Vì sao chỉ tiêu lợi nhuận Vietcombank giảm?
Năm 2010, Vietcombank đặt chỉ tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 4.500 tỷ đồng, giảm tới 10,07% so với năm 2009
Năm 2010, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đặt chỉ tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 4.500 tỷ đồng, giảm tới 10,07% so với năm 2009.
Đây là sự quan tâm đầu tiên được cổ đông đặt ra chất vấn Hội đồng Quản trị Vietcombank tại Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 3, tổ chức sáng nay (19/4).
Cụ thể, tại đại hội trên, Vietcombank đưa ra một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2010, trong đó lợi nhuận là 1 trong 2 chỉ tiêu giảm so với năm 2009 (cùng với chỉ tiêu lập chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm). Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2010 của ngân hàng này là 4.500 tỷ đồng, giảm 10,07% so với con số thực hiện được trong năm 2009.
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank, đưa ra một số thông tin đáng chú ý trong nội dung giải trình.
Trước hết, ông Thanh đặt vấn đề cần phải nhìn lại con số 5.004 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đã đạt được trong năm 2009. Và kết quả này được giải thích từ những yếu tố khá đặc thù và mang tính bối cảnh của thị trường.
Năm 2009, Vietcombank đặt chỉ tiêu nợ xấu khoảng 3,5%, nhưng thực hiện trên thực tế chỉ ở mức 2,47%. Theo đó, ngân hàng này không phải thực hiện trích lập dự phòng 1.200 tỷ đồng theo như chỉ tiêu đó, chỉ khoảng 800 tỷ đồng và giảm dự phòng khoảng 420 tỷ đồng.
Đáng chú ý là trong năm qua, Vietcombank có một khoản thu khá lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối với khoảng 450 tỷ đồng tăng thêm. Theo ông Thanh, đây là hoạt động thế mạnh của ngân hàng này hiện nay. Riêng đầu năm 2009, trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, giá nhiều công cụ tài chính trên thế giới giảm mạnh, Vietcombank đã nắm cơ hội mua vào 80 triệu USD trái phiếu của Việt Nam ở nước ngoài và bán ra chỉ khoảng 2 tháng sau đó, thu lãi 20 triệu USD.
Một thuận lợi khác được Tổng giám đốc Vietcombank phân tích là do chênh lệch đầu vào đầu ra năm 2009 tương đối tốt, cùng với hệ số sử dụng vốn cao. Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, cũng như thúc đẩy nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp…
Ngoài ra, đóng góp vào con số 5.004 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất là nguồn thu từ các công ty con, trong đó nổi bật là công ty chứng khoán (VCBS).
Thế nhưng, năm nay, trong khi hầu hết các ngân hàng thương mại khác đều đưa ra những chỉ tiêu lợi nhuận tăng, thì Vietcombank lại giảm. Tổng giám đốc Nguyễn Phước Thanh cho biết mức giảm 500 tỷ đồng dự kiến đó có từ Vietcombank (giảm khoảng 320 tỷ đồng) và các công ty con (giảm khoảng 174 tỷ đồng).
Các nguồn giảm theo phân tích của ông Thanh chủ yếu có từ sự điều chỉnh về phân loại nợ xấu, về giảm thu từ lãi, hay chi phí hoạt động tăng…, trong khi bối cảnh thị trường có nhiều yếu tố không thuận lợi như năm 2009.
Năm 2010, dự kiến thu nhập từ lãi của Vietcombank giảm khoảng 420 tỷ đồng. Chi phí huy động đã tăng cao, được ông Thanh nhấn mạnh ở sự khốc liệt trong cạnh tranh lãi suất huy động hiện nay. Trong khi đó, Vietcombank vẫn là ngân hàng Nhà nước nắm chi phối, là ngân hàng lớn phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, dù vẫn chịu ràng buộc lợi ích của các cổ đông.
Một lý do khác, khi không còn hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, lãi suất tăng lên sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do Vietcombank chỉ đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 20%.
