Vì sao VPBank chỉnh giá bán cổ phần cho OCBC?
Trong kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược OCBC, giá bán cổ phần của VPBank được điều chỉnh lại
Trong kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược OCBC, giá bán cổ phần của VPBank được điều chỉnh lại.
Ngày 4/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận đề nghị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) bán thêm cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược OCBC (Oversea-Chinese Banking Corporation Limited, tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore).
Trước đó, ngày 14/5/2008, lãnh đạo hai bên đã có buổi làm việc, thống nhất kế hoạch OCBC sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại VPBank từ 10% lên 15% sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Giá bán cổ theo thống nhất trên ở mức gấp 4,5 lần mệnh giá, dù giá cổ phiếu ngân hàng nói chung đã giảm mạnh trong thời gian qua, kèm theo sự hỗ trợ của OCBC cho VPBank về nghiệp vụ, công nghệ và đào tạo nhân viên.
Tuy nhiên, mức giá trên hiện đã có điều chỉnh theo thời điểm hiện tại. Cụ thể, giá cổ phần VPBank trong lần chuyển nhượng thêm 5% này cho OCBC là khoảng 4,05 lần mệnh giá, tương đương với khoảng 25 triệu USD.
Về sự điều chỉnh này, ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, giải thích rằng do mức 4,5 lần mệnh giá thỏa thuận trước đó được xác định theo mức vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng của ngân hàng; nay, vốn điều lệ đã nâng lên 2.000 tỷ đồng, mức giá 4,05 lần đó phản ánh mức độ pha loãng giá trị.
Kể từ tháng 3/2006, OCBC trở thành đối tác chiến lược nước ngoài của VPBank với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần. Từ thời điểm đó, OCBC đã dành khoảng 8,2 triệu USD cho công tác hỗ trợ nghiệp vụ cán bộ nhân viên VPBank trong vòng 3 năm.
Định hướng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên được xác định là cùng góp sức phát triển VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên cơ sở các lợi thế về công nghệ, mô hình quản trị của OCBC và hệ thống mạng lưới của VPBank.
VPBank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn tại Việt Nam với tổng cộng 140 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng này là 2.000 tỷ đồng và sau giao dịch trên OCBC là đối tác chiến lược nước ngoài nắm giữ 15%.
Ngày 4/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận đề nghị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) bán thêm cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược OCBC (Oversea-Chinese Banking Corporation Limited, tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore).
Trước đó, ngày 14/5/2008, lãnh đạo hai bên đã có buổi làm việc, thống nhất kế hoạch OCBC sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại VPBank từ 10% lên 15% sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Giá bán cổ theo thống nhất trên ở mức gấp 4,5 lần mệnh giá, dù giá cổ phiếu ngân hàng nói chung đã giảm mạnh trong thời gian qua, kèm theo sự hỗ trợ của OCBC cho VPBank về nghiệp vụ, công nghệ và đào tạo nhân viên.
Tuy nhiên, mức giá trên hiện đã có điều chỉnh theo thời điểm hiện tại. Cụ thể, giá cổ phần VPBank trong lần chuyển nhượng thêm 5% này cho OCBC là khoảng 4,05 lần mệnh giá, tương đương với khoảng 25 triệu USD.
Về sự điều chỉnh này, ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, giải thích rằng do mức 4,5 lần mệnh giá thỏa thuận trước đó được xác định theo mức vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng của ngân hàng; nay, vốn điều lệ đã nâng lên 2.000 tỷ đồng, mức giá 4,05 lần đó phản ánh mức độ pha loãng giá trị.
Kể từ tháng 3/2006, OCBC trở thành đối tác chiến lược nước ngoài của VPBank với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần. Từ thời điểm đó, OCBC đã dành khoảng 8,2 triệu USD cho công tác hỗ trợ nghiệp vụ cán bộ nhân viên VPBank trong vòng 3 năm.
Định hướng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên được xác định là cùng góp sức phát triển VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên cơ sở các lợi thế về công nghệ, mô hình quản trị của OCBC và hệ thống mạng lưới của VPBank.
VPBank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn tại Việt Nam với tổng cộng 140 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng này là 2.000 tỷ đồng và sau giao dịch trên OCBC là đối tác chiến lược nước ngoài nắm giữ 15%.