Việt Nam cử nhiều tàu tới khu vực giàn khoan HD-981
Diễn biến nghiêm trọng nhất trong tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vòng nhiều năm trở lại đây
Hãng AP đưa tin, hôm nay (7/5), tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đã va chạm trên biển Đông, giữa lúc Việt Nam yêu cầu Trung Quốc di dời giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển này.
Đây được xem là diễn biến nghiêm trọng nhất trong tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vòng nhiều năm trở lại đây trên biển Đông, nơi vốn được xem là một điểm nóng của thế giới.
Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào biển Đông từ cuối tuần qua, và hành động này được coi là một trong những bước đi mang tính khiêu khích cao nhất trong một chiến dịch nhằm từ từ thiết lập chủ quyền đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài Việt Nam, Trung Quốc còn tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Philippines và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Hai nhà ngoại giao nước ngoài đề nghị không tiết lộ danh tính cho hay, Việt Nam đã cử 29 tàu tới các khu vực gần giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, khi nhận thấy giàn khoan này định “thiết lập vị trí cố định”.
Giàn khoan HD-981 được Trung Quốc đưa vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2/5 bằng một đội tàu hải quân. Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng, không một tàu nước ngoài nào được phép tiến vào khu vực trong bán kính gần 5 km tính từ giàn khoan trị giá 1 tỷ USD này.
Việt Nam đã ngay lập tức lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc, xem đây là hành động bất hợp pháp và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
Sự nổi lên của Trung Quốc cùng với sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng lớn đang là một hồi chuông cảnh báo đối với nhiều quốc gia trong khu vực, bất chấp việc các nước nhận thức được việc cần có quan hệ cởi mở với đối tác thương mại quan trọng này.
Với chủ trương xoay trục chiến lược về phía châu Á nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ đã chia sẻ quan ngại trên đối với các nước trong khu vực.
Trong một bản tuyên bố với những ngôn từ mạnh vào ngày 6/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki gọi hành động đưa gian khoan của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam là “mang tính chất khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đây được xem là diễn biến nghiêm trọng nhất trong tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vòng nhiều năm trở lại đây trên biển Đông, nơi vốn được xem là một điểm nóng của thế giới.
Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào biển Đông từ cuối tuần qua, và hành động này được coi là một trong những bước đi mang tính khiêu khích cao nhất trong một chiến dịch nhằm từ từ thiết lập chủ quyền đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài Việt Nam, Trung Quốc còn tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Philippines và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Hai nhà ngoại giao nước ngoài đề nghị không tiết lộ danh tính cho hay, Việt Nam đã cử 29 tàu tới các khu vực gần giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, khi nhận thấy giàn khoan này định “thiết lập vị trí cố định”.
Giàn khoan HD-981 được Trung Quốc đưa vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2/5 bằng một đội tàu hải quân. Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng, không một tàu nước ngoài nào được phép tiến vào khu vực trong bán kính gần 5 km tính từ giàn khoan trị giá 1 tỷ USD này.
Việt Nam đã ngay lập tức lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc, xem đây là hành động bất hợp pháp và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
Sự nổi lên của Trung Quốc cùng với sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng lớn đang là một hồi chuông cảnh báo đối với nhiều quốc gia trong khu vực, bất chấp việc các nước nhận thức được việc cần có quan hệ cởi mở với đối tác thương mại quan trọng này.
Với chủ trương xoay trục chiến lược về phía châu Á nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ đã chia sẻ quan ngại trên đối với các nước trong khu vực.
Trong một bản tuyên bố với những ngôn từ mạnh vào ngày 6/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki gọi hành động đưa gian khoan của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam là “mang tính chất khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.