Vì sao Trung Quốc chưa mặn mà với “rổ tiền” IMF?
Pháp đã gây ngạc nhiên khi đề nghị mở rộng quyền rút vốn đặc biệt của IMF cho Nhân dân tệ
Tại hội nghị không chính thức cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G-20 vừa diễn ra tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc), Tổng thống Pháp đã khiến dư luận quốc tế ngạc nhiên khi đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mở rộng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cho đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Điều còn ngạc nhiên hơn là ngoài sự phản đối của Mỹ, chính nước chủ nhà Trung Quốc cũng không tỏ ra mặn mà với đề xuất này.
Hội nghị không chính thức cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới (G-20) vừa diễn ra có chủ đề chính là vấn đề cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, kết quả đạt được sau cuộc họp không nhiều. Và G-20 sẽ lại phải tiến hành những cuộc họp khác để thực hiện mục tiêu này.
Theo giới phân tích, hội nghị G-20 ở Nam Kinh chỉ đạt được sự nhất trí về những nguyên tắc chung. Theo đó, hội nghị xác định, cần có những thay đổi nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển bền vững dựa trên nền tảng của một hệ thống tài chính cân đối, kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn đầu cơ và bảo đảm một tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Hội nghị G-20 lần này diễn ra trong bối cảnh tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu gặp những thách thức lớn, như thảm họa động đất gây sóng thần và sự cố hạt nhân ở Nhật Bản và khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tham dự hội nghị, ngoài các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G-20, còn có các quan chức cấp cao G-20 và các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, Ngân hàng Thế giới (WB)...
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, với tư cách là chủ tịch luân phiên G-20, cũng tham dự hội nghị ở Nam Kinh. Tại hội nghị, ông Sarkozy nhấn mạnh nhu cầu cập nhật hệ thống tiền tệ quốc tế, cùng với những chuyển biến mới của nền kinh tế thế giới. Ông khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc trong một thế giới đa cực hiện nay.
Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và cho rằng những chính sách kiểm soát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của đồng tiền sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát, khuyến khích bảo hộ. Ông Sarkozy và ông Geithner cũng đề nghị mở rộng SDR, đồng thời giữ bình ổn đồng USD và đồng Euro.
Ông Sarkozy kêu gọi G-20 đưa ra thời gian biểu cho việc mở rộng SDR, hiện chỉ gồm đồng USD, Euro, Yên Nhật và bảng Anh. Theo ông, đã đến lúc mở rộng SDR với sự tham gia của đồng tiền các nước mới nổi, như đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ông cũng hối thúc mở rộng việc sử dụng SDR như một loại tiền dự trữ toàn cầu có thể thay thế dần đồng USD. Tổng thống Pháp đồng thời kêu gọi mở rộng nhóm các nước G-7 nhằm mang lại sự ổn định cho nền kinh tế toàn cầu.
Quyền rút vốn đặc biệt SDR do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lập ra năm 1969 theo đề nghị của 10 nước trong Câu lạc bộ Paris, có vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên, khi thương mại và tài chính quốc tế phát triển, nguồn dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia không đủ để đáp ứng.
Đơn vị tiền tệ quy ước này nhằm cung cấp cho các nước thành viên một nguồn lực tài chính bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái đồng nội tệ, giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD và vàng như một công cụ thanh toán quốc tế duy nhất, nhờ đó hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn
Tuy nhiên, điều mới lạ là, ngoài sự phản đối của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ngay cả Trung Quốc hiện cũng chưa muốn đồng nhân dân tệ của nước này tham gia SDR. Khi mà vấn đề này từng gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa các bên và việc thu hẹp bất đồng không phải là điều dễ dàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc mở rộng SDR cần được bảo đảm rằng mỗi đồng tiền tham gia rổ tiền tệ này đều gắn liền với một chính sách tiền tệ rõ ràng, có sự quản lý đáng tin cậy và độc lập.
Bình luận về vấn đề này, các nhà phân tích của RFI cho rằng, SDR, hay còn gọi là rổ tiền tệ của IMF, hiện lên tới 310 tỷ Đô la. Trong đó, USD chiếm 41,9%, Euro là 37,4%, Yên Nhật là hơn 9% và bảng Anh là gần 12%. Trong bối cảnh các luồng trao đổi tài chính trên thế giới ngày càng gia tăng, "rổ tiền" 310 tỷ Đô la chỉ tương đương với chưa đầy 5% tổng dự trữ ngoại tệ trên thế giới. Trung Quốc lại trong hoàn cảnh dư thừa dự trữ ngoại tệ.
Nước Pháp, do vậy, muốn đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tham gia vào rổ tiền quốc tế với những mục đích. Một là để tăng khả năng can thiệp của IMF trong trường hợp một quốc gia thành viên cần ngoại hối. Hai là để giảm bớt trọng lượng của đồng USD đối với IMF. Mục tiêu thứ ba mà Paris hướng tới là bằng một cách "khéo léo" từng bước buộc Trung Quốc thả nổi đồng tiền, tăng giá Nhân dân tệ.
Trung Quốc nay đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới, lại sở hữu một khoản hơn 2.600 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, nên đã tới lúc Bắc Kinh cần đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động để ổn định tài chính và kinh tế chung của nhân loại.
Tính toán của Paris được một số chuyên gia tài chính ủng hộ, trong đó có chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel năm 1999 Robert Mundell hay chuyên gia về tiền tệ, bà Agnès Benassy Quéré, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế của Pháp CEPII. Song, bản thân Trung Quốc tỏ ra rất thận trọng với đề nghị của Pháp. Mỹ thì tỏ ra hài lòng với dự định của Pháp nhưng lại dè dặt trước ý định của Paris muốn giới hạn tầm ảnh hưởng của USD trong rổ tiền tệ quốc tế.