Nguyên nhân lớn nhất khiến chỉ tiêu lợi nhuận Vietcombank năm 2010 giảm mạnh chủ yếu có từ việc điều chỉnh phân loại nợ xấu. Năm 2009, nợ xấu ngân hàng này là 2,47%, thực hiện phân loại theo Điều 6 Quyết định 493 (định lượng). Năm 2010, kế hoạch đặt ra là thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493 (định tính) với lộ trình khoảng 3,5%. Theo đó, chi phí trích lập dự phòng phải cao hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Dự tính số trích dự phòng sẽ tăng thêm khoảng 730 tỷ đồng và tổng là 1.500 tỷ đồng trong năm nay.
Tuy nhiên, bù lại, Vietcombank dự kiến năm 2010 sẽ đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi, dự kiến tăng khoảng 25%, đạt 1.130 tỷ đồng; trong đó tăng thu từ dịch vụ khoảng 250 tỷ đồng; tăng thu từ kinh doanh chứng khoán, trái phiếu 640 tỷ đồng; thu bất thường từ thu hồi nợ xấu khoảng 114 tỷ đồng.
Tính chung, dự kiến lợi nhuận trước trích dự phòng năm 2010 của Vietcombank vẫn cao hơn năm 2009 khoảng 230 tỷ đồng. Nhưng yêu cầu trích dự phòng khiến chỉ tiêu đặt ra thấp hơn năm 2009. Và theo nhận định của ông Thanh, trong điều kiện thị trường năm nay thì thực hiện được chỉ tiêu 4.500 tỷ đồng lợi nhuận là một vấn đề không đơn giản. “Chỉ tiêu đó được thực hiện khi thị trường không có những biến động chệch hướng kế hoạch, huy động phải đảm bảo đạt được 23% và tín dụng phải đạt được 20%”, ông Thanh nói.
Riêng quý 1/2010, theo tính toán chưa đầy đủ, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt khoảng 1.400 tỷ đồng.
HTML clipboard
Đây là sự quan tâm đầu tiên được cổ đông đặt ra chất vấn Hội đồng Quản trị Vietcombank tại Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 3, tổ chức sáng nay (19/4).
Cụ thể, tại đại hội trên, Vietcombank đưa ra một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2010, trong đó lợi nhuận là 1 trong 2 chỉ tiêu giảm so với năm 2009 (cùng với chỉ tiêu lập chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm). Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2010 của ngân hàng này là 4.500 tỷ đồng, giảm 10,07% so với con số thực hiện được trong năm 2009.
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank, đưa ra một số thông tin đáng chú ý trong nội dung giải trình.
Trước hết, ông Thanh đặt vấn đề cần phải nhìn lại con số 5.004 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đã đạt được trong năm 2009. Và kết quả này được giải thích từ những yếu tố khá đặc thù và mang tính bối cảnh của thị trường.
Năm 2009, Vietcombank đặt chỉ tiêu nợ xấu khoảng 3,5%, nhưng thực hiện trên thực tế chỉ ở mức 2,47%. Theo đó, ngân hàng này không phải thực hiện trích lập dự phòng 1.200 tỷ đồng theo như chỉ tiêu đó, chỉ khoảng 800 tỷ đồng và giảm dự phòng khoảng 420 tỷ đồng.
Đáng chú ý là trong năm qua, Vietcombank có một khoản thu khá lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối với khoảng 450 tỷ đồng tăng thêm. Theo ông Thanh, đây là hoạt động thế mạnh của ngân hàng này hiện nay. Riêng đầu năm 2009, trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, giá nhiều công cụ tài chính trên thế giới giảm mạnh, Vietcombank đã nắm cơ hội mua vào 80 triệu USD trái phiếu của Việt Nam ở nước ngoài và bán ra chỉ khoảng 2 tháng sau đó, thu lãi 20 triệu USD.
Một thuận lợi khác được Tổng giám đốc Vietcombank phân tích là do chênh lệch đầu vào đầu ra năm 2009 tương đối tốt, cùng với hệ số sử dụng vốn cao. Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, cũng như thúc đẩy nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp…
Ngoài ra, đóng góp vào con số 5.004 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất là nguồn thu từ các công ty con, trong đó nổi bật là công ty chứng khoán (VCBS).
