Việt Nam tăng cường nội lực trong lĩnh vực công nghệ cao
EVN và Tập đoàn Alstom vừa “bắt tay” thành lập Công ty Liên doanh dịch vụ năng lượng Alstom – Phú Mỹ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Alstom vừa “bắt tay” thành lập Công ty Liên doanh dịch vụ năng lượng Alstom – Phú Mỹ nhằm xây dựng một xưởng sửa chữa tuabin khí hiện đại tại Trung tâm điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là Liên doanh được thành lập bởi Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Công ty Alstom Châu Á - Thái Bình Dương và Công ty Alstom Việt Nam. Liên doanh có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ sửa chữa tua bin khí cho các khách hàng trong nước và khu vực. Trong đó, EVN sẽ cung cấp các dịch vụ chính, Alstom sẽ đóng góp phần công nghệ và các dịch vụ khác để nâng cao hoạt động hiện tại của Trung tâm dịch vụ sửa chữa ở Phú Mỹ.
Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, thời gian qua, bên cạnh việc sử dụng các loại hình năng lượng truyền thống như thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu thì Việt Nam còn phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình đơn và chu trình hỗn hợp. Tính đến nay, các nhà máy tua bin khí đã cung cấp trên 36% sản lượng điện của hệ thống.
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất của các nhà máy sử dụng loại tua bin khí là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi phụ tùng thường phải mang ra nước ngoài, không những mất nhiều thời gian mà chi phí cũng rất tốn kém. Tập đoàn thường phải ký hợp đồng bảo dưỡng trọn gói, dài hạn với đối tác nước ngoài để thực hiện công việc sửa chữa, bảo dưỡng.
Chính vì vậy, việc thành lập liên doanh này sẽ tạo điều kiện rút ngắn thời gian cung cấp phụ tùng và sửa chữa các tổ máy, nhanh chóng đưa các tổ máy vào vận hành trở lại để cung cấp điện cho hệ thống, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng chi phí bảo dưỡng, đồng thời nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư, công nhân của EVN khi ngày một tham gia sâu hơn vào quá trình này.
Theo tính toán, với liên doanh này, hiệu quả đầu tiên trong vòng 15 năm, EVN sẽ tiết kiệm được trên 18 triệu Euro chi phí để phục hồi các chi tiết của các tổ máy tua bin khí tại Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ.
Theo ông Philippe Cochet, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Alstom, liên doanh này sẽ là xưởng sửa chữa tua bin khí đầu tiên tại Việt Nam và đồng thời cũng là công xưởng đầu tiên của Alstom tại châu Á trong lĩnh vực này, nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với nhiều loại tua bin khí khác nhau, không chỉ giới hạn trên phạm vi Việt Nam.
Với vị trí thuận lợi tại khu vực, công xưởng sẽ phục hồi thiết bị tua-bin khí mới nhất bằng công nghệ hiện đại, đồng thời đưa năng lực chế tạo, sửa chữa trong nước đến với các nước trong khu vực. Sự hợp tác này sẽ mang đến công nghệ mới nhất kết hợp với kiến thức chuyên môn trong nước cũng như vị thế cạnh tranh trong một chương trình đầu tư dài hạn tại Việt Nam và châu Á.
Tại lễ ký kết thành lập Công ty Liên doanh dịch vụ năng lượng Alstom - Phú Mỹ diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng, ý tưởng thành lập hai trung tâm sửa chữa nhiệt điện tua-bin khí và nhiệt điện chạy than tại Phú Mỹ và Phả Lại đã có từ năm 1998 với mong muốn tìm các đối tác phối hợp chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và kỹ năng sửa chữa đối với loại công nghệ cao này. Có như vậy Việt Nam mới làm chủ được thời gian, chất lượng công tác sửa chữa, cũng như làm chủ việc điều hành sửa chữa thiết bị các nhà máy điện chạy khí và chạy than. Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao Alstom, một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực phát điện và truyền tải điện, đã lựa chọn đúng đối tác của mình.
Được biết, Alstom là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát điện, truyền tải điện và cơ sở hạ tầng đường sắt và đồng thời là một chuẩn mực về các công nghệ sáng tạo và thân thiện với môi trường.
Alstom phát triển những tuyến đường sắt có tốc độ nhanh nhất và những tuyến xe điện ngầm tự động có dung lượng lớn nhất thế giới, cung cấp các giải pháp nhà máy điện dưới dạng chìa khóa trao tay và các dịch vụ liên quan cho đa dạng các loại hình năng lượng như thủy điện, hạt nhân, khí, than và điện gió.
