“Vị thế của ông Trương Đình Anh vẫn sẽ vững chắc”
Trong Hội đồng Quản trị của FPT nhiệm kỳ mới (2012-2017), các cổ đông sáng lập chỉ còn lại 3 ghế
Liên quan đến những tin đồn gần đây về nội tình tại FPT, đặc biệt sau sự kiện CEO tập đoàn tư nhân lớn nhất nước đột ngột xin nghỉ phép hai tháng do “một số vấn đề về sức khỏe”, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đã đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý.
Theo HSC, thời gian nghỉ phép của ông Trương Đình Anh khá dài đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên và liên hệ đến khả năng có những tranh luận về chiến lược trong nội bộ công ty.
Và điều này có lẽ liên quan đến sự khác biệt về thế hệ: thế hệ đi trước gồm các thành viên sáng lập chủ chốt và một thế hệ đi sau gồm tổng giám đốc và một số lãnh đạo thân cận.
Công ty chứng khoán này ghi nhận rằng ông Đỗ Cao Bảo, cổ đông sáng lập kiêm thành viên Hội đồng Quản trị FPT đã chính thức đăng ký bán 872.112 cổ phiếu (0,3% tổng số cổ phiếu lưu hành của FPT), tương đương 21,4% tổng số cổ phiếu FPT mà ông này nắm giữ từ ngày 7/8 đến 7/9/2012. Ông Đỗ Cao Bảo là một trong những thành viên sáng lập của FPT và việc đăng ký bán cổ phiếu có lẽ là nguyên nhân dẫn đến việc giá cổ phiếu FPT giảm gần đây (giá cổ phiếu đã giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ dài hạn trong vài ngày trước).
HSC cũng đánh giá, kể từ khi Tổng giám đốc Trương Đình Anh được bổ nhiệm vào tháng 3/2011, FPT đã có một số thay đổi quan trọng đối với Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc, như bổ nhiệm các gương mặt trẻ vào vị trí chủ chốt trong ban giám đốc (hai phó tổng giám đốc Chu Thanh Hà và ông Nguyễn Thế Phương) và đã dành hai ghế trong Hội đồng Quản trị cho các quỹ đầu tư bên ngoài (Red River và Orchid Fund) và những quỹ đầu tư này có xu hướng ủng hộ chiến lược của ông Trương Đình Anh.
Tại đại hội cổ đông thường nhiên tổ chức vào tháng 4 vừa qua, trong khi bầu Hội đồng Quản trị của FPT nhiệm kỳ mới (2012-2017), các cổ đông sáng lập chỉ còn lại 3 ghế gồm: ông Trương Gia Bình, ông Đỗ Cao Bảo và ông Bùi Quang Ngọc trong tổng số 7 ghế trong Hội đồng Quản trị. Theo HSC, điều này có vẻ đem lại một chút lợi thế cho Tổng giám đốc FPT vì thông thường ông Trương Đình Anh sẽ đảm bảo có 3 phiếu ủng hộ trong Hội đồng Quản trị (của bản thân ông, Red River và Orchid Fund).
Phiếu cuối cùng trong Hội đồng Quản trị là của SCIC và phiếu này có vai trò quyết định. Và trên thực tế có lẽ phiếu của SCIC sẽ nghiêng về ủng hộ Tổng giám đốc FPT trong những vấn đề quan trọng.
Tuy nhiên do kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của FPT thấp hơn so với kế hoạch (mặc dù khá khả quan nếu so với nhiều doanh nghiệp niêm yết khác và điều này rõ ràng là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn), nên có lẽ ông Trương Đình Anh "đã chịu một số áp lực từ nội bộ". Cho dù vậy, HSC cho rằng ông Trương Đình Anh vẫn có một vị thế vững chắc trong công ty cho dù có tạm thời nghỉ phép.
Thứ nhất, tầm nhìn nhằm chuyển đổi FPT từ một công ty thương mại thành một công ty công nghệ mạnh có vẻ đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ các cổ đông; thứ hai, hiện chưa có ứng cử viên có thể thay thế ông Trương Đình Anh ở cương vị Tổng giám đốc FPT và thứ ba là ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc chưa lâu.
Do đó, HSC cho rằng trường hợp nhiều khả năng xảy ra nhất là ông Trương Đình Anh sẽ trở lại làm việc sau 1 hay 2 tháng nghỉ phép và sẽ tiếp tục thực hiện tầm nhìn của mình mặc dù có lẽ thời gian thực hiện sẽ diễn ra từ từ hơn.
Điều đáng chú ý là giá cổ phiếu FPT đã không bị ảnh hưởng gì vào phiên 14/8 khi thông tin này được công bố sau khi nó đã được đồn đoán từ vài ngày qua.
Trong thời gian ông Trương Đình Anh vắng mặt, Phó tổng giám đốc Chu Thanh Hà được ủy quyền điều hành các công việc hàng ngày của Tổng giám đốc. Do đó, chiến lược do Tổng giám đốc vạch ra được cho là vẫn sẽ tiếp tục, vì bà Chu Thanh Hà là một đồng nghiệp thân cận và lâu năm đồng thời là người kế nhiệm vị trí Tổng giám đốc FPT Telecom của ông Trương Đình Anh vào năm 2009 (FPT Telecom hiện tại là công ty con có ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng của FPT).
