Vì sao nhiều căn hộ tái định cư Hà Nội bỏ không?
Trong khi Hà Nội luôn thiếu quỹ nhà tái định cư thì đến nay vẫn còn gần 600 căn hộ chưa có quyết định bố trí
Trong khi Hà Nội luôn thiếu quỹ nhà tái định cư thì đến nay vẫn còn gần 600 căn hộ chưa có quyết định bố trí, trong đó có những căn được xây dựng cách đây hàng chục năm.
Bên cạnh đó, nhiều căn hộ đã được bàn giao, song người dân không về ở. Điều này gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư lớn của thành phố.
Chất lượng nhà đáng lo
Thông tin trên được đưa ra tại buổi làm việc vừa qua giữa Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội với Sở Xây dựng Hà Nội về công tác quản lý nhà chung cư tái định cư.
Theo Sở Xây dựng, nguyên nhân cơ bản khiến nhiều căn hộ bị bỏ trống là do người dân chưa yên tâm với chất lượng nhà tái định cư.
Thực tế cho thấy, các khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội nói chung đều xây dựng theo cơ chế bao cấp. Khi xây xong, dù chất lượng thế nào cũng được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư chỉ xây dựng công trình, rồi bàn giao cho đơn vị khác quản lý, gần như không còn trách nhiệm trong việc bảm đảm chất lượng trong suốt quá trình sử dụng.
“Đây là lý do chính khiến chất lượng các khu nhà ở tái định cư luôn thấp hơn so với chất lượng của nhà ở thương mại”, bà Vũ Thị Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, nhận định.
Tại một số dự án tái định cư, người dân chưa đến ký hợp đồng và nộp tiền, không về ở còn do thiếu cơ sở hạ tầng. Đối với hầu hết các dự án đã có dân ở thì công tác quản lý, vận hành tòa nhà có nhiều bất cập và vướng mắc. Trách nhiệm và cơ chế về tài chính, bảo trì vận hành nhà tái định cư chưa thống nhất.
Việc bầu ban quản trị tòa nhà quá chậm. Việc quản lý diện tích kinh doanh dịch vụ còn chưa chặt chẽ, có chỗ còn để lãng phí, chỗ đang cho thuê kinh doanh thì quản lý nguồn thu chưa phù hợp.
Theo ông Nguyễn Tử Quang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, từ tháng 6/2013, Tổng công ty đã tiếp nhận, quản lý 18 tòa nhà chung cư tái định cư tại khu đô thị Nam Trung Yên.
Hiện cả khu tái định cư này có 2.204 căn hộ, trong đó số căn hộ đã bố trí tái định cư là 1.836 căn, số căn hộ trống chưa sử dụng là 47 căn.
Còn 321 căn vẫn vướng mắc nên Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội chưa bàn giao cho đơn vị. Đến nay, các tòa nhà do công ty quản lý đều chưa thành lập ban quản trị và còn 3 tòa nhà không có quỹ bảo trì 2%.
Hiện trạng các tòa nhà đều đã xuống cấp nghiêm trọng các hạng mục như phòng cháy chữa cháy, thang máy, hạ tầng kỹ thuật, mặt tiền... nhưng không có quỹ bảo trì để sửa chữa, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân.
Trước thực trạng đó, Tổng công ty đã phải ứng kinh phí để sửa chữa bảo trì nhưng không thể đáp ứng hết khối lượng cần phải tiến hành sửa chữa.
Không để lãng phí căn hộ
Trước những tồn tại trên, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, bên cạnh những khó khăn, vướng mắc do chưa có văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà tái định cư, hay việc bầu ban quản trị nhà chung cư còn rất ít, thì việc thu kinh phí đóng góp theo quy định của người dân còn hạn chế, đã gây khó khăn cho công tác duy tu, sửa chữa quỹ nhà tái định cư.
Mặt khác, do yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết bố trí nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế công lập...) đã phải bố trí cho các hộ dân vào ở.
Một số khu tái định cư được xây dựng đã quá lâu do chưa tính đủ diện tích để phục vụ sinh hoạt cộng đồng, để xe... cũng ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, gây bức xúc cho các hộ dân khi chuyển đến ở lâu dài.
Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế ngân sách đề nghị: “Sở Xây dựng, Sở Tài chính cần căn cứ quy định của pháp luật, rà soát các quy định của thành phố để tham mưu bãi bỏ, bổ sung các quy định quản lý nhà tái định cư cho phù hợp thực tế, có tính ổn định, bền vững, đồng bộ.
Sở Xây dựng cần làm rõ về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp xử lý các căn hộ đã có quyết định phân giao nhưng người dân chưa đến nhận nhà và các căn hộ chưa phân giao. Khẩn trương tham mưu cho thành phố giải quyết vấn đề này, tránh lãng phí tài sản của Nhà nước. Đặc biệt, phải quyết liệt thu hồi các căn nhà đã có quyết định phân giao mà người dân không đến ở”.
Về vấn đề này, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đối với các căn hộ bỏ trống, Sở đã tiến hành đôn đốc các chủ đầu tư bàn giao 147 căn hộ cho thành phố để thực hiện tái định cư và bán cho các hộ dân ở dự án giải phóng mặt bằng khác.
Đối với những căn hộ trống chưa có kế hoạch bàn giao cho dự án khác sẽ được đơn vị xin ý kiến thành phố cho thu hồi trong tháng 8 này.
