Vị tổng thống không lương
Từ cảnh nghèo khổ mà thành danh, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tặng toàn bộ tiền lương và phần lớn tài sản cho người nghèo
Từ cảnh nghèo khổ mà thành danh, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tặng toàn bộ tiền lương và phần lớn tài sản cho người nghèo.
Ngay sau khi nhận được chi phiếu tiền lương đầu tiên cho chức vị tổng thống của mình vào ngày 10/3/2008, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã công bố với báo giới rằng ông sẽ dành toàn bộ lương hằng tháng của mình (khoảng 14 triệu won mỗi tháng - tương đương hơn 210 triệu đồng VN) để tặng cho người nghèo trong suốt nhiệm kỳ 5 năm.
“Tôi đã hứa tặng phần lương mình kiếm được khi làm một quan chức chính phủ cho cộng đồng. Cho nên việc tặng lương tổng thống của tôi là sự mở rộng lời hứa của mình mà thôi”, ông Lee nói với phóng viên, theo AFP.
Cho đi tất cả
Trong thời gian làm Thị trưởng Seoul từ 2002 đến 2006, ông Lee cũng đã tặng hết tiền lương của mình cho con cái của dân làm lao công và lính cứu hỏa. Ngoài việc đem tiền lương của mình làm từ thiện, ông Lee còn cam kết cho một phần lớn tài sản cho người nghèo một khi ông thắng cử. Và lời cam kết này đã được thực thi dần dần kể từ khi ông nhậm chức tổng thống vào tháng 2/2008.
Vào ngày 6/7 vừa qua, ông Lee đã công bố thành lập một quỹ trong đó ông ủng hộ 33,1 tỉ won (gần 500 tỉ đồng VN), tức tương đương với 80% tài sản cá nhân của ông để hỗ trợ cho sinh viên nghèo, theo báo Korea Times. Văn phòng tổng thống cũng cho biết số tiền này là chưa từng có trong lịch sử chính trị.
"Hôm nay quả là một ngày vui và tuyệt vời", Tổng thống Lee phát biểu ngay sau khi trao phần quyên góp cho quỹ - được Korea Times trích lại. Tổng thống Lee, từng phải làm công việc chân tay trong suốt thời đi học, cho hay: “Tôi không bao giờ quên được những người đã chìa tay ra giúp đỡ cậu thanh niên nghèo vượt qua khó khăn trong khi họ cũng nghèo. Và tôi biết đối với tôi, cách tốt nhất để đền đáp lại lòng tốt đó là cho lại xã hội những gì tôi kiếm được”.
“Tôi mong muốn rằng trong xã hội này, mọi người không chỉ thể hiện sự quan tâm thông qua việc cho tiền mà bằng cả tấm lòng chân thực, bởi vì tiền mà không đi kèm tấm lòng chân thành thì chẳng có ý nghĩa gì cả"
Ông Lee cũng cho biết vợ và bốn người con của ông đã ủng hộ quyết định này. “Không có những thành tựu kỳ diệu của những người trong đất nước vĩ đại này, một thanh niên xuất thân từ một gia đình nghèo khó như tôi sẽ không bao giờ trở thành tổng thống được”, ông nói. Tổng thống Lee mong rằng việc đóng góp từ thiện của ông sẽ khích lệ người khác tham gia làm từ thiện.
“Tôi, với tư cách là tổng thống và là một công dân, chân thành mong rằng xã hội ta sẽ trở thành nơi mà mọi người quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi mong muốn rằng trong xã hội này, mọi người không chỉ thể hiện sự quan tâm thông qua việc cho tiền mà bằng cả tấm lòng chân thực, bởi vì tiền mà không đi kèm tấm lòng chân thành thì chẳng có ý nghĩa gì cả", báo Korea Times trích lời ông Lee.
Không quên quá khứ
Ông Lee Myung-bak sinh năm 1941 tại thành phố Osaka (Nhật Bản), nơi cha ông làm việc trong một trang trại gia súc. Khi đó, bán đảo Triều Tiên vẫn còn nằm dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Khi Thế chiến 2 kết thúc vào năm 1945, cả gia đình trở về quê hương của cha ông ở Pohang, miền đông nam bán đảo Triều Tiên.
Lúc đó gia đình ông rất nghèo, nên anh em của ông thường ăn không đủ no. Ông Lee có 3 anh em trai và 3 chị gái. Ông là con thứ 5 trong gia đình.
Ông Lee kể lại khi còn là một cậu bé ông thường đi bán dạo tại chợ ở Pohang. “Khi tôi bán ở sạp, tôi thường ghét những người hay hỏi: “Việc buôn bán dạo này thế nào?” rồi bỏ đi. Dù ai nói gì thì nói, tôi vẫn cảm thấy rất biết ơn những người đã mua ủng hộ tôi một cái gì đó”.
