VietinBank và chính sách cổ tức không tiền mặt
VietinBank dự kiến không chia cổ tức bằng tiền mặt mà bằng cổ phiếu, nhằm tăng thêm vốn điều lệ
VietinBank đặt mục tiêu đưa vốn điều lệ từ mức 20.230 tỷ đồng lên 30.845 nghìn tỷ đồng trong năm nay. Việc tăng vốn đặt ra những thách thức không nhỏ trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn và áp lực lợi nhuận do chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2012 chỉ 17% so với 23% của 2011.
Ngày 28/2, VietinBank tiến hành đại hội cổ đông thường niên, thông qua một số kế hoạch hoạt động, trong đó có việc tăng vốn điều lệ và tiếp tục mời gọi những cổ đông chiến lược mới.
Thách thức tăng vốn
Với mức vốn điều lệ tăng thêm 10.615 tỷ đồng, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu đó khó trở thành hiện thực. Tuy nhiên, theo ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank, đây là kế hoạch mà ngân hàng đã hoàn toàn “liệu cơm, gắp mắm”.
Theo đó, sau đại hội cổ đông, vốn điều lệ sẽ được nâng thêm 5.988 tỷ đồng, đạt 26.218 tỷ đồng, từ nguồn thặng dư bán cổ phần 9,6% và cổ tức 20% năm 2011 (cổ tức không chia bằng tiền mặt, chia bằng cổ phiếu).
Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 80% vốn điều lệ tại VietinBank, cổ đông trong và ngoài nước nắm giữ 10% và Công ty Tài chính quốc tế IFC và Quỹ IFC nắm giữ 10%.
Cũng trong năm nay, ngân hàng có kế hoạch chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ 15%, tương đương 4.627 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ lên 30.845 tỷ đồng. Lúc đó, Nhà nước chỉ nắm giữ 68% và VietinBank sẽ có hai cổ đông là nhà đầu tư tài chính nước ngoài.
Chưa dừng lại ở đây, theo ông Hùng, trong năm 2012, VietinBank phấn đấu đạt tỷ lệ cổ tức 16% với tổng số tiền khoảng 5 nghìn tỷ đồng. Số tiền này sẽ được đưa vào vốn điều lệ và từ nay đến 2015, VietinBank dự kiến không chia cổ tức bằng tiền mặt mà bằng cổ phiếu, nhằm tăng thêm vốn điều lệ, để phù hợp với định hướng mở rộng quy mô hoạt động và tổng tài sản.
“Muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh hiệu quả, phải tăng quy mô hoạt động cũng như tổng tài sản; kéo theo đó, buộc phải tăng vốn. Tổng tài sản lên tới 50 tỷ USD mà chỉ số CAR khoảng 10% thì vốn điều lệ ít nhất cũng 3,5 - 4 tỷ USD. Theo nguyên tắc Basel II, hệ số CAR phải đảm bảo mức 10%”, ông Hùng nói.
Trên thực tế, tổng tài sản của VietinBank đến hết năm 2011 đạt 460 nghìn tỷ đồng, kế hoạch đến hết năm 2012 là 550 nghìn tỷ đồng, tương đương 27 tỷ USD và mục tiêu đến cuối 2015 sẽ đạt 50 tỷ USD.
Áp lực lợi nhuận
Thách thức thứ hai, 2012 được coi là năm rất khó khăn của thị trường tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước chưa từ bỏ chính sách thắt chặt tiền tệ, toàn hệ thống phải tiến hành tái cơ cấu; sức sản xuất của doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi; trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng này đặt ra tương đối cao, ở mức 9.000 tỷ đồng so với 8.392 tỷ đồng thực hiện năm 2011, ước tăng 7,2%.
Liệu kế hoạch lợi nhuận đó có khả thi khi mà năm 2011, tăng trưởng tín dụng của VietinBank lên tới 23%, trong khi năm 2012, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép VietinBank tăng trưởng 17%?
“Để đạt được con số lợi nhuận này, đầu tiên, chúng tôi phải kiểm soát thật chặt chẽ chi phí và quản trị rủi ro tốt. Làm được đồng nào, mất đồng đó thì lấy đâu lợi nhuận!”, ông Hùng nói. Đơn cử, trong năm 2012, VietinBank sẽ áp dụng cơ chế “lương cứng”, “lương mềm”, định vị mức lương cho từng vị trí theo đúng chuẩn mực quốc tế. Cho phép người lao động chọn mức lương, nếu chọn mức cao mà không làm được thì phải xuống ngay; cùng đó, những lao động đạt năng suất, chất lựong cao, sẽ áp dụng cơ chế thưởng kịp thời.