Điều còn ngạc nhiên hơn là ngoài sự phản đối của Mỹ, chính nước chủ nhà Trung Quốc cũng không tỏ ra mặn mà với đề xuất này.
Hội nghị không chính thức cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới (G-20) vừa diễn ra có chủ đề chính là vấn đề cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, kết quả đạt được sau cuộc họp không nhiều. Và G-20 sẽ lại phải tiến hành những cuộc họp khác để thực hiện mục tiêu này.
Theo giới phân tích, hội nghị G-20 ở Nam Kinh chỉ đạt được sự nhất trí về những nguyên tắc chung. Theo đó, hội nghị xác định, cần có những thay đổi nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển bền vững dựa trên nền tảng của một hệ thống tài chính cân đối, kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn đầu cơ và bảo đảm một tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Hội nghị G-20 lần này diễn ra trong bối cảnh tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu gặp những thách thức lớn, như thảm họa động đất gây sóng thần và sự cố hạt nhân ở Nhật Bản và khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tham dự hội nghị, ngoài các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G-20, còn có các quan chức cấp cao G-20 và các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, Ngân hàng Thế giới (WB)...
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, với tư cách là chủ tịch luân phiên G-20, cũng tham dự hội nghị ở Nam Kinh. Tại hội nghị, ông Sarkozy nhấn mạnh nhu cầu cập nhật hệ thống tiền tệ quốc tế, cùng với những chuyển biến mới của nền kinh tế thế giới. Ông khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc trong một thế giới đa cực hiện nay.
Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và cho rằng những chính sách kiểm soát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của đồng tiền sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát, khuyến khích bảo hộ. Ông Sarkozy và ông Geithner cũng đề nghị mở rộng SDR, đồng thời giữ bình ổn đồng USD và đồng Euro.
Ông Sarkozy kêu gọi G-20 đưa ra thời gian biểu cho việc mở rộng SDR, hiện chỉ gồm đồng USD, Euro, Yên Nhật và bảng Anh. Theo ông, đã đến lúc mở rộng SDR với sự tham gia của đồng tiền các nước mới nổi, như đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ông cũng hối thúc mở rộng việc sử dụng SDR như một loại tiền dự trữ toàn cầu có thể thay thế dần đồng USD. Tổng thống Pháp đồng thời kêu gọi mở rộng nhóm các nước G-7 nhằm mang lại sự ổn định cho nền kinh tế toàn cầu.
Quyền rút vốn đặc biệt SDR do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lập ra năm 1969 theo đề nghị của 10 nước trong Câu lạc bộ Paris, có vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên, khi thương mại và tài chính quốc tế phát triển, nguồn dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia không đủ để đáp ứng.
Đơn vị tiền tệ quy ước này nhằm cung cấp cho các nước thành viên một nguồn lực tài chính bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái đồng nội tệ, giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD và vàng như một công cụ thanh toán quốc tế duy nhất, nhờ đó hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn
Tuy nhiên, điều mới lạ là, ngoài sự phản đối của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ngay cả Trung Quốc hiện cũng chưa muốn đồng nhân dân tệ của nước này tham gia SDR. Khi mà vấn đề này từng gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa các bên và việc thu hẹp bất đồng không phải là điều dễ dàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc mở rộng SDR cần được bảo đảm rằng mỗi đồng tiền tham gia rổ tiền tệ này đều gắn liền với một chính sách tiền tệ rõ ràng, có sự quản lý đáng tin cậy và độc lập.
Bình luận về vấn đề này, các nhà phân tích của RFI cho rằng, SDR, hay còn gọi là rổ tiền tệ của IMF, hiện lên tới 310 tỷ Đô la. Trong đó, USD chiếm 41,9%, Euro là 37,4%, Yên Nhật là hơn 9% và bảng Anh là gần 12%. Trong bối cảnh các luồng trao đổi tài chính trên thế giới ngày càng gia tăng, "rổ tiền" 310 tỷ Đô la chỉ tương đương với chưa đầy 5% tổng dự trữ ngoại tệ trên thế giới. Trung Quốc lại trong hoàn cảnh dư thừa dự trữ ngoại tệ.
Nước Pháp, do vậy, muốn đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tham gia vào rổ tiền quốc tế với những mục đích. Một là để tăng khả năng can thiệp của IMF trong trường hợp một quốc gia thành viên cần ngoại hối. Hai là để giảm bớt trọng lượng của đồng USD đối với IMF. Mục tiêu thứ ba mà Paris hướng tới là bằng một cách "khéo léo" từng bước buộc Trung Quốc thả nổi đồng tiền, tăng giá Nhân dân tệ.
Trung Quốc nay đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới, lại sở hữu một khoản hơn 2.600 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, nên đã tới lúc Bắc Kinh cần đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động để ổn định tài chính và kinh tế chung của nhân loại.
Tính toán của Paris được một số chuyên gia tài chính ủng hộ, trong đó có chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel năm 1999 Robert Mundell hay chuyên gia về tiền tệ, bà Agnès Benassy Quéré, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế của Pháp CEPII. Song, bản thân Trung Quốc tỏ ra rất thận trọng với đề nghị của Pháp. Mỹ thì tỏ ra hài lòng với dự định của Pháp nhưng lại dè dặt trước ý định của Paris muốn giới hạn tầm ảnh hưởng của USD trong rổ tiền tệ quốc tế.