Bộ Công Thương ủng hộ bán bụi lò thép sang Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký văn bản ủng hộ Công ty Kim Phúc Hà xuất 300.000 tấn bụi lò thép sang Trung Quốc
Theo Bộ Công Thương, bụi lò thép là chất thải nguy hại hoặc có khả năng là chất thải nguy hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với môi trường. Trong khi, công nghệ tái chế và xử lý bụi lò thép trong nước còn hạn chế. Do vậy, việc các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu, tái chế cần được khuyến khích.
Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép mà Công ty TNHH Kim Phúc Hà có trụ sở tại tỉnh Lạng Sơn đề xuất.
Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện vận chuyển, kinh doanh và xuất khẩu chất thải, chất nguy hại (bụi lò thép) theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, Bộ Công Thương đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn và hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Trước đó, Công ty TNHH Kim Phúc Hà có văn bản số 40 gửi Bộ Công Thương đề nghị được xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép cho Công ty Hững hạn Thương mại Phú Bang (Trung Quốc) với lý do hết chỗ chứa và trong nước chưa có đơn vị nào đủ năng lực xử lý.
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất thép ở Việt Nam sử dụng công nghệ nấu phế liệu trong các lò hồ quang điện và ngành thép chưa thể phát triển bền vững về môi trường bởi bụi được tạo ra từ các lò hồ quang này không được tái chế.
Thông tư 36/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, bụi thép là chất thải nguy hại phải quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt. Bụi lò luyện thép gồm các kim loại độc hại như kẽm, chì, crom…có đặc điểm dễ hoà toan, thẩm thấu. Tuy nhiên, trong bụi lò thép có chứa kẽm nếu được xử lý sẽ cung cấp nguyên liệu để sản xuất trong công nghiệp cao su, gốm sứ, lốp xe hơi...
Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép mà Công ty TNHH Kim Phúc Hà có trụ sở tại tỉnh Lạng Sơn đề xuất.
Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện vận chuyển, kinh doanh và xuất khẩu chất thải, chất nguy hại (bụi lò thép) theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, Bộ Công Thương đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn và hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Trước đó, Công ty TNHH Kim Phúc Hà có văn bản số 40 gửi Bộ Công Thương đề nghị được xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép cho Công ty Hững hạn Thương mại Phú Bang (Trung Quốc) với lý do hết chỗ chứa và trong nước chưa có đơn vị nào đủ năng lực xử lý.
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất thép ở Việt Nam sử dụng công nghệ nấu phế liệu trong các lò hồ quang điện và ngành thép chưa thể phát triển bền vững về môi trường bởi bụi được tạo ra từ các lò hồ quang này không được tái chế.
Thông tư 36/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, bụi thép là chất thải nguy hại phải quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt. Bụi lò luyện thép gồm các kim loại độc hại như kẽm, chì, crom…có đặc điểm dễ hoà toan, thẩm thấu. Tuy nhiên, trong bụi lò thép có chứa kẽm nếu được xử lý sẽ cung cấp nguyên liệu để sản xuất trong công nghiệp cao su, gốm sứ, lốp xe hơi...