“Việt Nam sẽ có biện pháp đảm bảo quyền lãnh thổ”
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam sẽ có biện pháp để bảo vệ lãnh thổ và quyền kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp Việt
Bộ Công Thương đã chỉ đạo Petro Vietnam có ý kiến chính thức với Tổng công ty Dầu khí Hải Dương (Trung Quốc), yêu cầu đưa giàn khoan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, trong thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc CNOOC, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã cực lực phản đối và kiên quyết yêu cầu CNOOC dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
“Việc làm nói trên của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Petro Vietnam khẳng định.
Tại buổi họp báo của Bộ Công Thương chiều 5/5, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cho biết, sự việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên biển đã từng xảy ra và có khả năng sẽ còn tiếp diễn.
Tuy nhiên, sự việc này liên quan đến rất nhiều bộ ngành chứ không chỉ riêng Bộ Công Thương hay Petro Vietnam.
Do đó, theo ông Hải “những lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam chắc chắc sẽ có những biện pháp để đảm bảo quyền lãnh thổ, quyền tài phán của Việt Nam, cũng như quyền kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp Việt trên lãnh thổ quốc gia”.
Được biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng có ý kiến chính thức phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan bất hợp pháp vào vùng lãnh thổ, tài phán của ta.
Trước đó, ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải về việc giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trên biển Đông. Cảnh báo này cho biết từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan sẽ hoạt động tại tọa độ 15029’N/1110 12’E.
Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan trên đã xâm phạm vào lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Theo đó, trong thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc CNOOC, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã cực lực phản đối và kiên quyết yêu cầu CNOOC dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
“Việc làm nói trên của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Petro Vietnam khẳng định.
Tại buổi họp báo của Bộ Công Thương chiều 5/5, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cho biết, sự việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên biển đã từng xảy ra và có khả năng sẽ còn tiếp diễn.
Tuy nhiên, sự việc này liên quan đến rất nhiều bộ ngành chứ không chỉ riêng Bộ Công Thương hay Petro Vietnam.
Do đó, theo ông Hải “những lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam chắc chắc sẽ có những biện pháp để đảm bảo quyền lãnh thổ, quyền tài phán của Việt Nam, cũng như quyền kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp Việt trên lãnh thổ quốc gia”.
Được biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng có ý kiến chính thức phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan bất hợp pháp vào vùng lãnh thổ, tài phán của ta.
Trước đó, ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải về việc giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trên biển Đông. Cảnh báo này cho biết từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan sẽ hoạt động tại tọa độ 15029’N/1110 12’E.
Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan trên đã xâm phạm vào lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.