Việt Nam ngừng xuất than cám từ năm nay
Hiện TKV vẫn lên kế hoạch nhập khẩu than song song với kế hoạch... xuất khẩu than
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có chỉ đạo về tình hình sản xuất, kinh doanh than trong năm 2015 của Bộ Công Thương và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan từ năm 2015 không được xuất khẩu than cám, điều chỉnh hợp lý kế hoạch khai thác và dự trữ than để đảm bảo cho sản xuất điện trong các năm từ 2018 - 2020.
Đồng thời chỉ đạo sớm hoàn thiện đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam, trong đó đề xuất sản lượng than khai thác ổn định, lâu dài, bảo đảm phát triển bền vững ngành than và cung cấp than ổn định cho sản xuất điện và các lĩnh vực khác; trên cơ sở khả năng sản xuất than trong nước khoảng 50 - 60 triệu tấn, đề xuất các nhà máy điện, các xí nghiệp công nghiệp hiện có và đang xây dựng có yêu cầu khắt khe về chất lượng, chủng loại than, được đảm bảo cung cấp lâu dài; các dự án nhà máy điện than mới phải tính toán sử dụng than nhập khẩu.
Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo chưa có cơ chế hỗ trợ như năng lượng mặt trời, địa nhiệt,…
Báo cáo của TKV cho biết, trong năm 2014, tập đoàn này đã sản xuất được khoảng 38 triệu tấn than, tiêu thụ 35,5 triệu tấn. Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc TKV Nguyễn Văn Biên, trong giai đoạn 2015 - 2020, TKV vẫn lên kế hoạch nhập khẩu than song song với kế hoạch xuất khẩu... 2 triệu tấn than/năm.
Đặc biệt, do nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện là rất lớn nên sang năm 2016, chắc chắn sẽ phải nhập khẩu. TKV dự kiến, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, sẽ phải nhập khẩu khoảng 20 - 30 triệu tấn than.
Mới đây, TKV cũng đã thí điểm nhập khẩu trên 41.000 tấn than từ Nga nhằm làm nguyên liệu đầu vào cho khoảng 20 nhà máy nhiệt điện trên cả nước.
Theo tính toán, số than phải nhập khẩu này ước gấp từ 2 - 3 lần năng lực sản xuất của toàn ngành than hiện tại. Điều này khiến Việt Nam đang đứng trước thách thức sẽ phải nhập khẩu từ 40 - 50 triệu tấn/năm trước khi bước sang năm 2020.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan từ năm 2015 không được xuất khẩu than cám, điều chỉnh hợp lý kế hoạch khai thác và dự trữ than để đảm bảo cho sản xuất điện trong các năm từ 2018 - 2020.
Đồng thời chỉ đạo sớm hoàn thiện đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam, trong đó đề xuất sản lượng than khai thác ổn định, lâu dài, bảo đảm phát triển bền vững ngành than và cung cấp than ổn định cho sản xuất điện và các lĩnh vực khác; trên cơ sở khả năng sản xuất than trong nước khoảng 50 - 60 triệu tấn, đề xuất các nhà máy điện, các xí nghiệp công nghiệp hiện có và đang xây dựng có yêu cầu khắt khe về chất lượng, chủng loại than, được đảm bảo cung cấp lâu dài; các dự án nhà máy điện than mới phải tính toán sử dụng than nhập khẩu.
Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo chưa có cơ chế hỗ trợ như năng lượng mặt trời, địa nhiệt,…
Báo cáo của TKV cho biết, trong năm 2014, tập đoàn này đã sản xuất được khoảng 38 triệu tấn than, tiêu thụ 35,5 triệu tấn. Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc TKV Nguyễn Văn Biên, trong giai đoạn 2015 - 2020, TKV vẫn lên kế hoạch nhập khẩu than song song với kế hoạch xuất khẩu... 2 triệu tấn than/năm.
Đặc biệt, do nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện là rất lớn nên sang năm 2016, chắc chắn sẽ phải nhập khẩu. TKV dự kiến, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, sẽ phải nhập khẩu khoảng 20 - 30 triệu tấn than.
Mới đây, TKV cũng đã thí điểm nhập khẩu trên 41.000 tấn than từ Nga nhằm làm nguyên liệu đầu vào cho khoảng 20 nhà máy nhiệt điện trên cả nước.
Theo tính toán, số than phải nhập khẩu này ước gấp từ 2 - 3 lần năng lực sản xuất của toàn ngành than hiện tại. Điều này khiến Việt Nam đang đứng trước thách thức sẽ phải nhập khẩu từ 40 - 50 triệu tấn/năm trước khi bước sang năm 2020.