Thứ hai, siết lại toàn bộ quy chế quản lý nghiệp vụ, quản trị rủi ro, cấu trúc lại nguồn nhân lực và củng cố bộ máy hoạt động. Từ tháng 1/2012 trở đi, VietinBank thực hiện tách bạch giữa bộ phận bán hàng và bộ phận thẩm định hồ sơ, quyết định tín dụng tại 17 chi nhánh khu vực Hà Nội. Với cách làm này, sẽ thiết lập thành công cơ chế kiểm tra chéo, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh từ các chi nhánh như trước đây.
Thứ ba, từ quý 4/2012 trở đi, VietinBank sẽ rút toàn bộ quyền năng phê chuẩn hạn mức cho vay của chi nhánh xuống dưới 10 tỷ đồng; còn từ 10 tỷ trở lên phải đưa về hội sở quyết định. Trên thực tế, quản trị tập trung, kiểm soát tập trung là yếu tố then chốt ngăn chặn sai trái, tiêu cực phát sinh ở các chi nhánh và mô hình này đã được áp dụng thành công ở một số ít ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ tư, do thực tế thị trường được dự báo tiếp tục khó khăn, nên ngay từ đầu năm 2012, ngân hàng này đã có những điều chỉnh về chiến lược kinh doanh, trong đó là những định hướng mới đối với hoạt động đầu tư.
Cụ thể, VietinBank đang cơ cấu lại danh mục đầu tư như: các công trình trọng điểm nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình. Gần đây nhất, VietinBank đã đấu thầu thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài chính bảo lãnh, với lãi suất 11,8%/năm. Hiện tại, lượng vốn của VietinBank vẫn trong nhóm dư dật hàng đầu của hệ thống, cùng với xu hướng lãi suất sẽ được điều hành theo hướng giảm dần và việc khống chế tăng trưởng tín dụng thì đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là giải pháp được coi là an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, hiện tại Chính phủ đang triển khai dự án Lọc dầu Nghi Sơn có tổng mức đầu tư 6 tỷ USD, Nhật Bản đầu tư 5 tỷ USD, đối ứng trong nước 1 tỷ USD. VietinBank sẽ cân đối nguồn vốn khoảng 500 - 600 triệu USD để đầu tư vào dự án này.
Ngày 28/2, VietinBank tiến hành đại hội cổ đông thường niên, thông qua một số kế hoạch hoạt động, trong đó có việc tăng vốn điều lệ và tiếp tục mời gọi những cổ đông chiến lược mới.
Thách thức tăng vốn
Với mức vốn điều lệ tăng thêm 10.615 tỷ đồng, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu đó khó trở thành hiện thực. Tuy nhiên, theo ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank, đây là kế hoạch mà ngân hàng đã hoàn toàn “liệu cơm, gắp mắm”.
Theo đó, sau đại hội cổ đông, vốn điều lệ sẽ được nâng thêm 5.988 tỷ đồng, đạt 26.218 tỷ đồng, từ nguồn thặng dư bán cổ phần 9,6% và cổ tức 20% năm 2011 (cổ tức không chia bằng tiền mặt, chia bằng cổ phiếu).
Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 80% vốn điều lệ tại VietinBank, cổ đông trong và ngoài nước nắm giữ 10% và Công ty Tài chính quốc tế IFC và Quỹ IFC nắm giữ 10%.
Cũng trong năm nay, ngân hàng có kế hoạch chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ 15%, tương đương 4.627 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ lên 30.845 tỷ đồng. Lúc đó, Nhà nước chỉ nắm giữ 68% và VietinBank sẽ có hai cổ đông là nhà đầu tư tài chính nước ngoài.
Chưa dừng lại ở đây, theo ông Hùng, trong năm 2012, VietinBank phấn đấu đạt tỷ lệ cổ tức 16% với tổng số tiền khoảng 5 nghìn tỷ đồng. Số tiền này sẽ được đưa vào vốn điều lệ và từ nay đến 2015, VietinBank dự kiến không chia cổ tức bằng tiền mặt mà bằng cổ phiếu, nhằm tăng thêm vốn điều lệ, để phù hợp với định hướng mở rộng quy mô hoạt động và tổng tài sản.
“Muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh hiệu quả, phải tăng quy mô hoạt động cũng như tổng tài sản; kéo theo đó, buộc phải tăng vốn. Tổng tài sản lên tới 50 tỷ USD mà chỉ số CAR khoảng 10% thì vốn điều lệ ít nhất cũng 3,5 - 4 tỷ USD. Theo nguyên tắc Basel II, hệ số CAR phải đảm bảo mức 10%”, ông Hùng nói.
Trên thực tế, tổng tài sản của VietinBank đến hết năm 2011 đạt 460 nghìn tỷ đồng, kế hoạch đến hết năm 2012 là 550 nghìn tỷ đồng, tương đương 27 tỷ USD và mục tiêu đến cuối 2015 sẽ đạt 50 tỷ USD.
Áp lực lợi nhuận
Thách thức thứ hai, 2012 được coi là năm rất khó khăn của thị trường tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước chưa từ bỏ chính sách thắt chặt tiền tệ, toàn hệ thống phải tiến hành tái cơ cấu; sức sản xuất của doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi; trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng này đặt ra tương đối cao, ở mức 9.000 tỷ đồng so với 8.392 tỷ đồng thực hiện năm 2011, ước tăng 7,2%.
Liệu kế hoạch lợi nhuận đó có khả thi khi mà năm 2011, tăng trưởng tín dụng của VietinBank lên tới 23%, trong khi năm 2012, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép VietinBank tăng trưởng 17%?
“Để đạt được con số lợi nhuận này, đầu tiên, chúng tôi phải kiểm soát thật chặt chẽ chi phí và quản trị rủi ro tốt. Làm được đồng nào, mất đồng đó thì lấy đâu lợi nhuận!”, ông Hùng nói. Đơn cử, trong năm 2012, VietinBank sẽ áp dụng cơ chế “lương cứng”, “lương mềm”, định vị mức lương cho từng vị trí theo đúng chuẩn mực quốc tế. Cho phép người lao động chọn mức lương, nếu chọn mức cao mà không làm được thì phải xuống ngay; cùng đó, những lao động đạt năng suất, chất lựong cao, sẽ áp dụng cơ chế thưởng kịp thời.
Thứ hai, siết lại toàn bộ quy chế quản lý nghiệp vụ, quản trị rủi ro, cấu trúc lại nguồn nhân lực và củng cố bộ máy hoạt động. Từ tháng 1/2012 trở đi, VietinBank thực hiện tách bạch giữa bộ phận bán hàng và bộ phận thẩm định hồ sơ, quyết định tín dụng tại 17 chi nhánh khu vực Hà Nội. Với cách làm này, sẽ thiết lập thành công cơ chế kiểm tra chéo, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh từ các chi nhánh như trước đây.
Thứ ba, từ quý 4/2012 trở đi, VietinBank sẽ rút toàn bộ quyền năng phê chuẩn hạn mức cho vay của chi nhánh xuống dưới 10 tỷ đồng; còn từ 10 tỷ trở lên phải đưa về hội sở quyết định. Trên thực tế, quản trị tập trung, kiểm soát tập trung là yếu tố then chốt ngăn chặn sai trái, tiêu cực phát sinh ở các chi nhánh và mô hình này đã được áp dụng thành công ở một số ít ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ tư, do thực tế thị trường được dự báo tiếp tục khó khăn, nên ngay từ đầu năm 2012, ngân hàng này đã có những điều chỉnh về chiến lược kinh doanh, trong đó là những định hướng mới đối với hoạt động đầu tư.
Cụ thể, VietinBank đang cơ cấu lại danh mục đầu tư như: các công trình trọng điểm nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình. Gần đây nhất, VietinBank đã đấu thầu thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài chính bảo lãnh, với lãi suất 11,8%/năm. Hiện tại, lượng vốn của VietinBank vẫn trong nhóm dư dật hàng đầu của hệ thống, cùng với xu hướng lãi suất sẽ được điều hành theo hướng giảm dần và việc khống chế tăng trưởng tín dụng thì đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là giải pháp được coi là an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, hiện tại Chính phủ đang triển khai dự án Lọc dầu Nghi Sơn có tổng mức đầu tư 6 tỷ USD, Nhật Bản đầu tư 5 tỷ USD, đối ứng trong nước 1 tỷ USD. VietinBank sẽ cân đối nguồn vốn khoảng 500 - 600 triệu USD để đầu tư vào dự án này.