Việc làm năm 2007: “Nóng” cả phổ thông lẫn cao cấp
Theo dự đoán của các chuyên gia lao động, năm 2007 thị trường lao động trong nước sẽ tiếp tục khan hiếm lao động cấp cao
Theo dự đoán của các chuyên gia lao động, năm 2007 thị trường lao động trong nước sẽ tiếp tục khan hiếm lao động cấp cao.
Bên cạnh đó, các lao động tầm trung và thấp tại các khu công nghiệp - khu chế xuất cũng thiếu, các doanh nghiệp phải “ăn đong” theo mùa.
Dự báo từ nay đến 2010, riêng các khu công nghiệp - khu chế xuất Tp.HCM cần trên 500.000 lao động, trong khi các cơ sở đào tạo nghề chỉ cung ứng trên 15% nhu cầu. Số còn lại doanh nghiệp tự xoay xở tìm nguồn, thậm chí chắp vá bằng việc tuyển lao động thời vụ.
Cần nhiều lao động phổ thông
Sự thiếu hụt lao động này đã xảy ra thường xuyên trong suốt một năm qua.
Ông Trần Thiện Tứ, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các khu công nghiệp Tp.HCM đã phải thốt lên, trước đây các doanh nghiệp rao tuyển một người thì có 100 người nộp đơn dự tuyển, bây giờ cần tuyển 100 người chỉ có 1 người nộp đơn.
Riêng 15 khu công nghiệp - khu chế xuất của thành phố, năm 2007 sẽ tuyển 51.750 lao động, trong đó 38.295 lao động phổ thông. Các ngành sẽ tuyển đông lao động trong các khu công nghiệp - khu chế xuất Tp.HCM vẫn là điện - điện tử, dệt - may, giày, cơ khí, cao su - nhựa, thực phẩm.
Các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương theo dự đoán, năm 2007 cần tuyển 20.000 lao động, trong đó lao động chiếm đến 85%, tập trung cho các ngành nghề may, chế biến gỗ, điện - điện tử.
Tăng cao nhu cầu lao động quản lý
Nhiều chuyên gia dự báo, năm 2007 - năm có nhiều bước chuyển mình sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO - nhu cầu về lao động quản lý, điều hành sẽ rất cao, và cạnh tranh của lao động loại này cũng sẽ rất khốc liệt.
Theo ông Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng, nhu cầu về lao động dịch vụ sẽ tăng, như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông vận tải, nhà hàng, khách sạn.
Theo ông Thân Văn Hùng, Giám đốc Công ty Tư vấn nguồn nhân lực NIC, năm 2006 thực sự là một năm mà các doanh nghiệp Việt Nam đổ xô đi tìm nhân sự cao cấp và trong năm nay, tình trạng “khát” lao động này chắc chắn vẫn diễn ra.
Qua khảo sát 2.300 doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tp.HCM, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Tp.HCM, năm 2007, các nhóm ngành kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất, điện tử - viễn thông, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm cần 30% lao động lành nghề; các nhóm ngành quản trị kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, kế toán, ngân hàng, dịch vụ du lịch cần khoảng 30% lao động; 40% còn lại tập trung vào công nhân có tay nghề, lao động phổ thông các ngành may, giày da, chế biến thực phẩm.
Cùng đó là sẽ có một số thay đổi trên thị trường lao động trong năm 2007. Ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn, các ngành dịch vụ đào tạo, dịch vụ nhà hàng - khách sạn, tài chính, tư vấn đầu tư nhu cầu sẽ gia tăng.
Đáng chú ý nhất là nhu cầu công nhân lành nghề, lao động sản xuất công nghệ cao sẽ tăng mạnh, cạnh tranh về lao động sẽ diễn ra gay gắt ở nhóm lao động chất xám, nhân lực quản lý bậc cao. Xu hướng tuyển dụng lao động đòi hỏi ngày càng cao đến trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ, sẽ là một trở ngại lớn đối với lao động tìm việc trong thời gian tới.
Sự khan hiếm lao động này sẽ gây khó khăn ít nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng đó lại là tín hiệu lạc quan đối với người tìm việc và cả công nhân đang làm việc. Người tìm việc sẽ có nhiều sự lựa chọn, còn với công nhân, thu nhập và các phúc lợi sẽ có nhiều cơ hội được cải thiện, bởi các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt để thu hút và giữ chân người lao động.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đối với nhân lực cao cấp, rất cần các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự nhập cuộc.