Sở Xây dựng cũng kiến nghị với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho chuyển đổi một số căn hộ còn trống thành nhà sinh hoạt cộng đồng của tòa nhà. Những căn hộ có vị trí thuận lợi sẽ được mang ra đấu giá, bổ sung ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện trong tháng 8/2015.
Bên cạnh đó, nhiều căn hộ đã được bàn giao, song người dân không về ở. Điều này gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư lớn của thành phố.
Chất lượng nhà đáng lo
Thông tin trên được đưa ra tại buổi làm việc vừa qua giữa Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội với Sở Xây dựng Hà Nội về công tác quản lý nhà chung cư tái định cư.
Theo Sở Xây dựng, nguyên nhân cơ bản khiến nhiều căn hộ bị bỏ trống là do người dân chưa yên tâm với chất lượng nhà tái định cư.
Thực tế cho thấy, các khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội nói chung đều xây dựng theo cơ chế bao cấp. Khi xây xong, dù chất lượng thế nào cũng được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư chỉ xây dựng công trình, rồi bàn giao cho đơn vị khác quản lý, gần như không còn trách nhiệm trong việc bảm đảm chất lượng trong suốt quá trình sử dụng.
“Đây là lý do chính khiến chất lượng các khu nhà ở tái định cư luôn thấp hơn so với chất lượng của nhà ở thương mại”, bà Vũ Thị Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, nhận định.
Tại một số dự án tái định cư, người dân chưa đến ký hợp đồng và nộp tiền, không về ở còn do thiếu cơ sở hạ tầng. Đối với hầu hết các dự án đã có dân ở thì công tác quản lý, vận hành tòa nhà có nhiều bất cập và vướng mắc. Trách nhiệm và cơ chế về tài chính, bảo trì vận hành nhà tái định cư chưa thống nhất.
Việc bầu ban quản trị tòa nhà quá chậm. Việc quản lý diện tích kinh doanh dịch vụ còn chưa chặt chẽ, có chỗ còn để lãng phí, chỗ đang cho thuê kinh doanh thì quản lý nguồn thu chưa phù hợp.
Theo ông Nguyễn Tử Quang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, từ tháng 6/2013, Tổng công ty đã tiếp nhận, quản lý 18 tòa nhà chung cư tái định cư tại khu đô thị Nam Trung Yên.
Hiện cả khu tái định cư này có 2.204 căn hộ, trong đó số căn hộ đã bố trí tái định cư là 1.836 căn, số căn hộ trống chưa sử dụng là 47 căn.
Còn 321 căn vẫn vướng mắc nên Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội chưa bàn giao cho đơn vị. Đến nay, các tòa nhà do công ty quản lý đều chưa thành lập ban quản trị và còn 3 tòa nhà không có quỹ bảo trì 2%.
Hiện trạng các tòa nhà đều đã xuống cấp nghiêm trọng các hạng mục như phòng cháy chữa cháy, thang máy, hạ tầng kỹ thuật, mặt tiền... nhưng không có quỹ bảo trì để sửa chữa, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân.
Trước thực trạng đó, Tổng công ty đã phải ứng kinh phí để sửa chữa bảo trì nhưng không thể đáp ứng hết khối lượng cần phải tiến hành sửa chữa.
Không để lãng phí căn hộ
Trước những tồn tại trên, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, bên cạnh những khó khăn, vướng mắc do chưa có văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà tái định cư, hay việc bầu ban quản trị nhà chung cư còn rất ít, thì việc thu kinh phí đóng góp theo quy định của người dân còn hạn chế, đã gây khó khăn cho công tác duy tu, sửa chữa quỹ nhà tái định cư.
Mặt khác, do yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết bố trí nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế công lập...) đã phải bố trí cho các hộ dân vào ở.
Một số khu tái định cư được xây dựng đã quá lâu do chưa tính đủ diện tích để phục vụ sinh hoạt cộng đồng, để xe... cũng ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, gây bức xúc cho các hộ dân khi chuyển đến ở lâu dài.
Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế ngân sách đề nghị: “Sở Xây dựng, Sở Tài chính cần căn cứ quy định của pháp luật, rà soát các quy định của thành phố để tham mưu bãi bỏ, bổ sung các quy định quản lý nhà tái định cư cho phù hợp thực tế, có tính ổn định, bền vững, đồng bộ.
Sở Xây dựng cần làm rõ về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp xử lý các căn hộ đã có quyết định phân giao nhưng người dân chưa đến nhận nhà và các căn hộ chưa phân giao. Khẩn trương tham mưu cho thành phố giải quyết vấn đề này, tránh lãng phí tài sản của Nhà nước. Đặc biệt, phải quyết liệt thu hồi các căn nhà đã có quyết định phân giao mà người dân không đến ở”.
Về vấn đề này, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đối với các căn hộ bỏ trống, Sở đã tiến hành đôn đốc các chủ đầu tư bàn giao 147 căn hộ cho thành phố để thực hiện tái định cư và bán cho các hộ dân ở dự án giải phóng mặt bằng khác.
Đối với những căn hộ trống chưa có kế hoạch bàn giao cho dự án khác sẽ được đơn vị xin ý kiến thành phố cho thu hồi trong tháng 8 này.
Sở Xây dựng cũng kiến nghị với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho chuyển đổi một số căn hộ còn trống thành nhà sinh hoạt cộng đồng của tòa nhà. Những căn hộ có vị trí thuận lợi sẽ được mang ra đấu giá, bổ sung ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện trong tháng 8/2015.