Việt - Mỹ ký hàng loạt thỏa thuận thương mại lớn
Doanh nghiệp hai nước đã ký hàng loạt các thoả thuận, hợp đồng hợp tác đầu tư với giá trị lớn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã rời New York (Mỹ), kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Khóa họp hàng năm lần thứ 62 Đại hội đồng Liên hiệp quốc và bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ 30/9 - 3/10 theo lời mời của Thủ tướng Pháp Francois Fillon.
Bên cạnh những hoạt động đối ngoại, chuyến thăm của Thủ tướng được xem như một cơ hội lớn, thúc đẩy hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Mỹ và Pháp.
Trong thời gian tham dự Khoá họp 62 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp gần 20 tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ như Tập đoàn bảo hiểm AIG, Citi Group, Bantry Bay Ventures-Asia, Conoco Philips, Merriill Lynch, Việt Nam Partner... nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tại cuộc gặp mặt với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được cam kết của Hội đồng sẽ đẩy mạnh hợp tác đầu tư tại Việt Nam bằng quyết định mở ngay Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ông Mark Sullivan, Chủ tịch Tập đoàn AIG, cam kết sẽ đầu tư xây dựng toà nhà cao nhất Việt Nam tại Hà Nội.
Nhân dịp này, doanh nghiệp hai nước đã ký hàng loạt các thoả thuận, hợp đồng hợp tác đầu tư với giá trị lớn. Đó là:
- Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Citigroup và Tập đoàn Hàng hải Việt Nam, theo đó Citigroup sẽ tài trợ cho Tập đoàn thực hiện các dự án mua, đóng mới tàu, phát triển cảng, nhà máy sửa chữa tàu biển;
- Thỏa thuận ghi nhớ giữa Citigroup và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam về thu xếp tài chính cho dự án tổ hợp bôxit Lâm Đồng, nhà máy nhôm Nhân Cơ (Đắk Nông) và nhà máy điện Mạo Khê;
- Dự án Tập đoàn Hàng hải Việt Nam và SSA Marine hợp tác đầu tư cảng Cái Lân ở Quảng Ninh và cảng Cái Mép (Vũng Tàu) quyết định tăng vốn đầu tư 2 dự án để tăng công suất và phát triển thêm các hạng mục cần thiết của 2 dự án này.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với Credit Suisse để thu xếp khoản tín dụng thông qua các khoản vay hợp vốn, phát hành trái phiếu và các dịch vụ tư vấn;
- Thỏa thuận ghi nhớ giữa Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam với Bantry Bay Ventures Asia để phát triển bể than đồng bằng Bắc Bộ;
- Thỏa thuận ghi nhớ giữa Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam với tập đoàn chế tạo động cơ Cummins để thành lập công ty liên doanh chế tạo động cơ ôtô tại Việt Nam với công suất 100 nghìn động cơ/năm.
- Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tập đoàn Đức Long và Bantry Bay Ventures Asia về phát triển thủy năng, bất động sản, trồng và chế biến cao su, khai thác mỏ và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu;
- Thoả thuận hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobill trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và sử dụng khí thiên nhiên ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển;
- "Thoả thuận hợp nhất mỏ" và "Thoả thuận phát triển chung" giữa Petro Vietnam và tập đoàn dầu khí Chevron Hoa Kỳ cùng các đối tác khác trong các hợp đồng chia sản phẩm các lô B, 48/95 và 52/97 ngoài khơi. Việc ký kết các thoả thuận này cho phép các bên hoạt động phát triển để sớm có sản lượng khai thác khí từ các lô hợp đồng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực Tây Nam Bộ Việt Nam.
Trước khi rời New York, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm, làm việc và rung chuông khai mạc phiên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa NYSE và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Theo lịch trình tại Pháp, bên cạnh những cuộc hội đàm quan trọng với những nhà lãnh đạo cấp cao của nước này, Thủ tướng cũng sẽ gặp gỡ một số tập đoàn hàng đầu của Pháp do Liên đoàn giới chủ Pháp (MEDEF) tổ chức và chứng kiến lễ ký kết một số hợp đồng và thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Pháp.