Nhờ thông minh, Lee đã giành được học bổng vào một trường bổ túc ban đêm. Ban ngày, Lee bán bắp rang trước cổng trường dành cho nữ. Sau khi tốt nghiệp, Lee được nhận vào trường Đại học Hàn Quốc, một trong những trường đại học hàng đầu của nước này. Lee học ngành quản trị kinh doanh. Vào năm 1964, khi học năm thứ 3 đại học, Lee được bầu làm Chủ tịch Hội đồng sinh viên của trường. Chun Shin-il, 64 tuổi, bạn cùng lớp một thời của Lee, cho biết: “Anh ta (Lee) có năng lực tổ chức khi còn là một sinh viên trẻ”, theo Korea Times.
Sau đó, vào năm 1965, ông Lee được nhận vào Tập đoàn cơ khí và xây dựng Hyundai. Ông đã thăng tiến nhanh trong nghề. Chỉ 5 năm sau khi gia nhập Hyundai, ông đã trở thành một giám đốc của tập đoàn này ở tuổi 29, và sau đó, ở tuổi 35, ông trở thành tổng giám đốc điều hành, là người trẻ nhất giữ chức vụ này tại Hàn Quốc tính đến thời điểm đó. Năm 1988, ông trở thành Chủ tịch Hyundai. Những năm tháng thành công trên thương trường đã giúp ông tích lũy được một gia tài khá đồ sộ, mà sau này ông đã dùng để “trả nợ” cho cuộc đời.
Đến năm 1992, ông Lee rời công ty để bước chân vào con đường chính trị, gia nhập đảng Tự do Dân chủ. Ông đắc cử chức Thị trưởng Seoul năm 2002 và sau đó giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 19/12/2007. Tháng 2/2008, ông Lee chính thức nhậm chức tổng thống.
Trong suốt thời gian làm chính trị, ông Lee luôn nhắc lại quá khứ nghèo khổ và bày tỏ lòng tri ân tới những người đã giúp ông thời khốn khó. Sự biết ơn đó không phải bằng lời nói suông, mà bằng hành động thiết thực và quyết liệt. Ông đã và đang cho đi rất nhiều, với tất cả sự chân thành, như ông nói: “Tiền mà không đi kèm tấm lòng chân thành thì chẳng có ý nghĩa gì cả".
Văn Khoa (Thanh Niên)
Ngay sau khi nhận được chi phiếu tiền lương đầu tiên cho chức vị tổng thống của mình vào ngày 10/3/2008, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã công bố với báo giới rằng ông sẽ dành toàn bộ lương hằng tháng của mình (khoảng 14 triệu won mỗi tháng - tương đương hơn 210 triệu đồng VN) để tặng cho người nghèo trong suốt nhiệm kỳ 5 năm.
“Tôi đã hứa tặng phần lương mình kiếm được khi làm một quan chức chính phủ cho cộng đồng. Cho nên việc tặng lương tổng thống của tôi là sự mở rộng lời hứa của mình mà thôi”, ông Lee nói với phóng viên, theo AFP.
Cho đi tất cả
Trong thời gian làm Thị trưởng Seoul từ 2002 đến 2006, ông Lee cũng đã tặng hết tiền lương của mình cho con cái của dân làm lao công và lính cứu hỏa. Ngoài việc đem tiền lương của mình làm từ thiện, ông Lee còn cam kết cho một phần lớn tài sản cho người nghèo một khi ông thắng cử. Và lời cam kết này đã được thực thi dần dần kể từ khi ông nhậm chức tổng thống vào tháng 2/2008.
Vào ngày 6/7 vừa qua, ông Lee đã công bố thành lập một quỹ trong đó ông ủng hộ 33,1 tỉ won (gần 500 tỉ đồng VN), tức tương đương với 80% tài sản cá nhân của ông để hỗ trợ cho sinh viên nghèo, theo báo Korea Times. Văn phòng tổng thống cũng cho biết số tiền này là chưa từng có trong lịch sử chính trị.
"Hôm nay quả là một ngày vui và tuyệt vời", Tổng thống Lee phát biểu ngay sau khi trao phần quyên góp cho quỹ - được Korea Times trích lại. Tổng thống Lee, từng phải làm công việc chân tay trong suốt thời đi học, cho hay: “Tôi không bao giờ quên được những người đã chìa tay ra giúp đỡ cậu thanh niên nghèo vượt qua khó khăn trong khi họ cũng nghèo. Và tôi biết đối với tôi, cách tốt nhất để đền đáp lại lòng tốt đó là cho lại xã hội những gì tôi kiếm được”.
