Vietcombank chỉ muốn được… bình thường?
Yêu cầu thí điểm cổ phần hóa khiến Vietcombank không thể tăng vốn và phát triển… bình thường như các ngân hàng khác
Yêu cầu thí điểm cổ phần hóa khiến Vietcombank không thể tăng vốn và phát triển… bình thường như các ngân hàng khác.
Ngày 19/11/2009, Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có nghị quyết thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm 2009.
Mức vốn hiện tại của ngân hàng này là 12.100 tỷ đồng, số vốn tăng thêm dự kiến là gần 1.123 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ phát hành thêm là 9,28%. Đối tượng tham gia tăng vốn điều lệ là toàn bộ các cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách cổ đông tại thời điểm Vietcombank chốt danh sách thực hiện quyền (thay vì giả thiết chỉ phát hành cho các cổ đông nhỏ được giới đầu tư bàn luận trước đó).
Tuy nhiên, kế hoạch tăng vốn nói trên của Vietcombank bị cơ quan chức năng bác bỏ.
Từ sự kiện trên, một lần nữa, câu hỏi “Ai quản lý vốn Nhà nước tại Vietcombank?” được đặt ra, bởi có sự trái chiều giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (chi nhánh Hà Nội) trong kế hoạch tăng vốn này. Mặc khác, sự kiện này cũng cho thấy Vietcombank vẫn chưa thể vận động một cách bình thường như các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Vì sao kế hoạch tăng vốn bị từ chối?
Cổ phần hóa Vietcombank là sự kiện nổi bật thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong năm 2007. Đây là một mô hình thí điểm cổ phần hóa, gắn với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các bước thực hiện cụ thể.
Ngày 9/11/2007, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có văn bản số 1693/TTg-ĐMDN về việc lựa chọn đối tác chiến lược của Vietcombank, trong đó có một số nội dung đáng chú ý: thứ nhất, việc bán cổ phần lần đầu của Vietcombank thực hiện trong năm 2007; thứ hai, việc công bố giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 109/QĐ-CP này 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Theo đó, Chính phủ đã chỉ rõ việc chọn đối tác chiến lược của Vietcombank được thực hiện theo Nghị định 109. Tuy nhiên, không hiểu sao Công văn 2307 ngày 16/12/2009 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội truyền đạt nội dung văn bản số 9798/NHNN-TTGSNH ngày 11/12/2009 của Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc tăng vốn của ngân hàng này trong khi chưa bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là không phù hợp với nội dung cổ phần hóa giai đoạn I tại Khoản 6 Điều I Quyết định 1289 (ban hành ngày 26/9/2007).
Với lý do trên, Văn bản số 2307 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội yêu cầu Vietcombank khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để hoàn thành việc bán cổ phần theo giai đoạn I theo Quyết định 1289.
Việc từ chối trên làm nảy sinh một số vấn đề cần xem xét lại.
Thứ nhất, liệu việc xác định các văn bản chỉ đạo cổ phần hóa Vietcombank và việc tham mưu, vận dụng của Ngân hàng Nhà nước trong xét duyệt kế hoạch tăng vốn có hợp lý?
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có đại diện thành viên Hội đồng Quản trị tại Vietcombank nhưng đại diện này đã thực sự phát huy vai trò của mình để yêu cầu xin tăng vốn điều lệ của Vietcombank bị “tuýt còi” bẽ bàng như vậy?
Thứ ba, Bộ Tài chính thì đồng ý còn Ngân hàng Nhà nước “tuýt còi”. Sự trái chiều trong ý kiến của hai cơ quan quản lý về kế hoạch tăng vốn của Vietcombank cần được hiểu như thế nào? Phía sau câu hỏi này vẫn là câu hỏi cũ: “Ai quản lý vốn Nhà nước tại Vietcombank?”. Và liệu Chính phủ sẽ là người quyết định cuối cùng?
Vietcombank chỉ muốn được… bình thường?
Trong câu chuyện này, một số cổ đông của Vietcombank cho rằng những vướng mắc thời gian qua chủ yếu là do “di chứng” của yêu cầu thí điểm cổ phần hóa; trong khi đó họ muốn đây là một ngân hàng thương mại cổ phần bình thường sau khi đã chuyển đổi mô hình, được tăng vốn đáp ứng yêu cầu phát triển và đảm bảo lợi ích các cổ đông như các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, trước hết ngân hàng này phải tìm và chọn cho được đối tác chiến lược, để mô hình cổ phần hóa thí điểm trọn vẹn.
