Vì sao thị trường đồ hiệu Hồng Kông “sa cơ”?
Thị trường hàng hiệu ở Hồng Kông đang trải qua một cuộc dịch chuyển lớn
Ở Hồng Kông, những chiếc ví đắt tiền đang rời đi, nhường chỗ cho những đôi giày thể thao.
Vào tháng 6/2008, hãng sản xuất túi xách cao cấp Coach của Mỹ mở một cửa hiệu bán lẻ 4 tầng ngay giữa quận trung tâm của Hồng Kông, đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc. Buổi lễ khai trương cửa hiệu này đã thu hút sự chú ý lớn nhờ sự xuất hiện của nhiều người nổi tiếng và tiệc champagne chào mừng.
Nhưng đến tháng 8 vừa qua, Coach lặng lẽ chấm dứt hợp đồng thuê cửa hiệu trị giá 5,6 triệu Đô la Hồng Kông, tương đương 723.000 USD mỗi tháng, tại địa điểm trên. Không lâu sau, hãng đồ thể thao Adidas vào thế chỗ, nhưng chỉ phải trả mức tiền thuê thấp hơn 23% so với mức mà Coach phải trả - công ty tư vấn bất động sản Colliers International Group tiết lộ với Bloomberg.
Tầm trung trỗi dậy
Theo hãng tin này, vụ Adidas thế chân Coach tại một vị trí bán lẻ đắc địa không phải là câu chuyện cá biệt ở Hồng Kông.
Phố Russell thuộc khu Causeway Bay của Hồng Kông - nơi có giá thuê cửa hiệu đắt nhất thế giới cho tới khi danh hiệu này thuộc về Đại lộ số 5 ở New York vào năm ngoái - đang trải qua một cuộc dịch chuyển lớn.
Một vị trí trước kia do công ty Emperor Watch & Jewelry thuê, giờ trở thành cửa hiệu của Bonjour Holdings.
Emperor bán lẻ đồng hồ hiệu Cartier gắn kim cương, trong khi Bonjour chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm giá rẻ như lông mi giả Hello Kitty giá 58 Đôla Hồng Kông/cặp hay dầu “Con Hổ” giá 18 Đôla Hồng Kông/lọ.
Ngay cạnh đó, đối thủ của Bonjour là Colourmix Cosmestics đã lấp chỗ trống mà hãng đồng hồ Thụy Sỹ Jaeger-LeCoultre để lại.
Trong bối cảnh lượng du khách từ Trung Quốc đại lục tới Hồng Kông suy giảm, các thương hiệu xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton và Chow Tai Fook đành chuyển sang những địa chỉ bán lẻ có mức giá thuê mặt bằng mềm hơn hoặc ngậm ngùi đóng cửa một số cửa hiệu tại Hồng Kông. Suốt nhiều năm qua, du khách từ đại lục vốn là đối tượng thúc đẩy doanh số thị trường hàng xa xỉ tại Hồng Kông.
Không bỏ lỡ cơ hội, các nhà bán lẻ tầm trung đã nhanh chân nhảy vào thế chỗ.
“Sự đi xuống của lĩnh vực đồng hồ, nữ trang và hàng xa xỉ nói chung đang mở đường cho sự phát triển của các thương hiệu thời trang bình dân”, ông Tom Gaffney, trưởng bộ phận mặt bằng bán lẻ thuộc công ty dịch vụ bất động sản Jones Lang LaSalle ở Hồng Kông, cho biết.
Giá cho thuê cửa hiệu tại Hồng Kông bắt đầu giảm kể từ khi cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh hồi năm ngoái khiến sức hút của thành phố này với tư cách một thiên đường mua sắm dành cho du khách Trung Quốc đại lục đi xuống.
Ngoài ra, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và chiến dịch chống tham nhũng, lãng phí của Chính phủ Trung Quốc cũng là những nguyên nhân khiến người Trung Quốc không còn thoải mái mua hàng hiệu ở Hồng Kông như trước kia.
Xu thế đổi thay
Chịu tác động mạnh nhất là doanh số của các cửa hiệu đồng hồ và nữ trang cao cấp. Suốt 11 tháng qua, doanh số bán lẻ đồng hồ và nữ trang ở Hồng Kông không tháng nào không giảm so với cùng kỳ năm trước.
“Thói quen mua sắm đang thay đổi. Cách đây đôi năm, không khó để bắt gặp khách Trung Quốc đại lục vào cửa hiệu đồng hồ và mua cả chục chiếc Rolex một lúc. Giờ thì gặp khách hỏi mua một chiếc cũng khó”, ông Marcos Chan, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Hồng Kông, Đài Loan và Macau thuộc công ty CBRE Group, nhận xét.
Dù rời khỏi các vị trí mặt tiền trên phố lớn, các thương hiệu hạng sang vẫn giữ chỗ tại các trung tâm mua sắm cao cấp ở Hồng Kông, nơi có tiền thuê mặt bằng dễ chịu hơn.
