21:32 24/12/2019

Vì sao đột quỵ não ngày càng gia tăng ở người trẻ?

An Nhiên

Tai biến mạch máu não ( đột quỵ não ) đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam và là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất. Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Vì sao đột quỵ não ngày càng gia tăng ở người trẻ? - Ảnh 1.
Đột quỵ não là tình trạng thiếu máu đột ngột đến một phần não, làm cho các tế bào não thiếu oxy và chết gây nên các rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Sự gián đoạn của quá trình cung cấp máu và oxy lên não có thể do tắc mạch, huyết khối động mạch não hoặc vỡ mạch máu não.Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não mà mỗi người có thể do mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu… nhưng không được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, những thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo... cũng là những yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế bia rượu, thuốc lá là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần năng vận động, nhất là tập thể thao để ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não.Những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ nãoMỗi năm, Việt Nam có khoảng 230.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ 10% trong số những người sống sót bình phục hoàn toàn. Ba năm qua số người đột quỵ phải nhập viện tăng lên 1,7-2,5%, trong đó bệnh nhân nam cao gấp 4 lần nữ giới.Bác sĩ Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM, cho biết trước đây đột quỵ được xem là bệnh của người cao tuổi, với độ tuổi trung bình từ 55 trở lên. Người bệnh đang có xu hướng trẻ hơn trong những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 83.000 bệnh nhân trong độ tuổi 40 đến 45, chiếm 1/3 tổng trường hợp đột quỵ. Nhiều bệnh viện tiếp nhận cấp cứu người bệnh khi mới 20 tuổi hoặc trẻ hơn.Phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân và tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các bác sỹ khuyến cáo, khi thấy người bệnh có những dấu hiệu như rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... cần đưa ngay bệnh nhân vào bệnh viện càng sớm càng tốt, bởi trong "giờ vàng" (dưới 4,5 tiếng) thì khả năng điều trị hiệu quả cao.Trong tháng thời tiết đang rét đậm như hiện nay, những người già, người có bệnh liên quan đến tim mạch không nên ra đường sớm, không tập thể dục ngoài trời sớm và nên chú ý giữ ấm toàn thân, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, để tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến.Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt, đi lại hàng ngày.Bên cạnh đó, bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu...thậm chí tử vong cho người bệnh.
Vì sao đột quỵ não ngày càng gia tăng ở người trẻ? - Ảnh 2.
Người trẻ thường chủ quan với đột quỵ não
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP HCM, giới trẻ thường chủ quan nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Do đó, không ít người trẻ khi nhập viện được chẩn đoán đột quỵ tỏ ra rất bất ngờ."Đột quỵ ở người trẻ thường do bệnh tim, dị dạng mạch máu não, một số trường hợp vì uống thuốc ngừa thai, thuốc kích thích gây viêm hoặc vỡ mạch máu. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh là nguyên nhân khiến đột quỵ ngày càng trẻ hóa", bác sĩ Hà nói.Để phòng tránh, giới trẻ nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tầm soát đột quỵ định kỳ. Những xét nghiệm sàng lọc về cholesterol, huyết áp và đường huyết giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ và phòng chống đột quỵ hiệu quả hơn.Cần điều trị sớm đột quỵ nãoTiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não nhưng thường gặp ở những người bị đái tháo đường (nguy cơ gấp 4 lần so với người bình thường), tăng huyết áp (nguy cơ gấp 3 lần so với người bình thường), bệnh tim mạch (gấp 6 lần), rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, chất gây nghiện như heroin, amphetamin...Theo bác sĩ Tuấn, trong điều trị tai biến mạch máu não, cần chú trọng tái thông mạch máu càng sớm càng tốt bằng liệu pháp tan cục máu đông (rTPA) cho những bệnh nhân nhồi máu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4.5 giờ sau khi bị đột quỵ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ). Với đột quỵ chảy máu não, tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được cân nhắc phẫu thuật lấy máu tụ, kẹp túi phình, phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng mạch máu não nếu có. Bên cạnh đó, cần hạn chế biến chứng, tìm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng sớm (có thể ngay sau 24 giờ đầu). Bởi tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có một bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Do đó, người dân cần chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não.