Vì sao Thống đốc Bình “đá lấn sân” nông nghiệp?
Nhìn lại nhiệm kỳ qua, Thống đốc Bình “đá lấn sân” mảng nông nghiệp khá mạnh
Ngày 24/3, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ.
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có nói đến từ “nhiệm kỳ”.
“Trong nhiệm kỳ vừa rồi, 2011-2015, ta đã đặt ra mạnh mẽ là tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và đó là xu hướng tất yếu”, ông Bình nói.
Đó là một nhiệm kỳ mà sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể và trực tiếp là Thống đốc Bình, vào xây dựng cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu, phát triển sản xuất nông nghiệp khá nổi bật.
Để đồng vốn hiệu quả hơn
Trong 5 năm qua, ông Bình đã đến hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Một nội dung chính và quen thuộc của các chuyến đi, được nhấn mạnh trong hầu hết các phát biểu của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước là tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Nhiều lần ông Bình nhấn mạnh chương trình thí điểm cho vay theo Nghị quyết 14, theo mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là trọng tâm, được Ngân hàng Nhà nước chú trọng đẩy mạnh.
Lý do, mô hình liên kết các nhà trong sản xuất nông nghiệp tạo nên chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm và tiêu thụ chặt chẽ hơn, an toàn và hiệu quả hơn, tạo nhiều giá trị gia tăng hơn so với sản xuất manh mún phổ biến trước đây và cả hiện nay.
Nguồn vốn rót vào các mô hình đó cũng được kiểm soát chặt hơn về mục đích, chất lượng nợ và ghi nhận hiệu quả rõ hơn (với thực tế các ngân hàng đã cho vay nhiều hơn cả lượng cam kết thí điểm).
Tại hội nghị trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dẫn lại một ví dụ trước đây, thời điểm khủng hoảng cá tra, cá ba sa, khi tổ chức sản xuất manh mún, quản lý không tốt, có vấn đề phát sinh thì nguồn vốn đổ vào đây dễ gặp rủi ro, lãng phí nguồn lực.
“Một số doanh nghiệp cá tra trước đây làm ăn thất bát ngoài nguyên nhân khách quan từ thị trường còn có nguyên nhân sử dụng vốn vay sai mục đích. Họ vay nuôi cá tra nhưng lại dùng vào thị trường bất động sản, dẫn đến không có tiền trả cho dân. Nếu chỉ có cá tra, có thể lỗ vài vụ nhưng còn gượng lại được, chứ đầu tư vào bất động sản thời gian qua “bất động” luôn”, ông Bình nhớ lại.
Những năm gần đây, với chương trình thí điểm trên cùng mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, Thống đốc cho biết, thông qua chuỗi liên kết, quản lý chặt chẽ dòng tiền và mục đích sử dụng vốn, nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, mở rộng sản xuất và ngân hàng đã sẵn sàng cho vay tới 90% mà không cần tài sản thế chấp.
Triển khai theo chương trình trên, cơ chế cho vay theo Nghị quyết 14 cũng định rõ: lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1-1,5%/năm; mức cho vay lên đến 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn; ngân hàng có thể xem xét cho vay các thành viên tham gia liên kết không có bảo đảm bằng tài sản nếu kiểm soát được dòng tiền của chuỗi liên kết...
Ảnh hưởng lớn đối với lạm phát
Vậy thực tế đã triển khai như thế nào?
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau gần hai năm triển khai, có 28 doanh nghiệp trên toàn quốc thực hiện 31 dự án tại 22 tỉnh, thành phố được lựa chọn cho vay thí điểm, 8 ngân hàng thương mại cam kết tài trợ với số tiền 5.627 tỷ đồng.
Thực tế triển khai, các ngân hàng đã giải ngân 6.937 tỷ đồng, vượt số tiền cam kết ban đầu. Trong quá trình triển khai nhiều doanh nghiệp cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng số vốn vay để mở rộng sản xuất.
Đó là kết quả bước đầu của một chương trình thí điểm, một trong nhiều hoạt động ngành ngân hàng tham gia hỗ trợ tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp. Còn về chủ trương chung, vì sao trong nhiệm kỳ vừa qua, với những gì đã thể hiện, vì sao Thống đốc Nguyễn Văn Bình “đá lấn sân” lĩnh vực nông nghiệp khá mạnh như vậy?
Trong một lần trò chuyện với VnEconomy, ông Bình giải thích rằng, đó là việc đúng với yêu cầu của ông, yêu cầu đối với ngành ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, một bộ phận lớn khách hàng của ngành ngân hàng, cả huy động và cho vay, thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn. Theo đó, ngân hàng đẩy mạnh vai trò, tham gia sâu hơn vào đây cũng chính là làm việc của mình, để củng cố yếu tố nền tảng hoạt động cho mình.
Thứ hai, rộng hơn, sản xuất nông nghiệp gắn chặt với kinh tế vĩ mô, sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng lớn đối với lạm phát. Ổn định vĩ mô, kiểm soát được lạm phát mới triển khai được hiệu quả các chính sách tiền tệ, đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Theo đó, tham gia tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp cũng là việc của ngành ngân hàng, mà chương trình thí điểm trên là một trong những kết quả bước đầu.
Ngoài ra, trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước cũng đã làm đầu mối để tạo thay đổi lớn, rộng hơn cho lĩnh vực nông nghiệp: sau nhiều đề xuất và tiếp thu phản ánh từ các địa phương, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung đã được ban hành, sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế, thay cho cơ chế của Nghị định 41 trước đó.
