Vì sao CPI tháng 9 tăng trên 1%?
Đây là lần thứ 3 trong năm 2013 CPI cả nước tăng trên 1%
Sau khi tăng tốc vào tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước đã tiếp tăng 1,06% so với tháng trước, qua đó tăng 4,63% so với tháng 12 năm trước và tăng 6,3% so với tháng 9 năm trước. Đây là lần thứ 3 trong năm 2013 CPI cả nước tăng trên 1%.
Không giống như hai lần tăng trước vào tháng 1 và tháng 2 khi CPI tăng mạnh phản ánh quy luật giá cả thường tăng cao vào dịp tết nguyên đán, tháng 9 tăng cao lại do các quyết định hành chính, mà cụ thể là tăng học phí ở các cấp học tại một số tỉnh, thành trong cả nước.
Xét số liệu lịch sử 3 năm gần đây, tháng 8 và 9 hàng năm thường có mức tăng CPI đột biến mạnh hơn các tháng trước đó do chịu ảnh hưởng của giá dịch vụ y tế và học phí, nhưng mức tăng CPI của tháng 10 sẽ thấp hơn khi các tác động không lâu dài kia qua đi và diễn biến giá trở lại theo đúng quan hệ cung cầu trên thị trường.
Theo tham vấn từ một chuyên gia Tổng cục Thống kê, tháng này, nếu loại bỏ yếu tố tăng giá do học phí thì CPI chung chỉ tăng 0,52% so tháng trước, tương đương với mức tăng 0,6% của tháng 8 nếu được loại trừ yếu tố giá dịch vụ y tế.
Cũng theo vị chuyên gia này, nếu loại trừ yếu tố hành chính (học phí và dịch vụ y tế) trong CPI các tháng gần đây thì sau 9 tháng, CPI mới chỉ tăng 3,7% so với tháng 12 năm 2012 và tăng 5,4% so với cùng tháng năm 2012.
Điều này có vẻ như hợp lý hơn trong bối cảnh cầu tiêu dùng trong nền kinh tế đang yếu. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2013 chỉ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Trở lại diễn biến giá cả thị trường trong tháng, dễ nhận thấy nhất là tăng giá phần lớn đến từ các quyết định hành chính, các yếu tố phi thị trường. Bắt đầu năm học mới, học phí các cấp học ở một số địa phương tăng 10,66%, là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 9,38% so với tháng trước. Học phí các cấp học phổ thông ở các tỉnh, thành phố do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quyết định.
Trong tháng này, ảnh hưởng lớn nhất đến giá nhóm giáo dục cả nước đến từ việc tăng học phí các cấp học của Tp.HCM đã được công bố vài ngày trước. Theo tính toán, ảnh hưởng của mức tăng 9,38% này của nhóm giáo dục đóng góp 0,54% vào mức tăng của chỉ số chung.
Một quyết định hành chính khác ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tháng này là việc quyết định áp dụng mức lương cơ bản mới tính vào bảo hiểm y tế bắt đầu từ ngày 1/9/2013. Đây là nguyên nhân chính khiến nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,33% so với tháng trước.
Các yếu tố hành chính khiến hai nhóm hàng trên tăng cao nhất trong tháng so với các nhóm khác. Tuy nhiên, như VnEconomy đã nhiều lần phân tích, tác động từ các quyết định hành chính như quyết định tăng học phí, giá dịch vụ y tế hay lương cơ bản chỉ ảnh hưởng đến CPI một lần duy nhất vào thời điểm quyết định đó có hiệu lực chứ không ảnh hưởng lâu dài đến CPI.
Trong số các nhóm hàng còn lại, hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm có quyền số lớn nhất đã tăng 0,65% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,41%, thực phẩm tăng 0,87% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%.
Điểm đáng lưu ý với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là giá thực phẩm đang trên đà tăng ổn định, (tăng 0,62% vào tháng 8 và tăng 0,87% vào tháng 9) và dự báo tiếp tục tăng vào các tháng tiếp theo quy luật khi có các ngày lễ lớn cuối năm.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số chung là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức tăng 1,97% và giảm 0,26% so tháng trước.