Bên cạnh những hoạt động đối ngoại, chuyến thăm của Thủ tướng được xem như một cơ hội lớn, thúc đẩy hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Mỹ và Pháp.
Trong thời gian tham dự Khoá họp 62 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp gần 20 tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ như Tập đoàn bảo hiểm AIG, Citi Group, Bantry Bay Ventures-Asia, Conoco Philips, Merriill Lynch, Việt Nam Partner... nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tại cuộc gặp mặt với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được cam kết của Hội đồng sẽ đẩy mạnh hợp tác đầu tư tại Việt Nam bằng quyết định mở ngay Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ông Mark Sullivan, Chủ tịch Tập đoàn AIG, cam kết sẽ đầu tư xây dựng toà nhà cao nhất Việt Nam tại Hà Nội.
Nhân dịp này, doanh nghiệp hai nước đã ký hàng loạt các thoả thuận, hợp đồng hợp tác đầu tư với giá trị lớn. Đó là:
- Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Citigroup và Tập đoàn Hàng hải Việt Nam, theo đó Citigroup sẽ tài trợ cho Tập đoàn thực hiện các dự án mua, đóng mới tàu, phát triển cảng, nhà máy sửa chữa tàu biển;
- Thỏa thuận ghi nhớ giữa Citigroup và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam về thu xếp tài chính cho dự án tổ hợp bôxit Lâm Đồng, nhà máy nhôm Nhân Cơ (Đắk Nông) và nhà máy điện Mạo Khê;
- Dự án Tập đoàn Hàng hải Việt Nam và SSA Marine hợp tác đầu tư cảng Cái Lân ở Quảng Ninh và cảng Cái Mép (Vũng Tàu) quyết định tăng vốn đầu tư 2 dự án để tăng công suất và phát triển thêm các hạng mục cần thiết của 2 dự án này.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với Credit Suisse để thu xếp khoản tín dụng thông qua các khoản vay hợp vốn, phát hành trái phiếu và các dịch vụ tư vấn;
- Thỏa thuận ghi nhớ giữa Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam với Bantry Bay Ventures Asia để phát triển bể than đồng bằng Bắc Bộ;
- Thỏa thuận ghi nhớ giữa Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam với tập đoàn chế tạo động cơ Cummins để thành lập công ty liên doanh chế tạo động cơ ôtô tại Việt Nam với công suất 100 nghìn động cơ/năm.
- Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tập đoàn Đức Long và Bantry Bay Ventures Asia về phát triển thủy năng, bất động sản, trồng và chế biến cao su, khai thác mỏ và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu;
- Thoả thuận hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobill trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và sử dụng khí thiên nhiên ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển;
- "Thoả thuận hợp nhất mỏ" và "Thoả thuận phát triển chung" giữa Petro Vietnam và tập đoàn dầu khí Chevron Hoa Kỳ cùng các đối tác khác trong các hợp đồng chia sản phẩm các lô B, 48/95 và 52/97 ngoài khơi. Việc ký kết các thoả thuận này cho phép các bên hoạt động phát triển để sớm có sản lượng khai thác khí từ các lô hợp đồng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực Tây Nam Bộ Việt Nam.
Trước khi rời New York, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm, làm việc và rung chuông khai mạc phiên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa NYSE và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Theo lịch trình tại Pháp, bên cạnh những cuộc hội đàm quan trọng với những nhà lãnh đạo cấp cao của nước này, Thủ tướng cũng sẽ gặp gỡ một số tập đoàn hàng đầu của Pháp do Liên đoàn giới chủ Pháp (MEDEF) tổ chức và chứng kiến lễ ký kết một số hợp đồng và thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Pháp.