Việt Nam chỉ giải ngân được quá nửa 78 tỷ USD tài trợ
Sau 20 năm, tổng vốn ODA dành cho Việt Nam được cam kết từ hơn 50 nhà tài trợ đã đạt 78 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam tại Paris (Pháp) tháng 11/1993, sau 20 năm, tổng vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam được
cam kết từ hơn 50 nhà tài trợ đã đạt 78 tỷ USD.
Trong đó, trên 63 tỷ USD đã được ký kết, và mới có hơn 42 tỷ USD được giải ngân (chiếm 53% tổng vốn cam kết và 63% tổng vốn ký kết) trong hai thập kỷ.
Quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, trong đó nổi lên là năng lực hấp thụ vốn chưa cao, tiến độ thực hiện và giải ngân còn chậm so với kế hoạch. Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, sáng 17/10.
Cho dù theo Thủ tướng, vốn ODA thời gian qua đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đặc biệt là trong việc hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, nhất là giao thông vận tải, điện năng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, phát triển y tế, giáo dục và đào tạo, phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,…
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn cộng đồng tài trợ quốc tế đã luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu. Đồng thời người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, sự quan tâm và hỗ trợ với những cam kết tài trợ có giá trị ngày càng lớn của các nước trong thời gian qua đã thể hiện vị thế, uy tín quốc gia cũng như minh chứng Việt Nam sử dụng hiệu quả và tính minh bạch nguồn vốn này.
Theo Thủ tướng, để nguồn vốn ODA ngày càng có hiệu quả, cần phải có nguồn đối ứng. Bởi thực tiễn quản lý và sử dụng nguồn vốn của các đối tác phát triển trong thời gian cho thấy, nguồn vốn ODA dù to lớn đến đâu, cũng chỉ có thể thực hiện và phát huy hiệu quả khi có “nguồn lực đối ứng” của Chính phủ, gồm tài chính và nguồn vốn con người có năng lực.
Trong đó, trên 63 tỷ USD đã được ký kết, và mới có hơn 42 tỷ USD được giải ngân (chiếm 53% tổng vốn cam kết và 63% tổng vốn ký kết) trong hai thập kỷ.
Quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, trong đó nổi lên là năng lực hấp thụ vốn chưa cao, tiến độ thực hiện và giải ngân còn chậm so với kế hoạch. Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, sáng 17/10.
Cho dù theo Thủ tướng, vốn ODA thời gian qua đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đặc biệt là trong việc hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, nhất là giao thông vận tải, điện năng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, phát triển y tế, giáo dục và đào tạo, phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,…
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn cộng đồng tài trợ quốc tế đã luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu. Đồng thời người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, sự quan tâm và hỗ trợ với những cam kết tài trợ có giá trị ngày càng lớn của các nước trong thời gian qua đã thể hiện vị thế, uy tín quốc gia cũng như minh chứng Việt Nam sử dụng hiệu quả và tính minh bạch nguồn vốn này.
Theo Thủ tướng, để nguồn vốn ODA ngày càng có hiệu quả, cần phải có nguồn đối ứng. Bởi thực tiễn quản lý và sử dụng nguồn vốn của các đối tác phát triển trong thời gian cho thấy, nguồn vốn ODA dù to lớn đến đâu, cũng chỉ có thể thực hiện và phát huy hiệu quả khi có “nguồn lực đối ứng” của Chính phủ, gồm tài chính và nguồn vốn con người có năng lực.