Bởi sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn, các doanh nghiệp của Việt Nam tăng nhu cầu tái cấu trúc và chuyên nghiệp hoá công ty trong môi trường kinh doanh toàn cầu, cuộc chiến giành nhân tài giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt.
Bên cạnh đó, các lao động tầm trung và thấp tại các khu công nghiệp - khu chế xuất cũng thiếu, các doanh nghiệp phải “ăn đong” theo mùa.
Dự báo từ nay đến 2010, riêng các khu công nghiệp - khu chế xuất Tp.HCM cần trên 500.000 lao động, trong khi các cơ sở đào tạo nghề chỉ cung ứng trên 15% nhu cầu. Số còn lại doanh nghiệp tự xoay xở tìm nguồn, thậm chí chắp vá bằng việc tuyển lao động thời vụ.
Cần nhiều lao động phổ thông
Sự thiếu hụt lao động này đã xảy ra thường xuyên trong suốt một năm qua.
Ông Trần Thiện Tứ, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các khu công nghiệp Tp.HCM đã phải thốt lên, trước đây các doanh nghiệp rao tuyển một người thì có 100 người nộp đơn dự tuyển, bây giờ cần tuyển 100 người chỉ có 1 người nộp đơn.
Riêng 15 khu công nghiệp - khu chế xuất của thành phố, năm 2007 sẽ tuyển 51.750 lao động, trong đó 38.295 lao động phổ thông. Các ngành sẽ tuyển đông lao động trong các khu công nghiệp - khu chế xuất Tp.HCM vẫn là điện - điện tử, dệt - may, giày, cơ khí, cao su - nhựa, thực phẩm.
Các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương theo dự đoán, năm 2007 cần tuyển 20.000 lao động, trong đó lao động chiếm đến 85%, tập trung cho các ngành nghề may, chế biến gỗ, điện - điện tử.
Tăng cao nhu cầu lao động quản lý
Nhiều chuyên gia dự báo, năm 2007 - năm có nhiều bước chuyển mình sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO - nhu cầu về lao động quản lý, điều hành sẽ rất cao, và cạnh tranh của lao động loại này cũng sẽ rất khốc liệt.
Theo ông Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng, nhu cầu về lao động dịch vụ sẽ tăng, như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông vận tải, nhà hàng, khách sạn.
Theo ông Thân Văn Hùng, Giám đốc Công ty Tư vấn nguồn nhân lực NIC, năm 2006 thực sự là một năm mà các doanh nghiệp Việt Nam đổ xô đi tìm nhân sự cao cấp và trong năm nay, tình trạng “khát” lao động này chắc chắn vẫn diễn ra.
Qua khảo sát 2.300 doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tp.HCM, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Tp.HCM, năm 2007, các nhóm ngành kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất, điện tử - viễn thông, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm cần 30% lao động lành nghề; các nhóm ngành quản trị kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, kế toán, ngân hàng, dịch vụ du lịch cần khoảng 30% lao động; 40% còn lại tập trung vào công nhân có tay nghề, lao động phổ thông các ngành may, giày da, chế biến thực phẩm.
Cùng đó là sẽ có một số thay đổi trên thị trường lao động trong năm 2007. Ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn, các ngành dịch vụ đào tạo, dịch vụ nhà hàng - khách sạn, tài chính, tư vấn đầu tư nhu cầu sẽ gia tăng.
Đáng chú ý nhất là nhu cầu công nhân lành nghề, lao động sản xuất công nghệ cao sẽ tăng mạnh, cạnh tranh về lao động sẽ diễn ra gay gắt ở nhóm lao động chất xám, nhân lực quản lý bậc cao. Xu hướng tuyển dụng lao động đòi hỏi ngày càng cao đến trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ, sẽ là một trở ngại lớn đối với lao động tìm việc trong thời gian tới.
Sự khan hiếm lao động này sẽ gây khó khăn ít nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng đó lại là tín hiệu lạc quan đối với người tìm việc và cả công nhân đang làm việc. Người tìm việc sẽ có nhiều sự lựa chọn, còn với công nhân, thu nhập và các phúc lợi sẽ có nhiều cơ hội được cải thiện, bởi các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt để thu hút và giữ chân người lao động.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đối với nhân lực cao cấp, rất cần các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự nhập cuộc.
Bởi sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn, các doanh nghiệp của Việt Nam tăng nhu cầu tái cấu trúc và chuyên nghiệp hoá công ty trong môi trường kinh doanh toàn cầu, cuộc chiến giành nhân tài giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt.