốc gia đi đầu và có thể nói đây là kỷ nguyên đầu tư của Nhật vào Việt Nam, bởi người Nhật hiểu rõ người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hàng của họ.
Ông nói:
- Nhiều năm làm việc và tìm hiểu về thị trường hàng gia dụng, tôi nhận thấy người có thu nhập trung bình tại Việt Nam còn nhiều, nhất là số người nghèo, người có thu nhập thấp chưa được cải thiện đáng kể, do vậy nhu cầu sở hữu một chiếc tivi chất lượng cao với giá phù hợp còn lớn.
Những gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống không có nhiều tiền để chọn mua 2 chiếc tivi với giá trên 10 triệu đồng, vì vậy thay vào đó họ có thể mua 2 đến 3 chiếc Asanzo để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của mình.
Qua vài năm sau, khi thu nhập tăng lên, họ có nhu cầu chuyển đổi một sản phẩm tốt hơn kiểu dáng hơn thì Asanzo vẫn có thể đáp ứng được.
Chúng tôi hiểu và đã chọn phân khúc này cho những chiếc tivi Asanzo.
Nói đến cạnh tranh thì doanh nghiệp bất cứ lĩnh vực nào từ sản xuất hàng cao cấp hay sản xuất máy bay... cũng không tránh khỏi, và hiện nay phải nói là cạnh tranh khốc liệt. Chỉ khác ở chỗ là cạnh tranh như thế nào, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh dịch vụ hậu mãi hay phương thức bán hàng.
Với Asanzo, chúng tôi vẫn kiên định chọn phân khúc người có thu nhập trung bình khá để phát triển kinh doanh, bên cạnh những yếu tố đảm bảo như chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi…
Một chiếc tivi Asanzo rẻ hơn mà chất lượng vẫn được bảo đảm? Ông có thể giải thích rõ hơn?
Ngày nay công nghệ thế giới nói chung hay công nghệ sản xuất hàng điện tử gia dụng của Nhật Bản nói riêng phát triển rất nhanh, và có thể nói là thay đổi hàng năm, sản phẩm sản xuất ra với nhiều tính năng mà người dùng không dùng đến hay chỉ dùng một lần. Mà chi phí sản xuất ra những tính năng này không nhỏ.
Asanzo nhận thấy điều đó không cần thiết trong sản phẩm của mình nên chúng tôi cho lược bỏ, tinh gọn.
Sau đó chúng tôi cho thử nghiệm sản phẩm một thời gian dựa trên công nghệ đã chọn, vấn đề là đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Bên cạnh giảm, bỏ bớt một số chi tiết một số chức năng không cần thiết để giảm giá thành thì Asanzo còn có một số lợi thế khác, như linh kiện chúng tôi đặt hàng trực tiếp từ đối tác vì vậy giảm được một khoản chi phí và kết hợp với chính sách giảm giá bán hàng.
Như vậy là bạn đã có thể chia sẻ được với chúng tôi là vì sao Asanzo có giá rẻ mà đảm bảo chất lượng rồi chứ.
Thời gian không còn nhiều để các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thị trường chung ASEAN, ông nhận thấy có cơ hội nào cho Asanzo mở rộng thị trường không?
Thương hiệu Asanzo còn non trẻ, có thể nói chỉ mới gia nhập thị trường ngành hàng gia dụng chưa được hai năm nay.
Tôi không quan tâm nhiều đến hội nhập hay chuẩn bị một chiến lược cạnh tranh với các thương hiệu khác của các quốc gia thành viên, bởi ngành hàng gia dụng Nhật Bản là nước phát triển và có nhà máy ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đã chiếm lĩnh ở mỗi quốc gia trong đó Việt Nam mà chúng tôi đang phải cạnh tranh.
Điều chúng tôi quan tâm là các nhà sản xuất linh kiện, ngành phụ trợ cho sản xuất ngành hàng điện tử gia dụng sẽ đâu tư ở đâu trong các quốc gia Đông Nam Á, vì chi phí sản xuất chủ yếu từ linh kiện, thiết biệt, đối với chiếc tivi thì bộ phận đèn hình là quan trọng nhất.
Về điều này thì chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sản xuất được, trong đó Nhật Bản đứng đầu, các chi phí còn lại xét về một mức độ tương đối nào đó Việt Nam có lợi thế hơn.
Còn việc mở rộng thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mơ đến song mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình, họ nhận thấy mở rộng được thì họ sẽ làm.
Với Asanzo, trước mắt chúng tôi tập trung phục vụ người tiêu dùng trong nước trước, vừa làm vừa tìm hiểu để tận dụng cơ hội này trong vài năm tới theo công nghệ mà Asanzo đã chọn là công nghệ Nhật Bản.
Làn sóng đầu tư của các tập đoàn từ các quốc gia phát triển vào Việt Nam trong thời gian gần đây, theo ông có nguyên nhân từ đâu?
Nói đến đầu tư thì nhà đầu tư quan tâm nhất là môi trường đầu tư, Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác trong khu vực ngay cả Trung Quốc cũng không bằng.
Các yếu tố mà Việt Nam có lợi thế có thể là điều kiện tự nhiên, an ninh xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào cùng với chính sách của nhà nước hợp lý và được cải thiện nhiều hơn trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trong làn sóng đầu tư đó, tôi nhận thấy Nhật Bản là quốc gia đi đầu và có thể nói đây là kỷ nguyên đầu tư của Nhật vào Việt Nam, bởi người Nhật hiểu rõ người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hàng của họ.