HSC cũng cho rằng, thông tin ông Trương Đình Anh nghỉ phép hai tháng trước mắt không phải là thông tin tích cực nhưng thông tin này chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đối với giá cổ phiếu FPT. Định hướng của FPT đã được vạch ra rõ ràng và có lẽ sẽ khó có thể thay đổi cho dù tổng giám đốc của tập đoàn này có là ai chăng nữa.
Theo HSC, thời gian nghỉ phép của ông Trương Đình Anh khá dài đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên và liên hệ đến khả năng có những tranh luận về chiến lược trong nội bộ công ty.
Và điều này có lẽ liên quan đến sự khác biệt về thế hệ: thế hệ đi trước gồm các thành viên sáng lập chủ chốt và một thế hệ đi sau gồm tổng giám đốc và một số lãnh đạo thân cận.
Công ty chứng khoán này ghi nhận rằng ông Đỗ Cao Bảo, cổ đông sáng lập kiêm thành viên Hội đồng Quản trị FPT đã chính thức đăng ký bán 872.112 cổ phiếu (0,3% tổng số cổ phiếu lưu hành của FPT), tương đương 21,4% tổng số cổ phiếu FPT mà ông này nắm giữ từ ngày 7/8 đến 7/9/2012. Ông Đỗ Cao Bảo là một trong những thành viên sáng lập của FPT và việc đăng ký bán cổ phiếu có lẽ là nguyên nhân dẫn đến việc giá cổ phiếu FPT giảm gần đây (giá cổ phiếu đã giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ dài hạn trong vài ngày trước).
HSC cũng đánh giá, kể từ khi Tổng giám đốc Trương Đình Anh được bổ nhiệm vào tháng 3/2011, FPT đã có một số thay đổi quan trọng đối với Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc, như bổ nhiệm các gương mặt trẻ vào vị trí chủ chốt trong ban giám đốc (hai phó tổng giám đốc Chu Thanh Hà và ông Nguyễn Thế Phương) và đã dành hai ghế trong Hội đồng Quản trị cho các quỹ đầu tư bên ngoài (Red River và Orchid Fund) và những quỹ đầu tư này có xu hướng ủng hộ chiến lược của ông Trương Đình Anh.
Tại đại hội cổ đông thường nhiên tổ chức vào tháng 4 vừa qua, trong khi bầu Hội đồng Quản trị của FPT nhiệm kỳ mới (2012-2017), các cổ đông sáng lập chỉ còn lại 3 ghế gồm: ông Trương Gia Bình, ông Đỗ Cao Bảo và ông Bùi Quang Ngọc trong tổng số 7 ghế trong Hội đồng Quản trị. Theo HSC, điều này có vẻ đem lại một chút lợi thế cho Tổng giám đốc FPT vì thông thường ông Trương Đình Anh sẽ đảm bảo có 3 phiếu ủng hộ trong Hội đồng Quản trị (của bản thân ông, Red River và Orchid Fund).
Phiếu cuối cùng trong Hội đồng Quản trị là của SCIC và phiếu này có vai trò quyết định. Và trên thực tế có lẽ phiếu của SCIC sẽ nghiêng về ủng hộ Tổng giám đốc FPT trong những vấn đề quan trọng.
Tuy nhiên do kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của FPT thấp hơn so với kế hoạch (mặc dù khá khả quan nếu so với nhiều doanh nghiệp niêm yết khác và điều này rõ ràng là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn), nên có lẽ ông Trương Đình Anh "đã chịu một số áp lực từ nội bộ". Cho dù vậy, HSC cho rằng ông Trương Đình Anh vẫn có một vị thế vững chắc trong công ty cho dù có tạm thời nghỉ phép.
Thứ nhất, tầm nhìn nhằm chuyển đổi FPT từ một công ty thương mại thành một công ty công nghệ mạnh có vẻ đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ các cổ đông; thứ hai, hiện chưa có ứng cử viên có thể thay thế ông Trương Đình Anh ở cương vị Tổng giám đốc FPT và thứ ba là ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc chưa lâu.
Do đó, HSC cho rằng trường hợp nhiều khả năng xảy ra nhất là ông Trương Đình Anh sẽ trở lại làm việc sau 1 hay 2 tháng nghỉ phép và sẽ tiếp tục thực hiện tầm nhìn của mình mặc dù có lẽ thời gian thực hiện sẽ diễn ra từ từ hơn.
Điều đáng chú ý là giá cổ phiếu FPT đã không bị ảnh hưởng gì vào phiên 14/8 khi thông tin này được công bố sau khi nó đã được đồn đoán từ vài ngày qua.
Trong thời gian ông Trương Đình Anh vắng mặt, Phó tổng giám đốc Chu Thanh Hà được ủy quyền điều hành các công việc hàng ngày của Tổng giám đốc. Do đó, chiến lược do Tổng giám đốc vạch ra được cho là vẫn sẽ tiếp tục, vì bà Chu Thanh Hà là một đồng nghiệp thân cận và lâu năm đồng thời là người kế nhiệm vị trí Tổng giám đốc FPT Telecom của ông Trương Đình Anh vào năm 2009 (FPT Telecom hiện tại là công ty con có ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng của FPT).
HSC cũng cho rằng, thông tin ông Trương Đình Anh nghỉ phép hai tháng trước mắt không phải là thông tin tích cực nhưng thông tin này chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đối với giá cổ phiếu FPT. Định hướng của FPT đã được vạch ra rõ ràng và có lẽ sẽ khó có thể thay đổi cho dù tổng giám đốc của tập đoàn này có là ai chăng nữa.