Một lý do khác khiến hàng hiệu ở Hồng Kông rơi vào cảnh ế ẩm là khách Trung Quốc - lực lượng chiếm 10% số du khách và hơn 25% doanh thu hàng xa xỉ toàn cầu - đang chuyển từ mua hàng tại Hồng Kông sang mua nhiều hơn ở các thị trường khác như châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sức hút của hàng hiệu tại các thị trường này đến từ đồng tiền xuống giá và thủ tục thị thực nới lỏng, Bloomberg cho hay.
Theo dự báo của Jones Lang LaSalle, giá thuê cửa hiệu ở quận trung tâm của Hồng Kông sẽ giảm thêm 10% trong năm 2016, sau khi giảm khoảng 20-30% trong năm nay. Trong khi đó, diện tích mặt bằng khoảng gần 19.000 m2 ở đường Queen’s thuộc quận trung tâm sẽ bị “ế” trong thời gian từ nay tới năm 2018.
Chỉ cách vài bước chân từ một trong những nhà ga tàu điện ngầm đông đúc nhất ở quận trung tâm của Hồng Kông, thương hiệu thời trang giá rẻ Folli Follie đến từ Hy Lạp đã mở một cửa hiệu vào hồi trung tuần tháng 10 này, sau khi hãng bán lẻ đồng hồ cao cấp Carlson rời đi.
Hãng thời trang bình dân H&M cũng tranh thủ cơ hội giá thuê mặt bằng giảm ở Hồng Kông để mở rộng. Vào ngày 30/10 này, hãng sẽ mở cửa hiệu lớn nhất châu Á tại khu Causeway Bay.
“Một phần trong chiến lược mở rộng của chúng tôi là tìm được những hợp đồng tốt và cạnh tranh. Nếu chúng tôi không thấy hài lòng, thì chúng tôi không mở cửa hiệu”, Giám đốc H&M tại Trung Quốc bao gồm Hồng Kông và Đài Loan Magnus Olsson cho biết.
Bà Helen Mak, Giám đốc dịch vụ bán lẻ tại Colliers, nói rằng chất lượng dịch vụ đẳng cấp của Hồng Kông vẫn sẽ là điểm hấp dẫn, nhưng du khách đến Hồng Kông đang muốn tìm kiếm một trải nghiệm mua sắm mới ở các khu vực trung tâm của thành phố.
“Trước kia, cứ 5 cửa hiệu thì có tới 4 chỗ bán đồng hồ Rolex. Trong tương lai, du khách sẽ chứng kiến các cửa hiệu bán lẻ đa dạng hơn ở Hồng Kông”, bà Mak phát biểu.
Vào tháng 6/2008, hãng sản xuất túi xách cao cấp Coach của Mỹ mở một cửa hiệu bán lẻ 4 tầng ngay giữa quận trung tâm của Hồng Kông, đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc. Buổi lễ khai trương cửa hiệu này đã thu hút sự chú ý lớn nhờ sự xuất hiện của nhiều người nổi tiếng và tiệc champagne chào mừng.
Nhưng đến tháng 8 vừa qua, Coach lặng lẽ chấm dứt hợp đồng thuê cửa hiệu trị giá 5,6 triệu Đô la Hồng Kông, tương đương 723.000 USD mỗi tháng, tại địa điểm trên. Không lâu sau, hãng đồ thể thao Adidas vào thế chỗ, nhưng chỉ phải trả mức tiền thuê thấp hơn 23% so với mức mà Coach phải trả - công ty tư vấn bất động sản Colliers International Group tiết lộ với Bloomberg.
Tầm trung trỗi dậy
Theo hãng tin này, vụ Adidas thế chân Coach tại một vị trí bán lẻ đắc địa không phải là câu chuyện cá biệt ở Hồng Kông.
Phố Russell thuộc khu Causeway Bay của Hồng Kông - nơi có giá thuê cửa hiệu đắt nhất thế giới cho tới khi danh hiệu này thuộc về Đại lộ số 5 ở New York vào năm ngoái - đang trải qua một cuộc dịch chuyển lớn.
Một vị trí trước kia do công ty Emperor Watch & Jewelry thuê, giờ trở thành cửa hiệu của Bonjour Holdings.
Emperor bán lẻ đồng hồ hiệu Cartier gắn kim cương, trong khi Bonjour chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm giá rẻ như lông mi giả Hello Kitty giá 58 Đôla Hồng Kông/cặp hay dầu “Con Hổ” giá 18 Đôla Hồng Kông/lọ.
Ngay cạnh đó, đối thủ của Bonjour là Colourmix Cosmestics đã lấp chỗ trống mà hãng đồng hồ Thụy Sỹ Jaeger-LeCoultre để lại.