Thế nhưng, năm nay, trong khi hầu hết các ngân hàng thương mại khác đều đưa ra những chỉ tiêu lợi nhuận tăng, thì Vietcombank lại giảm. Tổng giám đốc Nguyễn Phước Thanh cho biết mức giảm 500 tỷ đồng dự kiến đó có từ Vietcombank (giảm khoảng 320 tỷ đồng) và các công ty con (giảm khoảng 174 tỷ đồng).
Các nguồn giảm theo phân tích của ông Thanh chủ yếu có từ sự điều chỉnh về phân loại nợ xấu, về giảm thu từ lãi, hay chi phí hoạt động tăng…, trong khi bối cảnh thị trường có nhiều yếu tố không thuận lợi như năm 2009.
Năm 2010, dự kiến thu nhập từ lãi của Vietcombank giảm khoảng 420 tỷ đồng. Chi phí huy động đã tăng cao, được ông Thanh nhấn mạnh ở sự khốc liệt trong cạnh tranh lãi suất huy động hiện nay. Trong khi đó, Vietcombank vẫn là ngân hàng Nhà nước nắm chi phối, là ngân hàng lớn phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, dù vẫn chịu ràng buộc lợi ích của các cổ đông.
Một lý do khác, khi không còn hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, lãi suất tăng lên sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do Vietcombank chỉ đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 20%.
Nguyên nhân lớn nhất khiến chỉ tiêu lợi nhuận Vietcombank năm 2010 giảm mạnh chủ yếu có từ việc điều chỉnh phân loại nợ xấu. Năm 2009, nợ xấu ngân hàng này là 2,47%, thực hiện phân loại theo Điều 6 Quyết định 493 (định lượng). Năm 2010, kế hoạch đặt ra là thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493 (định tính) với lộ trình khoảng 3,5%. Theo đó, chi phí trích lập dự phòng phải cao hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Dự tính số trích dự phòng sẽ tăng thêm khoảng 730 tỷ đồng và tổng là 1.500 tỷ đồng trong năm nay.
Tuy nhiên, bù lại, Vietcombank dự kiến năm 2010 sẽ đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi, dự kiến tăng khoảng 25%, đạt 1.130 tỷ đồng; trong đó tăng thu từ dịch vụ khoảng 250 tỷ đồng; tăng thu từ kinh doanh chứng khoán, trái phiếu 640 tỷ đồng; thu bất thường từ thu hồi nợ xấu khoảng 114 tỷ đồng.
Tính chung, dự kiến lợi nhuận trước trích dự phòng năm 2010 của Vietcombank vẫn cao hơn năm 2009 khoảng 230 tỷ đồng. Nhưng yêu cầu trích dự phòng khiến chỉ tiêu đặt ra thấp hơn năm 2009. Và theo nhận định của ông Thanh, trong điều kiện thị trường năm nay thì thực hiện được chỉ tiêu 4.500 tỷ đồng lợi nhuận là một vấn đề không đơn giản. “Chỉ tiêu đó được thực hiện khi thị trường không có những biến động chệch hướng kế hoạch, huy động phải đảm bảo đạt được 23% và tín dụng phải đạt được 20%”, ông Thanh nói.
Riêng quý 1/2010, theo tính toán chưa đầy đủ, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt khoảng 1.400 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2010 của Vietcombank | ||||
TT | Chỉ tiêu | TH 2009 | KH 2010 | Tăng trưởng |
1 | Tổng tài sản (tỷ đồng) | 255.496 | 293.820 | 15,00% |
2 | Dư nợ cho vay (tỷ đồng) | 141.621 | 169.945 | 20,00% |
3 | HĐV từ nền kinh tế (tỷ đồng) | 169.458 | 208.433 | 23,00% |
4 | Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) | 5.004 | 4.500 | -10,07% |
5 | Lao động cuối kỳ (người) | 10.401 | 11.961 | 15,00% |
6 | Chi phí lương trên lợi nhuận trước thuế chưa bao gồm lương | 28,37% | 32,00% | 12,80% |
7 | Số chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm | 53 | 46 | -13,21% |
8 | Tỷ lệ nợ xấu (theo định tính) | 2,47% | 3,50% | 41,70% |
9 | Cổ tức (đồng/cổ phiếu) | 1.200 | 1.200 | 0,00% |