Suốt từ năm 2008 và 2009, Vietcombank trải qua hàng chục cuộc họp bàn, đàm phán… để xúc tiến việc lựa chọn và chốt lại yêu cầu có nhà đầu tư chiến lược. Bản thân lãnh đạo Vietcombank nhiều lần bày tỏ mong muốn đẩy nhanh và thực hiện thành công yêu cầu này. Nhưng đến nay kết quả cuối cùng vẫn chưa được xác định. Có nhiều khó khăn và nguyên do ở đây lại là một câu chuyện khác. Nhưng nếu khó khăn này tiếp tục kéo dài, kế hoạch tăng vốn của Vietcombank vẫn chưa biết đến bao giờ mới hiện thực, theo như viện dẫn mà Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đưa ra.
Còn thực tế, ngoài yêu cầu phát triển kinh doanh, ngân hàng này cho biết với mức vốn điều lệ hiện nay, Vietcombank đang đứng trước nguy cơ tỷ lệ an toàn vốn (CAR) giảm xuống dưới mốc 8% (mốc định hướng của Ngân hàng Nhà nước, cũng như theo tiêu chuẩn quốc tế).
Một số ý kiến cho rằng Vietcombank là ngân hàng “đặc biệt” vì gắn với yêu cầu thí điểm cổ phần hóa mà Chính phủ đề ra. Nay, sau khi đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình cổ phần, yêu cầu thí điểm đó vẫn đeo đẳng khiến Vietcombank vẫn chưa thể được bình thường như các ngân hàng cổ phần khác. Cổ đông của Vietcombank cũng “khác” với các ngân hàng khác, khi không được hưởng các quyền lợi trong các đợt phát hành thêm…
Mặt khác, có thể thấy trong hai năm gần đây, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều đồng loạt tăng mạnh vốn điều lệ để phát triển kinh doanh. Trong khi đó, sau khi IPO với gần 10.000 tỷ đồng thặng dư mang về cho Nhà nước, Vietcombank vẫn chưa thể tăng vốn.
Ngày 19/11/2009, Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có nghị quyết thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm 2009.
Mức vốn hiện tại của ngân hàng này là 12.100 tỷ đồng, số vốn tăng thêm dự kiến là gần 1.123 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ phát hành thêm là 9,28%. Đối tượng tham gia tăng vốn điều lệ là toàn bộ các cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách cổ đông tại thời điểm Vietcombank chốt danh sách thực hiện quyền (thay vì giả thiết chỉ phát hành cho các cổ đông nhỏ được giới đầu tư bàn luận trước đó).
Tuy nhiên, kế hoạch tăng vốn nói trên của Vietcombank bị cơ quan chức năng bác bỏ.
Từ sự kiện trên, một lần nữa, câu hỏi “Ai quản lý vốn Nhà nước tại Vietcombank?” được đặt ra, bởi có sự trái chiều giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (chi nhánh Hà Nội) trong kế hoạch tăng vốn này. Mặc khác, sự kiện này cũng cho thấy Vietcombank vẫn chưa thể vận động một cách bình thường như các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Vì sao kế hoạch tăng vốn bị từ chối?
Cổ phần hóa Vietcombank là sự kiện nổi bật thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong năm 2007. Đây là một mô hình thí điểm cổ phần hóa, gắn với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các bước thực hiện cụ thể.
Ngày 9/11/2007, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có văn bản số 1693/TTg-ĐMDN về việc lựa chọn đối tác chiến lược của Vietcombank, trong đó có một số nội dung đáng chú ý: thứ nhất, việc bán cổ phần lần đầu của Vietcombank thực hiện trong năm 2007; thứ hai, việc công bố giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 109/QĐ-CP này 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Theo đó, Chính phủ đã chỉ rõ việc chọn đối tác chiến lược của Vietcombank được thực hiện theo Nghị định 109. Tuy nhiên, không hiểu sao Công văn 2307 ngày 16/12/2009 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội truyền đạt nội dung văn bản số 9798/NHNN-TTGSNH ngày 11/12/2009 của Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc tăng vốn của ngân hàng này trong khi chưa bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là không phù hợp với nội dung cổ phần hóa giai đoạn I tại Khoản 6 Điều I Quyết định 1289 (ban hành ngày 26/9/2007).
