Việt - Mỹ, từ đối đầu sang đối tác
Từ chỗ đối đầu, bao vây cấm vận, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ bình thường tính đến nay đã được 20 năm
Từ chỗ đối đầu, bao vây cấm vận, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ bình thường, tính đến nay đã được 20 năm. Hoa Kỳ đã trở thành đối tác toàn diện hàng đầu của Việt Nam và hứa hẹn phát triển mạnh mẽ lên tầm cao mới.
Những cột mốc
Hoa Kỳ có diện tích rộng thứ tư thế giới. Dân số đông thứ ba. GDP bằng trên 1/5 toàn thế giới. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 52,5 nghìn USD, đứng thứ 11. Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng/GDP khá cao (trên dưới 85%). Tổng kim ngạch xuất khẩu cao thứ 2, tổng kim ngạch nhập khẩu cao nhất thế giới; nhập siêu lớn nhất thế giới.
Hoa Kỳ - Việt Nam trong 20 năm qua đã qua 3 mốc thời gian quan trọng. Trước năm 1994, quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam và Hoa Kỳ hầu như chưa có gì, trái lại, còn bị bao vây cấm vận.
Từ năm 1995, khi lệnh cấm vận được bãi bỏ và bình thường hóa quan hệ, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng lên. Từ năm 2001 - năm đầu tiên khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương, lần đầu tiên kim ngạch vượt qua mốc 1 tỷ USD.
Năm 2002 vượt qua mốc 2 tỷ USD. Năm 2004 vượt qua mốc 5 tỷ USD. Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt qua mốc 10 tỷ USD.
Năm 2013, con số này đã đạt trên 23,8 tỷ USD, lần đầu tiên Việt Nam có thị trường vượt qua mốc 20 tỷ USD.
Năm 2014, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã chiếm trên 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2015 mới qua một nửa thời gian đã đạt 15,7 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Với tiến độ này cả năm sẽ cán mốc 34 tỷ USD, nếu Việt Nam gia nhập TPP thì còn cao hơn nữa.
Hoa Kỳ đã vượt qua các thị trường khác lên đứng thứ 3 vào năm 2001 và bỏ qua thứ hai lên đứng thứ nhất từ năm 2002 cho đến nay.
Đáng lưu ý, Việt Nam giữ vị thế xuất siêu liên tục ngày một tăng và ở mức khá lớn (năm 2013 trên 18,6 tỷ USD, 2014 là 22,3 tỷ USD). Nếu cả năm (xuất khẩu đạt 34 tỷ USD, nhập khẩu đạt 7,5 tỷ USD), thì năm 2015 sẽ là năm mà Việt Nam có thể xuất siêu vào một thị trường vượt qua mốc 26,5 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2014 có khá nhiều, trong đó có 19 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, với 10 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD, 7 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thủy sản; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng).
Một số mặt hàng khác kim ngạch tuy chưa lớn, nhưng lại chiếm tỷ trọng cao trong mặt hàng xuất khẩu đó của Việt Nam, như túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; phương tiện vận tải và phụ tùng).
Trong tổng số 23 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên, thì riêng Hoa Kỳ đã có 7 mặt hàng. Trong 6 tháng 2015, có 15 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là dệt may 4.051 triệu USD; giày dép 1.633 triệu USD...
Có nhiều mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong năm 2014, trong đó có 11 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông; thức ăn gia súc; đậu tương; gỗ và sản phẩm gỗ; chất dẻo nguyên liệu; sữa và sản phẩm từ sữa; sản phẩm hóa chất; nguyên phụ liệu dệt may da; hóa chất). Trong 5 tháng 2015 có 6 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD.
Thời kỳ mới với TPP?
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ năm 2014 đạt 71 triệu USD, đứng thứ 17 trong các đối tác; 6 tháng 2015 đạt 72,9 triệu USD, đứng thứ 9.
Nếu tính từ 1988 đến nay đạt gần 11,1 tỷ USD đăng ký của các dự án còn hiệu lực, đứng thứ 7. Các dự án đều có kỹ thuật-công nghệ cao, được quản lý hiện đại...
Lượng khách từ Hoa Kỳ đến Việt Nam trong năm 2014 đạt gần 443,8 nghìn lượt người, đông thứ 4. Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách đến từ Hoa Kỳ đạt 110,2 USD, cao thứ 8 trong các nước và vùng lãnh thổ. Sáu tháng 2015 đạt 255,9 nghìn lượt người, đứng thứ 4 và tăng 3,9% (trong khi tổng số giảm 11,3%).
Hoa Kỳ đã là đối tác lớn của Việt Nam về đầu tư, thương mại. Quan hệ giữa hai nước cần được nâng cao hơn nữa lên tầm cao mới và mở rộng hơn nữa với quan hệ chiến lược toàn diện - mốc thứ tư trong quan hệ giữa 2 nước sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Hoa Kỳ là thành viên chủ chốt nhất trong 12 thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Triển vọng năm 2015 hiệp định này sẽ được ký kết. Khi Việt Nam trở thành thành viên TPP, mở ra một thời kỳ mới để tận dụng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu, tiếp tục thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa và trở thành đối tác chiến lược toàn diện.
