Việt Nam đã chi hơn 10 tỷ USD nhập khẩu sắt thép
Việt Nam rơi vào trạng thái nhập siêu lớn trong ngành thép, với mức thâm hụt lên tới 6,7 tỷ USD
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu nhập khẩu đến 15/12, theo đó, nhập khẩu cả nước đã tăng lên 165,2 tỷ USD. Trong đó, 2 nhóm mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất là Máy móc, thiết bị, phụ tùng với khoảng 26,7 tỷ USD; Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 26,6 tỷ USD.
Đây là các mặt hàng nguyên liệu mà doanh nghiệp FDI nhập khẩu để sản xuất phục vụ xuất khẩu là chủ yếu.
Sắt thép là nhóm nhập khẩu lớn thứ 3 trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến 15/12, Việt Nam đã chi hơn 7,6 tỷ USD nhập khẩu 17,65 triệu tấn sắt thép các loại, Trong đó phôi thép chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng hơn 1 triệu tấn, đạt giá trị 320 triệu USD.
Như vậy, bình quân mỗi tấn thép có giá khoảng 430 USD.
Ngoài ra, nhập khẩu nhóm sản phẩm từ sắt thép cũng tăng mạnh đạt 2,8 tỷ USD. Tổng cộng nhập khẩu các nhóm mặt hàng sắt thép đã vượt 10,4 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, tính đến 15/12, Việt Nam xuất khẩu được 3,2 triệu tấn thép, trị giá 1,8 tỷ USD. Nhóm sản phẩm từ sắt thép cũng chỉ xuất khẩu được 1,88 tỷ USD.
Tổng cộng xuất khẩu sắt thép đạt khoảng 3,7 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam rơi vào trạng thái nhập siêu lớn trong ngành thép, với mức thâm hụt lên tới 6,7 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cho biết nhập khẩu thép có xu hướng giảm cả số lượng và giá về cuối năm. Song 11 tháng năm 2016, lượng nhập khẩu thép cả nước vẫn tăng 22,5% về lượng so với cùng kỳ.
Đặc biệt, đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm 13,1% nên trị giá nhập khẩu chỉ tăng nhẹ 6,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc là quán quân xuất khẩu thép vào Việt Nam với gần 10 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ. Thứ hai là Nhật Bản với 2,4 triệu tấn, tăng 7%; Hàn Quốc đạt 1,69 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Trao đổi với VnEconomy một chuyên gia ngành thép cho biết sở dĩ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thép của Trung Quốc là do lợi thế giá rẻ cùng với vị trí địa lý gần nhau nên phí vận chuyển hàng hải thấp.
Đặc biệt, có nhiều giai đoạn khó khăn, các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc đã chấp nhận bán giá thấp hơn so với giá thành sản xuất để giải phóng hàng tồn kho.
"Dây chuyền máy móc của ngành thép phải đảm bảo công suất, chạy liên tục do đó, có nhiều giai đoạn dù không bán được hàng nhưng không thể dừng vì vẫn phải đảm bảo công suất và việc làm lao động.
Thép Trung Quốc có lợi thế sản xuất quy mô, lại được chính sách hỗ trợ giá khi xuất khẩu từ chính phủ nước họ, các ngân hàng xuất khẩu của nước này. Thậm chí nhiều giai đoạn Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ để tăng cạnh tranh cho hàng hoá nước này", vị chuyên gia nói và cho biết năng lực sản xuất của Trung Quốc lên tới hàng tỷ tấn mỗi năm, khoảng 30% được sử dụng trong nước còn hầu hết là để xuất khẩu ra nước ngoài.
Đây là các mặt hàng nguyên liệu mà doanh nghiệp FDI nhập khẩu để sản xuất phục vụ xuất khẩu là chủ yếu.
Sắt thép là nhóm nhập khẩu lớn thứ 3 trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến 15/12, Việt Nam đã chi hơn 7,6 tỷ USD nhập khẩu 17,65 triệu tấn sắt thép các loại, Trong đó phôi thép chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng hơn 1 triệu tấn, đạt giá trị 320 triệu USD.
Như vậy, bình quân mỗi tấn thép có giá khoảng 430 USD.
Ngoài ra, nhập khẩu nhóm sản phẩm từ sắt thép cũng tăng mạnh đạt 2,8 tỷ USD. Tổng cộng nhập khẩu các nhóm mặt hàng sắt thép đã vượt 10,4 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, tính đến 15/12, Việt Nam xuất khẩu được 3,2 triệu tấn thép, trị giá 1,8 tỷ USD. Nhóm sản phẩm từ sắt thép cũng chỉ xuất khẩu được 1,88 tỷ USD.
Tổng cộng xuất khẩu sắt thép đạt khoảng 3,7 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam rơi vào trạng thái nhập siêu lớn trong ngành thép, với mức thâm hụt lên tới 6,7 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cho biết nhập khẩu thép có xu hướng giảm cả số lượng và giá về cuối năm. Song 11 tháng năm 2016, lượng nhập khẩu thép cả nước vẫn tăng 22,5% về lượng so với cùng kỳ.
Đặc biệt, đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm 13,1% nên trị giá nhập khẩu chỉ tăng nhẹ 6,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc là quán quân xuất khẩu thép vào Việt Nam với gần 10 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ. Thứ hai là Nhật Bản với 2,4 triệu tấn, tăng 7%; Hàn Quốc đạt 1,69 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Trao đổi với VnEconomy một chuyên gia ngành thép cho biết sở dĩ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thép của Trung Quốc là do lợi thế giá rẻ cùng với vị trí địa lý gần nhau nên phí vận chuyển hàng hải thấp.
Đặc biệt, có nhiều giai đoạn khó khăn, các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc đã chấp nhận bán giá thấp hơn so với giá thành sản xuất để giải phóng hàng tồn kho.
"Dây chuyền máy móc của ngành thép phải đảm bảo công suất, chạy liên tục do đó, có nhiều giai đoạn dù không bán được hàng nhưng không thể dừng vì vẫn phải đảm bảo công suất và việc làm lao động.
Thép Trung Quốc có lợi thế sản xuất quy mô, lại được chính sách hỗ trợ giá khi xuất khẩu từ chính phủ nước họ, các ngân hàng xuất khẩu của nước này. Thậm chí nhiều giai đoạn Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ để tăng cạnh tranh cho hàng hoá nước này", vị chuyên gia nói và cho biết năng lực sản xuất của Trung Quốc lên tới hàng tỷ tấn mỗi năm, khoảng 30% được sử dụng trong nước còn hầu hết là để xuất khẩu ra nước ngoài.