Với lý do trên, Văn bản số 2307 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội yêu cầu Vietcombank khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để hoàn thành việc bán cổ phần theo giai đoạn I theo Quyết định 1289.
Việc từ chối trên làm nảy sinh một số vấn đề cần xem xét lại.
Thứ nhất, liệu việc xác định các văn bản chỉ đạo cổ phần hóa Vietcombank và việc tham mưu, vận dụng của Ngân hàng Nhà nước trong xét duyệt kế hoạch tăng vốn có hợp lý?
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có đại diện thành viên Hội đồng Quản trị tại Vietcombank nhưng đại diện này đã thực sự phát huy vai trò của mình để yêu cầu xin tăng vốn điều lệ của Vietcombank bị “tuýt còi” bẽ bàng như vậy?
Thứ ba, Bộ Tài chính thì đồng ý còn Ngân hàng Nhà nước “tuýt còi”. Sự trái chiều trong ý kiến của hai cơ quan quản lý về kế hoạch tăng vốn của Vietcombank cần được hiểu như thế nào? Phía sau câu hỏi này vẫn là câu hỏi cũ: “Ai quản lý vốn Nhà nước tại Vietcombank?”. Và liệu Chính phủ sẽ là người quyết định cuối cùng?
Vietcombank chỉ muốn được… bình thường?
Trong câu chuyện này, một số cổ đông của Vietcombank cho rằng những vướng mắc thời gian qua chủ yếu là do “di chứng” của yêu cầu thí điểm cổ phần hóa; trong khi đó họ muốn đây là một ngân hàng thương mại cổ phần bình thường sau khi đã chuyển đổi mô hình, được tăng vốn đáp ứng yêu cầu phát triển và đảm bảo lợi ích các cổ đông như các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, trước hết ngân hàng này phải tìm và chọn cho được đối tác chiến lược, để mô hình cổ phần hóa thí điểm trọn vẹn.
Suốt từ năm 2008 và 2009, Vietcombank trải qua hàng chục cuộc họp bàn, đàm phán… để xúc tiến việc lựa chọn và chốt lại yêu cầu có nhà đầu tư chiến lược. Bản thân lãnh đạo Vietcombank nhiều lần bày tỏ mong muốn đẩy nhanh và thực hiện thành công yêu cầu này. Nhưng đến nay kết quả cuối cùng vẫn chưa được xác định. Có nhiều khó khăn và nguyên do ở đây lại là một câu chuyện khác. Nhưng nếu khó khăn này tiếp tục kéo dài, kế hoạch tăng vốn của Vietcombank vẫn chưa biết đến bao giờ mới hiện thực, theo như viện dẫn mà Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đưa ra.
Còn thực tế, ngoài yêu cầu phát triển kinh doanh, ngân hàng này cho biết với mức vốn điều lệ hiện nay, Vietcombank đang đứng trước nguy cơ tỷ lệ an toàn vốn (CAR) giảm xuống dưới mốc 8% (mốc định hướng của Ngân hàng Nhà nước, cũng như theo tiêu chuẩn quốc tế).
Một số ý kiến cho rằng Vietcombank là ngân hàng “đặc biệt” vì gắn với yêu cầu thí điểm cổ phần hóa mà Chính phủ đề ra. Nay, sau khi đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình cổ phần, yêu cầu thí điểm đó vẫn đeo đẳng khiến Vietcombank vẫn chưa thể được bình thường như các ngân hàng cổ phần khác. Cổ đông của Vietcombank cũng “khác” với các ngân hàng khác, khi không được hưởng các quyền lợi trong các đợt phát hành thêm…
Mặt khác, có thể thấy trong hai năm gần đây, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều đồng loạt tăng mạnh vốn điều lệ để phát triển kinh doanh. Trong khi đó, sau khi IPO với gần 10.000 tỷ đồng thặng dư mang về cho Nhà nước, Vietcombank vẫn chưa thể tăng vốn.