Những cột mốc
Hoa Kỳ có diện tích rộng thứ tư thế giới. Dân số đông thứ ba. GDP bằng trên 1/5 toàn thế giới. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 52,5 nghìn USD, đứng thứ 11. Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng/GDP khá cao (trên dưới 85%). Tổng kim ngạch xuất khẩu cao thứ 2, tổng kim ngạch nhập khẩu cao nhất thế giới; nhập siêu lớn nhất thế giới.
Hoa Kỳ - Việt Nam trong 20 năm qua đã qua 3 mốc thời gian quan trọng. Trước năm 1994, quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam và Hoa Kỳ hầu như chưa có gì, trái lại, còn bị bao vây cấm vận.
Từ năm 1995, khi lệnh cấm vận được bãi bỏ và bình thường hóa quan hệ, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng lên. Từ năm 2001 - năm đầu tiên khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương, lần đầu tiên kim ngạch vượt qua mốc 1 tỷ USD.
Năm 2002 vượt qua mốc 2 tỷ USD. Năm 2004 vượt qua mốc 5 tỷ USD. Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt qua mốc 10 tỷ USD.
Năm 2013, con số này đã đạt trên 23,8 tỷ USD, lần đầu tiên Việt Nam có thị trường vượt qua mốc 20 tỷ USD.
Năm 2014, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã chiếm trên 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2015 mới qua một nửa thời gian đã đạt 15,7 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Với tiến độ này cả năm sẽ cán mốc 34 tỷ USD, nếu Việt Nam gia nhập TPP thì còn cao hơn nữa.
Hoa Kỳ đã vượt qua các thị trường khác lên đứng thứ 3 vào năm 2001 và bỏ qua thứ hai lên đứng thứ nhất từ năm 2002 cho đến nay.
Đáng lưu ý, Việt Nam giữ vị thế xuất siêu liên tục ngày một tăng và ở mức khá lớn (năm 2013 trên 18,6 tỷ USD, 2014 là 22,3 tỷ USD). Nếu cả năm (xuất khẩu đạt 34 tỷ USD, nhập khẩu đạt 7,5 tỷ USD), thì năm 2015 sẽ là năm mà Việt Nam có thể xuất siêu vào một thị trường vượt qua mốc 26,5 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2014 có khá nhiều, trong đó có 19 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, với 10 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD, 7 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thủy sản; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng).
Một số mặt hàng khác kim ngạch tuy chưa lớn, nhưng lại chiếm tỷ trọng cao trong mặt hàng xuất khẩu đó của Việt Nam, như túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; phương tiện vận tải và phụ tùng).
Trong tổng số 23 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên, thì riêng Hoa Kỳ đã có 7 mặt hàng. Trong 6 tháng 2015, có 15 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là dệt may 4.051 triệu USD; giày dép 1.633 triệu USD...
Có nhiều mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong năm 2014, trong đó có 11 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông; thức ăn gia súc; đậu tương; gỗ và sản phẩm gỗ; chất dẻo nguyên liệu; sữa và sản phẩm từ sữa; sản phẩm hóa chất; nguyên phụ liệu dệt may da; hóa chất). Trong 5 tháng 2015 có 6 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD.
Thời kỳ mới với TPP?
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ năm 2014 đạt 71 triệu USD, đứng thứ 17 trong các đối tác; 6 tháng 2015 đạt 72,9 triệu USD, đứng thứ 9.
Nếu tính từ 1988 đến nay đạt gần 11,1 tỷ USD đăng ký của các dự án còn hiệu lực, đứng thứ 7. Các dự án đều có kỹ thuật-công nghệ cao, được quản lý hiện đại...
Lượng khách từ Hoa Kỳ đến Việt Nam trong năm 2014 đạt gần 443,8 nghìn lượt người, đông thứ 4. Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách đến từ Hoa Kỳ đạt 110,2 USD, cao thứ 8 trong các nước và vùng lãnh thổ. Sáu tháng 2015 đạt 255,9 nghìn lượt người, đứng thứ 4 và tăng 3,9% (trong khi tổng số giảm 11,3%).
Hoa Kỳ đã là đối tác lớn của Việt Nam về đầu tư, thương mại. Quan hệ giữa hai nước cần được nâng cao hơn nữa lên tầm cao mới và mở rộng hơn nữa với quan hệ chiến lược toàn diện - mốc thứ tư trong quan hệ giữa 2 nước sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Hoa Kỳ là thành viên chủ chốt nhất trong 12 thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Triển vọng năm 2015 hiệp định này sẽ được ký kết. Khi Việt Nam trở thành thành viên TPP, mở ra một thời kỳ mới để tận dụng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu, tiếp tục thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa và trở thành đối tác chiến lược toàn diện.