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có nói đến từ “nhiệm kỳ”.
“Trong nhiệm kỳ vừa rồi, 2011-2015, ta đã đặt ra mạnh mẽ là tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và đó là xu hướng tất yếu”, ông Bình nói.
Đó là một nhiệm kỳ mà sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể và trực tiếp là Thống đốc Bình, vào xây dựng cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu, phát triển sản xuất nông nghiệp khá nổi bật.
Để đồng vốn hiệu quả hơn
Trong 5 năm qua, ông Bình đã đến hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Một nội dung chính và quen thuộc của các chuyến đi, được nhấn mạnh trong hầu hết các phát biểu của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước là tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Nhiều lần ông Bình nhấn mạnh chương trình thí điểm cho vay theo Nghị quyết 14, theo mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là trọng tâm, được Ngân hàng Nhà nước chú trọng đẩy mạnh.
Lý do, mô hình liên kết các nhà trong sản xuất nông nghiệp tạo nên chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm và tiêu thụ chặt chẽ hơn, an toàn và hiệu quả hơn, tạo nhiều giá trị gia tăng hơn so với sản xuất manh mún phổ biến trước đây và cả hiện nay.
Nguồn vốn rót vào các mô hình đó cũng được kiểm soát chặt hơn về mục đích, chất lượng nợ và ghi nhận hiệu quả rõ hơn (với thực tế các ngân hàng đã cho vay nhiều hơn cả lượng cam kết thí điểm).
Tại hội nghị trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dẫn lại một ví dụ trước đây, thời điểm khủng hoảng cá tra, cá ba sa, khi tổ chức sản xuất manh mún, quản lý không tốt, có vấn đề phát sinh thì nguồn vốn đổ vào đây dễ gặp rủi ro, lãng phí nguồn lực.
“Một số doanh nghiệp cá tra trước đây làm ăn thất bát ngoài nguyên nhân khách quan từ thị trường còn có nguyên nhân sử dụng vốn vay sai mục đích. Họ vay nuôi cá tra nhưng lại dùng vào thị trường bất động sản, dẫn đến không có tiền trả cho dân. Nếu chỉ có cá tra, có thể lỗ vài vụ nhưng còn gượng lại được, chứ đầu tư vào bất động sản thời gian qua “bất động” luôn”, ông Bình nhớ lại.
Những năm gần đây, với chương trình thí điểm trên cùng mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, Thống đốc cho biết, thông qua chuỗi liên kết, quản lý chặt chẽ dòng tiền và mục đích sử dụng vốn, nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, mở rộng sản xuất và ngân hàng đã sẵn sàng cho vay tới 90% mà không cần tài sản thế chấp.
Triển khai theo chương trình trên, cơ chế cho vay theo Nghị quyết 14 cũng định rõ: lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1-1,5%/năm; mức cho vay lên đến 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn; ngân hàng có thể xem xét cho vay các thành viên tham gia liên kết không có bảo đảm bằng tài sản nếu kiểm soát được dòng tiền của chuỗi liên kết...
Ảnh hưởng lớn đối với lạm phát
Vậy thực tế đã triển khai như thế nào?
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau gần hai năm triển khai, có 28 doanh nghiệp trên toàn quốc thực hiện 31 dự án tại 22 tỉnh, thành phố được lựa chọn cho vay thí điểm, 8 ngân hàng thương mại cam kết tài trợ với số tiền 5.627 tỷ đồng.
Thực tế triển khai, các ngân hàng đã giải ngân 6.937 tỷ đồng, vượt số tiền cam kết ban đầu. Trong quá trình triển khai nhiều doanh nghiệp cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng số vốn vay để mở rộng sản xuất.
Đó là kết quả bước đầu của một chương trình thí điểm, một trong nhiều hoạt động ngành ngân hàng tham gia hỗ trợ tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp. Còn về chủ trương chung, vì sao trong nhiệm kỳ vừa qua, với những gì đã thể hiện, vì sao Thống đốc Nguyễn Văn Bình “đá lấn sân” lĩnh vực nông nghiệp khá mạnh như vậy?
Trong một lần trò chuyện với VnEconomy, ông Bình giải thích rằng, đó là việc đúng với yêu cầu của ông, yêu cầu đối với ngành ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, một bộ phận lớn khách hàng của ngành ngân hàng, cả huy động và cho vay, thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn. Theo đó, ngân hàng đẩy mạnh vai trò, tham gia sâu hơn vào đây cũng chính là làm việc của mình, để củng cố yếu tố nền tảng hoạt động cho mình.
Thứ hai, rộng hơn, sản xuất nông nghiệp gắn chặt với kinh tế vĩ mô, sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng lớn đối với lạm phát. Ổn định vĩ mô, kiểm soát được lạm phát mới triển khai được hiệu quả các chính sách tiền tệ, đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Theo đó, tham gia tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp cũng là việc của ngành ngân hàng, mà chương trình thí điểm trên là một trong những kết quả bước đầu.
Ngoài ra, trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước cũng đã làm đầu mối để tạo thay đổi lớn, rộng hơn cho lĩnh vực nông nghiệp: sau nhiều đề xuất và tiếp thu phản ánh từ các địa phương, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung đã được ban hành, sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế, thay cho cơ chế của Nghị định 41 trước đó.