Việt Nam - EU tìm cách nâng cấp quan hệ
Việt Nam và EU đang hướng tới ký một hiệp định hợp tác mới để đáp ứng được tình hình mới của mỗi bên
Việt Nam và EU đang hướng tới ký một hiệp định hợp tác mới để đáp ứng được tình hình mới của mỗi bên.
Sáng nay (9/10) tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Ủy ban châu Âu (EC) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) và triển vọng quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU)” nhằm đánh giá phương hướng, biện pháp phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong tương lai giữa hai bên.
Dự thảo hiệp định khung PCA lần này gồm nhiều nội dung hợp tác, như chính trị, kinh tế, đầu tư, văn hóa, xã hội, nhân quyền và các vấn đề khác để thay thế cho Hiệp định khung được ký vào năm 1995.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thơ, trong tình hình mới, hai bên cần có một khung pháp lý mới, đáp ứng yêu cầu của mỗi bên, nhằm tạo điều kiện để phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - EU trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Ông Thơ cũng cho hay, do nội dung của hiệp định lần này gồm nhiều lĩnh vực nên các bộ, ngành sẽ nghiên cứu sâu để có thể đi vào đàm phán với EU. Hiện mới có dự thảo hiệp định của EU được gửi để phía Việt Nam xem xét.
Về thời gian hai bên tiến hành đàm phán, ông Thơ cho rằng chưa có thể dự đoán được vì trước hết phải thống nhất các bộ, ngành trong nước về mục tiêu, nội dung chính để có dự thảo gửi tới phía EU.
Quan chức này cũng cho biết thêm, PCA là hiệp định rất mới mà EU chưa ký với nước nào của ASEAN nên các bộ, ngành phải nghiên cứu kỹ để bảo vệ những lợi ích của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi.
Một điểm đáng chú ý, theo lời ông Thomas Juergensen, Tham tán Tổng vụ Đối ngoại của EC, là quá trình đàm phán để tiến tới ký PCA của EU sẽ không dễ dàng, khi cần phải lọt qua "cửa" Hội đồng Bộ trưởng EU, Ủy ban EU, sau đó Hội đồng EU mới ký và phê chuẩn.
Tuy nhiên, phía Việt Nam bày tỏ muốn đẩy nhanh quá trình ký kết nhưng vẫn đảm bảo được các mục đích, lợi ích của phía Việt Nam.
* Hiệp định Hợp tác Việt Nam - EU ký vào tháng 7/1995 (có hiệu lực từ 1/6/1996) đã tạo cơ sở quan trọng bước đầu để phát triển quan hệ giữa hai bên. Sau đó, Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động phát triển quan hệ Việt Nam - EU nhằm tăng cường vị thế quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU. Đây là văn bản chiến lược đầu tiên của Việt Nam về đối thoại song phương và EU là đối tác đầu tiên cho chương trình này.
Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển cả về chất và lượng, về kinh tế, thương mại và hợp tác phát triển. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai bên tăng 7,4 lần so với năm 1995 và đạt trên 10 tỷ USD và EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. EU cũng trở thành nhà viện trợ vốn ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.
Sáng nay (9/10) tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Ủy ban châu Âu (EC) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) và triển vọng quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU)” nhằm đánh giá phương hướng, biện pháp phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong tương lai giữa hai bên.
Dự thảo hiệp định khung PCA lần này gồm nhiều nội dung hợp tác, như chính trị, kinh tế, đầu tư, văn hóa, xã hội, nhân quyền và các vấn đề khác để thay thế cho Hiệp định khung được ký vào năm 1995.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thơ, trong tình hình mới, hai bên cần có một khung pháp lý mới, đáp ứng yêu cầu của mỗi bên, nhằm tạo điều kiện để phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - EU trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Ông Thơ cũng cho hay, do nội dung của hiệp định lần này gồm nhiều lĩnh vực nên các bộ, ngành sẽ nghiên cứu sâu để có thể đi vào đàm phán với EU. Hiện mới có dự thảo hiệp định của EU được gửi để phía Việt Nam xem xét.
Về thời gian hai bên tiến hành đàm phán, ông Thơ cho rằng chưa có thể dự đoán được vì trước hết phải thống nhất các bộ, ngành trong nước về mục tiêu, nội dung chính để có dự thảo gửi tới phía EU.
Quan chức này cũng cho biết thêm, PCA là hiệp định rất mới mà EU chưa ký với nước nào của ASEAN nên các bộ, ngành phải nghiên cứu kỹ để bảo vệ những lợi ích của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi.
Một điểm đáng chú ý, theo lời ông Thomas Juergensen, Tham tán Tổng vụ Đối ngoại của EC, là quá trình đàm phán để tiến tới ký PCA của EU sẽ không dễ dàng, khi cần phải lọt qua "cửa" Hội đồng Bộ trưởng EU, Ủy ban EU, sau đó Hội đồng EU mới ký và phê chuẩn.
Tuy nhiên, phía Việt Nam bày tỏ muốn đẩy nhanh quá trình ký kết nhưng vẫn đảm bảo được các mục đích, lợi ích của phía Việt Nam.
* Hiệp định Hợp tác Việt Nam - EU ký vào tháng 7/1995 (có hiệu lực từ 1/6/1996) đã tạo cơ sở quan trọng bước đầu để phát triển quan hệ giữa hai bên. Sau đó, Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động phát triển quan hệ Việt Nam - EU nhằm tăng cường vị thế quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU. Đây là văn bản chiến lược đầu tiên của Việt Nam về đối thoại song phương và EU là đối tác đầu tiên cho chương trình này.
Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển cả về chất và lượng, về kinh tế, thương mại và hợp tác phát triển. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai bên tăng 7,4 lần so với năm 1995 và đạt trên 10 tỷ USD và EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. EU cũng trở thành nhà viện trợ vốn ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.