“Tôi mong muốn rằng trong xã hội này, mọi người không chỉ thể hiện sự quan tâm thông qua việc cho tiền mà bằng cả tấm lòng chân thực, bởi vì tiền mà không đi kèm tấm lòng chân thành thì chẳng có ý nghĩa gì cả"
Ông Lee cũng cho biết vợ và bốn người con của ông đã ủng hộ quyết định này. “Không có những thành tựu kỳ diệu của những người trong đất nước vĩ đại này, một thanh niên xuất thân từ một gia đình nghèo khó như tôi sẽ không bao giờ trở thành tổng thống được”, ông nói. Tổng thống Lee mong rằng việc đóng góp từ thiện của ông sẽ khích lệ người khác tham gia làm từ thiện.
“Tôi, với tư cách là tổng thống và là một công dân, chân thành mong rằng xã hội ta sẽ trở thành nơi mà mọi người quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi mong muốn rằng trong xã hội này, mọi người không chỉ thể hiện sự quan tâm thông qua việc cho tiền mà bằng cả tấm lòng chân thực, bởi vì tiền mà không đi kèm tấm lòng chân thành thì chẳng có ý nghĩa gì cả", báo Korea Times trích lời ông Lee.
Không quên quá khứ
Ông Lee Myung-bak sinh năm 1941 tại thành phố Osaka (Nhật Bản), nơi cha ông làm việc trong một trang trại gia súc. Khi đó, bán đảo Triều Tiên vẫn còn nằm dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Khi Thế chiến 2 kết thúc vào năm 1945, cả gia đình trở về quê hương của cha ông ở Pohang, miền đông nam bán đảo Triều Tiên.
Lúc đó gia đình ông rất nghèo, nên anh em của ông thường ăn không đủ no. Ông Lee có 3 anh em trai và 3 chị gái. Ông là con thứ 5 trong gia đình.
Ông Lee kể lại khi còn là một cậu bé ông thường đi bán dạo tại chợ ở Pohang. “Khi tôi bán ở sạp, tôi thường ghét những người hay hỏi: “Việc buôn bán dạo này thế nào?” rồi bỏ đi. Dù ai nói gì thì nói, tôi vẫn cảm thấy rất biết ơn những người đã mua ủng hộ tôi một cái gì đó”.
Nhờ thông minh, Lee đã giành được học bổng vào một trường bổ túc ban đêm. Ban ngày, Lee bán bắp rang trước cổng trường dành cho nữ. Sau khi tốt nghiệp, Lee được nhận vào trường Đại học Hàn Quốc, một trong những trường đại học hàng đầu của nước này. Lee học ngành quản trị kinh doanh. Vào năm 1964, khi học năm thứ 3 đại học, Lee được bầu làm Chủ tịch Hội đồng sinh viên của trường. Chun Shin-il, 64 tuổi, bạn cùng lớp một thời của Lee, cho biết: “Anh ta (Lee) có năng lực tổ chức khi còn là một sinh viên trẻ”, theo Korea Times.
Sau đó, vào năm 1965, ông Lee được nhận vào Tập đoàn cơ khí và xây dựng Hyundai. Ông đã thăng tiến nhanh trong nghề. Chỉ 5 năm sau khi gia nhập Hyundai, ông đã trở thành một giám đốc của tập đoàn này ở tuổi 29, và sau đó, ở tuổi 35, ông trở thành tổng giám đốc điều hành, là người trẻ nhất giữ chức vụ này tại Hàn Quốc tính đến thời điểm đó. Năm 1988, ông trở thành Chủ tịch Hyundai. Những năm tháng thành công trên thương trường đã giúp ông tích lũy được một gia tài khá đồ sộ, mà sau này ông đã dùng để “trả nợ” cho cuộc đời.
Đến năm 1992, ông Lee rời công ty để bước chân vào con đường chính trị, gia nhập đảng Tự do Dân chủ. Ông đắc cử chức Thị trưởng Seoul năm 2002 và sau đó giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 19/12/2007. Tháng 2/2008, ông Lee chính thức nhậm chức tổng thống.
Trong suốt thời gian làm chính trị, ông Lee luôn nhắc lại quá khứ nghèo khổ và bày tỏ lòng tri ân tới những người đã giúp ông thời khốn khó. Sự biết ơn đó không phải bằng lời nói suông, mà bằng hành động thiết thực và quyết liệt. Ông đã và đang cho đi rất nhiều, với tất cả sự chân thành, như ông nói: “Tiền mà không đi kèm tấm lòng chân thành thì chẳng có ý nghĩa gì cả".
Văn Khoa (Thanh Niên)