Việt Nam có cần một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình?
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thế giới đánh giá mình, thì mình phải đặt mình trong thế giới!”
Dẫn đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, báo cáo của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh tại phiên họp ngày 31/12 cho biết, khoảng cách thu nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các nước đang phát triển tại châu Á ngày càng lớn.
Cũng theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về xếp hạng nặng lực cạnh tranh, Việt Nam đang có xu hướng tụt hạng dần.
Cụ thể, năm 2010-2011 xếp vị trí 65/142 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2011-2012 tụt xống vị trí thứ 75/ 144 quốc gia và vùng lãnh và Năm 2012-2013 tăng 5 bậc, lên vị trí 70/ 148 quốc gia và lãnh thổ. Năm 2012 tụt 10 hạng là do cả 3 nhóm chỉ số của Việt Nam đều xuống hạng.
Tại phiên họp nói trên, một nội dung quan trọng đã được các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận. Đó là: Việt Nam có cần hay không một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình, giống như cách mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới… đang đánh giá các nước.
Tuy nhiên, hầu hết ý kiến tại phiên họp đều phản đối việc xây dựng bộ chỉ số riêng của Việt Nam.
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, “hiện cả thế giới soi chung một gương, thì chúng ta đừng chế gương cầu lồi để soi riêng mình”.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển có cùng quan điểm không ủng hộ xây bộ chỉ số riêng. Theo ông, “liệu chúng ta tự đánh giá chúng ta có hợp lý không?”
Ông Tuyển cũng thẳng thắn rằng, “không nhất thiết phải mất thì giờ vào các chỉ số do chúng ta đưa ra, trong khi thực tế với đánh giá của các tổ chức quốc tế, những năm gần đây chỉ số cạnh tranh của chúng ta không được cải thiện, thậm chí có chỉ số giật lùi.
Bởi, theo ông, vấn đề quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, đội ngũ cán bộ thực hiện.
“Có doanh nghiệp nhập khẩu, phải đóng thuế môi trường nhưng vì số thuế ít quá nên cơ quan thuế không thu cho, cứ để đấy buộc họ phải đưa phong bì gấp đôi khoản thuế kia mới nộp được”, ông Tuyển kể một ví dụ và đặt câu hỏi, tình trạng này có phổ biến không?
Vừa dứt lời, ông đã nhận được ý kiến từ một số thành viên Hội đồng rằng, “chuyện đó là phổ biến”. Thực trạng này sau đó được một đại diện Viện Hàn lâm khoa học xã hội bình luận, "vì Việt Nam đang là quốc gia trong quá trình chuyển đổi, thế chế chưa hoàn thiện, tham nhũng còn nhiều".
Chính vì vậy, theo ông Tuyển, chúng ta có rất nhiều chỉ thị nhưng không ăn thua. “Quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân nào làm cho chỉ số cạnh tranh của chúng ta tụt xuống. Phải chỉ ra bộ, ngành chịu trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể để cải thiện điểm số, vị trí”, ông kiến nghị.
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, chúng ta không chạy theo thành tích, nhưng đánh giá của thế giới về Việt Nam chính là tiền, là bạc. Nếu đánh giá tốt thì mọi cái sẽ thuận lợi hơn, đặc biệt là vay vốn sẽ dễ hơn.
Song, “thế giới đánh giá mình, thì mình phải đặt mình trong thế giới! Thiên hạ đang soi mình, nên mình sẽ phải cải thiện, nếu không sẽ mất sức cạnh tranh”, ông Đam nói.
Cũng theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về xếp hạng nặng lực cạnh tranh, Việt Nam đang có xu hướng tụt hạng dần.
Cụ thể, năm 2010-2011 xếp vị trí 65/142 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2011-2012 tụt xống vị trí thứ 75/ 144 quốc gia và vùng lãnh và Năm 2012-2013 tăng 5 bậc, lên vị trí 70/ 148 quốc gia và lãnh thổ. Năm 2012 tụt 10 hạng là do cả 3 nhóm chỉ số của Việt Nam đều xuống hạng.
Tại phiên họp nói trên, một nội dung quan trọng đã được các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận. Đó là: Việt Nam có cần hay không một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình, giống như cách mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới… đang đánh giá các nước.
Tuy nhiên, hầu hết ý kiến tại phiên họp đều phản đối việc xây dựng bộ chỉ số riêng của Việt Nam.
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, “hiện cả thế giới soi chung một gương, thì chúng ta đừng chế gương cầu lồi để soi riêng mình”.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển có cùng quan điểm không ủng hộ xây bộ chỉ số riêng. Theo ông, “liệu chúng ta tự đánh giá chúng ta có hợp lý không?”
Ông Tuyển cũng thẳng thắn rằng, “không nhất thiết phải mất thì giờ vào các chỉ số do chúng ta đưa ra, trong khi thực tế với đánh giá của các tổ chức quốc tế, những năm gần đây chỉ số cạnh tranh của chúng ta không được cải thiện, thậm chí có chỉ số giật lùi.
Bởi, theo ông, vấn đề quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, đội ngũ cán bộ thực hiện.
“Có doanh nghiệp nhập khẩu, phải đóng thuế môi trường nhưng vì số thuế ít quá nên cơ quan thuế không thu cho, cứ để đấy buộc họ phải đưa phong bì gấp đôi khoản thuế kia mới nộp được”, ông Tuyển kể một ví dụ và đặt câu hỏi, tình trạng này có phổ biến không?
Vừa dứt lời, ông đã nhận được ý kiến từ một số thành viên Hội đồng rằng, “chuyện đó là phổ biến”. Thực trạng này sau đó được một đại diện Viện Hàn lâm khoa học xã hội bình luận, "vì Việt Nam đang là quốc gia trong quá trình chuyển đổi, thế chế chưa hoàn thiện, tham nhũng còn nhiều".
Chính vì vậy, theo ông Tuyển, chúng ta có rất nhiều chỉ thị nhưng không ăn thua. “Quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân nào làm cho chỉ số cạnh tranh của chúng ta tụt xuống. Phải chỉ ra bộ, ngành chịu trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể để cải thiện điểm số, vị trí”, ông kiến nghị.
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, chúng ta không chạy theo thành tích, nhưng đánh giá của thế giới về Việt Nam chính là tiền, là bạc. Nếu đánh giá tốt thì mọi cái sẽ thuận lợi hơn, đặc biệt là vay vốn sẽ dễ hơn.
Song, “thế giới đánh giá mình, thì mình phải đặt mình trong thế giới! Thiên hạ đang soi mình, nên mình sẽ phải cải thiện, nếu không sẽ mất sức cạnh tranh”, ông Đam nói.