Việt Nam sắp có sàn giao dịch chè
Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa phê duyệt danh mục dự án nghiên cứu khả thi "Xây dựng sàn đấu giá chè" của Hiệp hội Chè Việt Nam
Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa phê duyệt danh mục dự án nghiên cứu khả thi "Xây dựng sàn đấu giá chè" của Hiệp hội Chè Việt Nam, giao Hiệp hội hoàn thiện dư án này và tiến hành tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành.
Quỹ tăng cường năng lực thương mại Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) sẽ viện trợ không hoàn lại 385.740 Euro thực hiện dự án này.
Theo Hiệp hội Chè, việc Việt Nam thiết lập thị trường đấu giá nhằm xây dựng các tiêu chuẩn cho nền công nghiệp và thương mại chè; là nơi để các bạn hàng theo dõi, xem và mua hàng một cách thường xuyên.
Đồng thời, nơi đây cũng là chỗ để quảng bá cho các sản phẩm và doanh nghiệp chè trong nước trên thị trường thế giới; loại bỏ được các loại chè kém chất lượng có xuất xứ Việt Nam, gây tác động tiêu cực đến uy tín của ngành chè, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của chè Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, đến nay, chè Việt Nam đã có mặt tại khoảng 60 thị trường thế giới; đứng vị trí thứ 6 thế giới về khối lượng xuất khẩu, với sản phẩm khá đa dạng. Tuy vậy cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm 60%); chè thành phẩm chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn phần lớn là xuất khẩu chè nguyên liệu nên hiệu quả kinh tế do cây chè mang lại chưa cao.
Ông Phong nói thêm, tham vọng của Hiệp hội Chè Việt Nam là với sàn giao dịch chè hình thành sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp chè quốc tế lớn, tạo cơ hội cho Việt Nam sớm trở thành một trong những trung tâm của thị trường chè thế giới.
Quỹ tăng cường năng lực thương mại Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) sẽ viện trợ không hoàn lại 385.740 Euro thực hiện dự án này.
Theo Hiệp hội Chè, việc Việt Nam thiết lập thị trường đấu giá nhằm xây dựng các tiêu chuẩn cho nền công nghiệp và thương mại chè; là nơi để các bạn hàng theo dõi, xem và mua hàng một cách thường xuyên.
Đồng thời, nơi đây cũng là chỗ để quảng bá cho các sản phẩm và doanh nghiệp chè trong nước trên thị trường thế giới; loại bỏ được các loại chè kém chất lượng có xuất xứ Việt Nam, gây tác động tiêu cực đến uy tín của ngành chè, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của chè Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, đến nay, chè Việt Nam đã có mặt tại khoảng 60 thị trường thế giới; đứng vị trí thứ 6 thế giới về khối lượng xuất khẩu, với sản phẩm khá đa dạng. Tuy vậy cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm 60%); chè thành phẩm chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn phần lớn là xuất khẩu chè nguyên liệu nên hiệu quả kinh tế do cây chè mang lại chưa cao.
Ông Phong nói thêm, tham vọng của Hiệp hội Chè Việt Nam là với sàn giao dịch chè hình thành sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp chè quốc tế lớn, tạo cơ hội cho Việt Nam sớm trở thành một trong những trung tâm của thị trường chè thế giới.