Trong bối cảnh lượng du khách từ Trung Quốc đại lục tới Hồng Kông suy giảm, các thương hiệu xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton và Chow Tai Fook đành chuyển sang những địa chỉ bán lẻ có mức giá thuê mặt bằng mềm hơn hoặc ngậm ngùi đóng cửa một số cửa hiệu tại Hồng Kông. Suốt nhiều năm qua, du khách từ đại lục vốn là đối tượng thúc đẩy doanh số thị trường hàng xa xỉ tại Hồng Kông.
Không bỏ lỡ cơ hội, các nhà bán lẻ tầm trung đã nhanh chân nhảy vào thế chỗ.
“Sự đi xuống của lĩnh vực đồng hồ, nữ trang và hàng xa xỉ nói chung đang mở đường cho sự phát triển của các thương hiệu thời trang bình dân”, ông Tom Gaffney, trưởng bộ phận mặt bằng bán lẻ thuộc công ty dịch vụ bất động sản Jones Lang LaSalle ở Hồng Kông, cho biết.
Giá cho thuê cửa hiệu tại Hồng Kông bắt đầu giảm kể từ khi cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh hồi năm ngoái khiến sức hút của thành phố này với tư cách một thiên đường mua sắm dành cho du khách Trung Quốc đại lục đi xuống.
Ngoài ra, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và chiến dịch chống tham nhũng, lãng phí của Chính phủ Trung Quốc cũng là những nguyên nhân khiến người Trung Quốc không còn thoải mái mua hàng hiệu ở Hồng Kông như trước kia.
Xu thế đổi thay
Chịu tác động mạnh nhất là doanh số của các cửa hiệu đồng hồ và nữ trang cao cấp. Suốt 11 tháng qua, doanh số bán lẻ đồng hồ và nữ trang ở Hồng Kông không tháng nào không giảm so với cùng kỳ năm trước.
“Thói quen mua sắm đang thay đổi. Cách đây đôi năm, không khó để bắt gặp khách Trung Quốc đại lục vào cửa hiệu đồng hồ và mua cả chục chiếc Rolex một lúc. Giờ thì gặp khách hỏi mua một chiếc cũng khó”, ông Marcos Chan, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Hồng Kông, Đài Loan và Macau thuộc công ty CBRE Group, nhận xét.
Dù rời khỏi các vị trí mặt tiền trên phố lớn, các thương hiệu hạng sang vẫn giữ chỗ tại các trung tâm mua sắm cao cấp ở Hồng Kông, nơi có tiền thuê mặt bằng dễ chịu hơn.
Một lý do khác khiến hàng hiệu ở Hồng Kông rơi vào cảnh ế ẩm là khách Trung Quốc - lực lượng chiếm 10% số du khách và hơn 25% doanh thu hàng xa xỉ toàn cầu - đang chuyển từ mua hàng tại Hồng Kông sang mua nhiều hơn ở các thị trường khác như châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sức hút của hàng hiệu tại các thị trường này đến từ đồng tiền xuống giá và thủ tục thị thực nới lỏng, Bloomberg cho hay.
Theo dự báo của Jones Lang LaSalle, giá thuê cửa hiệu ở quận trung tâm của Hồng Kông sẽ giảm thêm 10% trong năm 2016, sau khi giảm khoảng 20-30% trong năm nay. Trong khi đó, diện tích mặt bằng khoảng gần 19.000 m2 ở đường Queen’s thuộc quận trung tâm sẽ bị “ế” trong thời gian từ nay tới năm 2018.
Chỉ cách vài bước chân từ một trong những nhà ga tàu điện ngầm đông đúc nhất ở quận trung tâm của Hồng Kông, thương hiệu thời trang giá rẻ Folli Follie đến từ Hy Lạp đã mở một cửa hiệu vào hồi trung tuần tháng 10 này, sau khi hãng bán lẻ đồng hồ cao cấp Carlson rời đi.
Hãng thời trang bình dân H&M cũng tranh thủ cơ hội giá thuê mặt bằng giảm ở Hồng Kông để mở rộng. Vào ngày 30/10 này, hãng sẽ mở cửa hiệu lớn nhất châu Á tại khu Causeway Bay.
“Một phần trong chiến lược mở rộng của chúng tôi là tìm được những hợp đồng tốt và cạnh tranh. Nếu chúng tôi không thấy hài lòng, thì chúng tôi không mở cửa hiệu”, Giám đốc H&M tại Trung Quốc bao gồm Hồng Kông và Đài Loan Magnus Olsson cho biết.
Bà Helen Mak, Giám đốc dịch vụ bán lẻ tại Colliers, nói rằng chất lượng dịch vụ đẳng cấp của Hồng Kông vẫn sẽ là điểm hấp dẫn, nhưng du khách đến Hồng Kông đang muốn tìm kiếm một trải nghiệm mua sắm mới ở các khu vực trung tâm của thành phố.
“Trước kia, cứ 5 cửa hiệu thì có tới 4 chỗ bán đồng hồ Rolex. Trong tương lai, du khách sẽ chứng kiến các cửa hiệu bán lẻ đa dạng hơn ở Hồng Kông”, bà Mak phát biểu.