Xét trong 10 địa phương được Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá, ngoại trừ các tỉnh có tăng học phí là có mức tăng cao, các tỉnh còn lại không ảnh hưởng bởi tăng giá giáo dục có mức tăng chỉ dao động 0,5-0,6% so với tháng trước.
Không giống như hai lần tăng trước vào tháng 1 và tháng 2 khi CPI tăng mạnh phản ánh quy luật giá cả thường tăng cao vào dịp tết nguyên đán, tháng 9 tăng cao lại do các quyết định hành chính, mà cụ thể là tăng học phí ở các cấp học tại một số tỉnh, thành trong cả nước.
Xét số liệu lịch sử 3 năm gần đây, tháng 8 và 9 hàng năm thường có mức tăng CPI đột biến mạnh hơn các tháng trước đó do chịu ảnh hưởng của giá dịch vụ y tế và học phí, nhưng mức tăng CPI của tháng 10 sẽ thấp hơn khi các tác động không lâu dài kia qua đi và diễn biến giá trở lại theo đúng quan hệ cung cầu trên thị trường.
Theo tham vấn từ một chuyên gia Tổng cục Thống kê, tháng này, nếu loại bỏ yếu tố tăng giá do học phí thì CPI chung chỉ tăng 0,52% so tháng trước, tương đương với mức tăng 0,6% của tháng 8 nếu được loại trừ yếu tố giá dịch vụ y tế.
Cũng theo vị chuyên gia này, nếu loại trừ yếu tố hành chính (học phí và dịch vụ y tế) trong CPI các tháng gần đây thì sau 9 tháng, CPI mới chỉ tăng 3,7% so với tháng 12 năm 2012 và tăng 5,4% so với cùng tháng năm 2012.
Điều này có vẻ như hợp lý hơn trong bối cảnh cầu tiêu dùng trong nền kinh tế đang yếu. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2013 chỉ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Trở lại diễn biến giá cả thị trường trong tháng, dễ nhận thấy nhất là tăng giá phần lớn đến từ các quyết định hành chính, các yếu tố phi thị trường. Bắt đầu năm học mới, học phí các cấp học ở một số địa phương tăng 10,66%, là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 9,38% so với tháng trước. Học phí các cấp học phổ thông ở các tỉnh, thành phố do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quyết định.
Trong tháng này, ảnh hưởng lớn nhất đến giá nhóm giáo dục cả nước đến từ việc tăng học phí các cấp học của Tp.HCM đã được công bố vài ngày trước. Theo tính toán, ảnh hưởng của mức tăng 9,38% này của nhóm giáo dục đóng góp 0,54% vào mức tăng của chỉ số chung.
Một quyết định hành chính khác ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tháng này là việc quyết định áp dụng mức lương cơ bản mới tính vào bảo hiểm y tế bắt đầu từ ngày 1/9/2013. Đây là nguyên nhân chính khiến nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,33% so với tháng trước.
Các yếu tố hành chính khiến hai nhóm hàng trên tăng cao nhất trong tháng so với các nhóm khác. Tuy nhiên, như VnEconomy đã nhiều lần phân tích, tác động từ các quyết định hành chính như quyết định tăng học phí, giá dịch vụ y tế hay lương cơ bản chỉ ảnh hưởng đến CPI một lần duy nhất vào thời điểm quyết định đó có hiệu lực chứ không ảnh hưởng lâu dài đến CPI.
Trong số các nhóm hàng còn lại, hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm có quyền số lớn nhất đã tăng 0,65% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,41%, thực phẩm tăng 0,87% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%.
Điểm đáng lưu ý với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là giá thực phẩm đang trên đà tăng ổn định, (tăng 0,62% vào tháng 8 và tăng 0,87% vào tháng 9) và dự báo tiếp tục tăng vào các tháng tiếp theo quy luật khi có các ngày lễ lớn cuối năm.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số chung là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức tăng 1,97% và giảm 0,26% so tháng trước.
Xét trong 10 địa phương được Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá, ngoại trừ các tỉnh có tăng học phí là có mức tăng cao, các tỉnh còn lại không ảnh hưởng bởi tăng giá giáo dục có mức tăng chỉ dao động 0,5-0,6% so với tháng trước.