Việt Nam muốn thu hút 13-14 tỷ USD vốn FDI năm nay
Dự kiến, năm 2013 vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đăng ký sẽ đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD
Phát biểu với báo giới tại một cuộc họp báo sáng nay, ông Đỗ
Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho
biết mục tiêu của Việt Nam năm 2013 là thu hút khoảng 13-14 tỷ USD vốn
đầu tư nước ngoài đăng ký, cao hơn chút ít so với mức 12,7 tỷ USD đã đạt
được trong năm 2012.
Song hành với mục tiêu vốn đăng ký, mục tiêu vốn thực hiện cũng được đề ra ở mức 10,5-11 tỷ USD, thấp hơn chút ít so với mức 12,2 tỷ USD đạt được trong năm 2012, một mức khá cao trong bối cảnh khó khăn của dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện cũng đã hoàn thiện và báo cáo Chính phủ nội dung của đề án thu hút FDI đến năm 2020 và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang soạn thảo một nghị quyết riêng về vấn đề này, dự kiến ban hành ngay trong tháng 1/2013.
Cũng trong cuộc họp báo sáng nay, Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố số liệu về đầu tư ra nước ngoài trong năm 2012. Cụ thể, trong năm 2012, đã có 75 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với kết quả này, lũy kế đến ngày 20/12/2012, đã có 712 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,4 tỷ USD và các doanh nghiệp Việt Nam đã có dự án đầu tư tại 60 quốc gia khác nhau.
Vẫn theo ông Đỗ Nhất Hoàng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã từng bước đi vào nề nếp, có một số dự án đã bước đầu thành công và đã chuyển lợi nhuận về nước. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài đang có sự gia tăng đáng kể vào những địa bàn phù hợp với định hướng đầu tư ra của Việt Nam như Lào, Campuchia, Myanmar… và vào những ngành, lĩnh vực chiến lược như dầu khí, thủy điện, trồng cây công nghiệp, viễn thông…
Dự kiến, năm 2013 vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký sẽ đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD; vốn thực hiện đạt từ 900 triệu USD đến 1 tỷ USD, thấp hơn chút ít so với mức 1,2 tỷ USD trong năm 2012
Cục Đầu tư nước ngoài đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, tăng cường rà soát đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài để có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp và tới đây, Chính phủ sẽ xem xét ban hành chỉ thị riêng về hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Lào và Campuchia, hai thị trường "trọng điểm" của các nhà đầu tư Việt Nam.
Song hành với mục tiêu vốn đăng ký, mục tiêu vốn thực hiện cũng được đề ra ở mức 10,5-11 tỷ USD, thấp hơn chút ít so với mức 12,2 tỷ USD đạt được trong năm 2012, một mức khá cao trong bối cảnh khó khăn của dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện cũng đã hoàn thiện và báo cáo Chính phủ nội dung của đề án thu hút FDI đến năm 2020 và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang soạn thảo một nghị quyết riêng về vấn đề này, dự kiến ban hành ngay trong tháng 1/2013.
Cũng trong cuộc họp báo sáng nay, Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố số liệu về đầu tư ra nước ngoài trong năm 2012. Cụ thể, trong năm 2012, đã có 75 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với kết quả này, lũy kế đến ngày 20/12/2012, đã có 712 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,4 tỷ USD và các doanh nghiệp Việt Nam đã có dự án đầu tư tại 60 quốc gia khác nhau.
Vẫn theo ông Đỗ Nhất Hoàng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã từng bước đi vào nề nếp, có một số dự án đã bước đầu thành công và đã chuyển lợi nhuận về nước. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài đang có sự gia tăng đáng kể vào những địa bàn phù hợp với định hướng đầu tư ra của Việt Nam như Lào, Campuchia, Myanmar… và vào những ngành, lĩnh vực chiến lược như dầu khí, thủy điện, trồng cây công nghiệp, viễn thông…
Dự kiến, năm 2013 vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký sẽ đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD; vốn thực hiện đạt từ 900 triệu USD đến 1 tỷ USD, thấp hơn chút ít so với mức 1,2 tỷ USD trong năm 2012
Cục Đầu tư nước ngoài đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, tăng cường rà soát đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài để có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp và tới đây, Chính phủ sẽ xem xét ban hành chỉ thị riêng về hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Lào và Campuchia, hai thị trường "trọng điểm" của các nhà đầu tư Việt Nam.