Tập đoàn cung cấp một loạt các giải pháp truyền tải điện, với trọng tâm đặt vào lưới điện thông minh. Tập đoàn tuyển dụng 92.000 nhân viên tại 100 quốc gia. Trong năm tài chính 2011/2012 Alstom đạt doanh thu 20 tỷ Euro và 22 tỷ Euro cho tổng đơn đặt hàng.
Đây là Liên doanh được thành lập bởi Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Công ty Alstom Châu Á - Thái Bình Dương và Công ty Alstom Việt Nam. Liên doanh có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ sửa chữa tua bin khí cho các khách hàng trong nước và khu vực. Trong đó, EVN sẽ cung cấp các dịch vụ chính, Alstom sẽ đóng góp phần công nghệ và các dịch vụ khác để nâng cao hoạt động hiện tại của Trung tâm dịch vụ sửa chữa ở Phú Mỹ.
Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, thời gian qua, bên cạnh việc sử dụng các loại hình năng lượng truyền thống như thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu thì Việt Nam còn phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình đơn và chu trình hỗn hợp. Tính đến nay, các nhà máy tua bin khí đã cung cấp trên 36% sản lượng điện của hệ thống.
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất của các nhà máy sử dụng loại tua bin khí là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi phụ tùng thường phải mang ra nước ngoài, không những mất nhiều thời gian mà chi phí cũng rất tốn kém. Tập đoàn thường phải ký hợp đồng bảo dưỡng trọn gói, dài hạn với đối tác nước ngoài để thực hiện công việc sửa chữa, bảo dưỡng.
Chính vì vậy, việc thành lập liên doanh này sẽ tạo điều kiện rút ngắn thời gian cung cấp phụ tùng và sửa chữa các tổ máy, nhanh chóng đưa các tổ máy vào vận hành trở lại để cung cấp điện cho hệ thống, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng chi phí bảo dưỡng, đồng thời nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư, công nhân của EVN khi ngày một tham gia sâu hơn vào quá trình này.
Theo tính toán, với liên doanh này, hiệu quả đầu tiên trong vòng 15 năm, EVN sẽ tiết kiệm được trên 18 triệu Euro chi phí để phục hồi các chi tiết của các tổ máy tua bin khí tại Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ.
Theo ông Philippe Cochet, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Alstom, liên doanh này sẽ là xưởng sửa chữa tua bin khí đầu tiên tại Việt Nam và đồng thời cũng là công xưởng đầu tiên của Alstom tại châu Á trong lĩnh vực này, nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với nhiều loại tua bin khí khác nhau, không chỉ giới hạn trên phạm vi Việt Nam.
Với vị trí thuận lợi tại khu vực, công xưởng sẽ phục hồi thiết bị tua-bin khí mới nhất bằng công nghệ hiện đại, đồng thời đưa năng lực chế tạo, sửa chữa trong nước đến với các nước trong khu vực. Sự hợp tác này sẽ mang đến công nghệ mới nhất kết hợp với kiến thức chuyên môn trong nước cũng như vị thế cạnh tranh trong một chương trình đầu tư dài hạn tại Việt Nam và châu Á.
Tại lễ ký kết thành lập Công ty Liên doanh dịch vụ năng lượng Alstom - Phú Mỹ diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng, ý tưởng thành lập hai trung tâm sửa chữa nhiệt điện tua-bin khí và nhiệt điện chạy than tại Phú Mỹ và Phả Lại đã có từ năm 1998 với mong muốn tìm các đối tác phối hợp chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và kỹ năng sửa chữa đối với loại công nghệ cao này. Có như vậy Việt Nam mới làm chủ được thời gian, chất lượng công tác sửa chữa, cũng như làm chủ việc điều hành sửa chữa thiết bị các nhà máy điện chạy khí và chạy than. Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao Alstom, một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực phát điện và truyền tải điện, đã lựa chọn đúng đối tác của mình.
Được biết, Alstom là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát điện, truyền tải điện và cơ sở hạ tầng đường sắt và đồng thời là một chuẩn mực về các công nghệ sáng tạo và thân thiện với môi trường.
Alstom phát triển những tuyến đường sắt có tốc độ nhanh nhất và những tuyến xe điện ngầm tự động có dung lượng lớn nhất thế giới, cung cấp các giải pháp nhà máy điện dưới dạng chìa khóa trao tay và các dịch vụ liên quan cho đa dạng các loại hình năng lượng như thủy điện, hạt nhân, khí, than và điện gió.
Tập đoàn cung cấp một loạt các giải pháp truyền tải điện, với trọng tâm đặt vào lưới điện thông minh. Tập đoàn tuyển dụng 92.000 nhân viên tại 100 quốc gia. Trong năm tài chính 2011/2012 Alstom đạt doanh thu 20 tỷ Euro và 22 tỷ Euro cho tổng đơn đặt hàng.